Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 25 (có đáp án): Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 25-26 (có đáp án): Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn (phần 1)
-
1492 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
12/07/2024Một tổ chức sinh học được gọi là đơn vị tiến hóa cơ sở khi thỏa mãn những điều kiện nào sau đây?
(1) Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.
(2) Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.
(3) Tồn tại thực trong tự nhiên.
(4) Có tính toàn vẹn về sinh sản và di truyền.
Đáp án: D
Câu 2:
21/11/2024Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa là?
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa là biến dị cá thể
*Tìm hiểu thêm: "Cơ chế tiến hóa"
- Trong quần thể tự nhiên đã tồn tại sẵn những biến dị.
- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể nào có biến dị di truyền thích nghi tốt hơn thì khả năng sống sót và sinh sản cao hơn các cá thể khác, làm cho số lượng các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng. Ngược lại, những cá thể nào có những biến dị không thích nghi thì ngày một giảm.
→ Cơ chế tiến hóa chính là chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
Câu 3:
16/12/2024Khi nói về học thuyết tiến hóa của Đacuyn, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Khi nói về học thuyết tiến hóa của Đacuyn, phát biểu không đúng là để giải thích về nguồn gốc các loài, theo Đacuyn nhân tố tiến hóa quan trọng nhất là biến dị cá thể.
*Tìm hiểu thêm: "Quan điểm của Đacuyn về sự hình thành loài hươu cao cổ"
- Trong quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu đã có sẵn những biến dị làm cho cổ chúng dài hơn bình thường.
- Khi môi trường sống thay đổi (chỉ còn lá cây ở trên cao), những biến dị này trở nên có lợi vì giúp nó ăn được những lá cây trên cao. Những cá thể có biến dị cổ dài sẽ có sức sống cao hơn và sinh sản mạnh hơn, càng ngày số lượng hươu cổ dài càng tăng trong quần thể. Trong khi đó các cá thể có cổ ngắn do thiếu thức ăn sẽ bị chết.
- Qua nhiều thế hệ kế tiếp, quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu trở thành quần thể hươu cổ dài.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
Câu 4:
14/07/2024Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có bao nhiêu nhận định sau đây là không đúng?
(1) Đột biến làm phát sinh các alen mới cung cấp nguồn biến dị sơ cấp.
(2) Biến dị cá thể phát sinh trong sinh sản là nguồn biến dị chủ yếu.
(3) Sự tổ hợp các alen qua giao phối tạo nguồn biến dị thứ cấp.
(4) Sự di truyền của các giao tử hay cá thể từ quần thể khác đến đã bổ sung nguồn biến dị cho quần thể.
Đáp án: C
Giải thích: Nhận định sai: 2
Câu 5:
23/07/2024Những nội dung nào dưới đây là những nội dung mà thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển dựa trên cơ sở về CLTN của Đacuyn?
(1) CLTN không tác động tới từng gen riêng rẽ mà tác động tới toàn bộ kiểu gen.
(2) CLTN không chỉ tác động tới từng cá thể riêng rẽ mà tác động tới toàn bộ quần thể.
(3) CLTN dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.
(4) Làm rõ vai trò của CLTN theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.
Đáp án: D
Câu 6:
11/12/2024Theo quan điểm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về CLTN?
Đáp án đúng là : B
- Theo quan điểm hiện đại, Vai trò của CLTN là quy định nhịp điệu và chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa.
+ Chọn lọc tự nhiên định hướng quá trình tiến hóa:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, CLTN là nhân tố chính quy định sự thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể qua các thế hệ.
CLTN giữ vai trò định hướng bằng cách tăng tần số các alen hoặc kiểu gen có lợi cho sự thích nghi với môi trường, đồng thời làm giảm hoặc loại bỏ các alen hoặc kiểu gen bất lợi.
Do đó, CLTN quy định chiều hướng tiến hóa của quần thể.
+ Quy định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen:
Nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể phụ thuộc vào cường độ chọn lọc, mức độ thích nghi của kiểu gen, và các yếu tố môi trường.
Trong điều kiện áp lực CLTN mạnh, sự biến đổi diễn ra nhanh hơn, trong khi áp lực yếu hoặc môi trường ổn định có thể khiến sự biến đổi chậm lại.
+ Ví dụ minh họa:
Ở bướm Biston betularia, khi môi trường bị ô nhiễm (thân cây tối màu), CLTN ưu tiên kiểu gen tạo màu đen, dẫn đến sự gia tăng tần số kiểu gen này. Khi môi trường trong sạch trở lại, CLTN lại ưu tiên kiểu gen tạo màu sáng, làm thay đổi tần số kiểu gen trong quần thể.
Đây là minh chứng cho việc CLTN vừa định hướng vừa quyết định nhịp điệu thay đổi kiểu gen.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Mở rộng:
HỌC THUYẾT TIẾN HÓA ĐACUYN
1. Quan điểm của Đacuyn về sự hình thành loài hươu cao cổ
Cơ chế hình thành loài hươu cao cổ theo Đacuyn
- Trong quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu đã có sẵn những biến dị làm cho cổ chúng dài hơn bình thường.
- Khi môi trường sống thay đổi (chỉ còn lá cây ở trên cao), những biến dị này trở nên có lợi vì giúp nó ăn được những lá cây trên cao. Những cá thể có biến dị cổ dài sẽ có sức sống cao hơn và sinh sản mạnh hơn, càng ngày số lượng hươu cổ dài càng tăng trong quần thể. Trong khi đó các cá thể có cổ ngắn do thiếu thức ăn sẽ bị chết.
- Qua nhiều thế hệ kế tiếp, quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu trở thành quần thể hươu cổ dài.
2. Nguyên nhân tiến hóa
- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.
3. Cơ chế tiến hóa
- Trong quần thể tự nhiên đã tồn tại sẵn những biến dị.
- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể nào có biến dị di truyền thích nghi tốt hơn thì khả năng sống sót và sinh sản cao hơn các cá thể khác, làm cho số lượng các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng. Ngược lại, những cá thể nào có những biến dị không thích nghi thì ngày một giảm.
→ Cơ chế tiến hóa chính là chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể
4. Kết quả tiến hóa
- Loài mới được hình thành dần dần, liên tục dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng từ một tổ tiên chung.
- Trong quá trình tiến hóa, có nhiều loài đã bị tuyệt chủng.
5. Ưu điểm
- Đacuyn là người đầu tiên sử dụng khái niệm biến dị cá thể (là biến dị phát sinh trong quá trìn sinh sản, di truyền được và là nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa).
- Phát hiện cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi và loài mới là do chọn lọc tự nhiên. Khi môi trường thay đổi, chọn lọc tự nhiên sẽ chọn lọc những dạng thích nghi với môi trường sống.
- Thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài, chứng minh sinh giới ngày nay đều có quan hệ về nguồn gốc với những biến đổi từ tổ tiên chung.
6. Hạn chế
- Chưa phân biệt được các loại biến dị.
- Chưa hiểu rõ được nguyên nhân và cơ chế phát sinh các biến dị.
- Chưa đánh giá được chính xác vai trò của tác động ngoại cảnh và chọn lọc tự nhiên.
7. Quá trình chọn lọc nhân tạo
- Con người chủ động chọn ra những cá thể có các biến dị mà mình mong muốn rồi cho chúng giao phối với nhau để tạo nên giống mới và loại đi những cá thể có các biến dị không mong muốn.
- Phân biệt chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo:
Loại CL
Tiêu chí |
Chọn lọc tự nhiên (CLTN)
|
Chọn lọc nhân tạo (CLNT)
|
Động lực |
- Đấu tranh sinh tồn. |
- Nhu cầu kinh tế và thị hiếu phức tạp và luôn thay đổi của con người. |
Cơ chế |
- Những biến dị có lợi cho sinh vật được CLTN giữ lại, những biến dị có hại cho sinh vật được CLTN đào thải → Tác động của CLTN đã phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. |
- Những biến dị có lợi cho con người được con người giữ lại, những biến dị có hại cho con người bị con người đào thải. |
Kết quả |
- Hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới. |
- Hình thành nên các giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với nhu cầu con người. |
Xem thêm các bài viết liên quan.chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
Câu 9:
02/01/2025Trong các phát biểu về CLTN dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng theo quan điểm tiến hóa hiện đại?
(1) CLTN làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) CLTN khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
(3) CLTN không tác động lên từng cá thể mà tác động lên cả quần thể.
(4) CLTN chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(5) Phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể theo hướng thích nghi.
Đáp án đúng là : D
- Có 2 Phát biểu không đúng theo quan điểm tiến hóa hiện đại.
+ (1) Sai:Chọn lọc tự nhiên (CLTN) không tạo ra alen mới hay kiểu gen mới, mà chỉ chọn lọc các alen và kiểu gen sẵn có. Alen mới xuất hiện nhờ đột biến, tái tổ hợp, hoặc các cơ chế khác.
+ (2) Đúng:Vì alen lặn có thể tồn tại ở trạng thái dị hợp tử (không biểu hiện tác hại), nên CLTN không thể loại bỏ hoàn toàn.
+(3) sai: CLTN tác động trực tiếp lên từng cá thể dựa trên sự thích nghi của chúng, nhưng hiệu quả được thể hiện qua sự thay đổi tần số alen trong quần thể.
+(4) đúng:Vì alen trội biểu hiện ngay ở kiểu hình, nên tác động của CLTN lên alen trội nhanh hơn so với alen lặn.
+(5) đúng: Đây là bản chất của CLTN theo quan điểm tiến hóa hiện đại.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Mở rộng:
I. QUAN NIỆM TIẾN HÓA VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓA
- Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (tiến hóa tổng hợp) là sự kết hợp cơ chế tiến hóa bằng CLTN của thuyết tiến hóa Đacuyn với thành tựu của di truyền học đặc biệt là di truyền học quần thể.
1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn
Tiêu chí |
Tiến hóa nhỏ |
Tiến hóa lớn |
Định nghĩa |
- Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. |
- Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành. |
Quy mô |
Phạm vi phân bố tương đối hẹp. |
Quy mô rộng lớn. |
Thời gian |
Thời gian lịch sử tương đối ngắn. |
Thời gian địa chất rất dài. |
Phương thức nghiên cứu |
Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. |
Thường chỉ được nghiên cứu gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học. |
Kết quả |
Hình thành loài mới. |
Hình thành các nhóm phân loại trên loài. |
2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể
- Tiến hóa sẽ không thể xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
- Các biến dị di truyền gồm:
+ Đột biến (nguyên liệu sơ cấp).
+ Biến dị tổ hợp (nguyên liệu thứ cấp).
+ Sự di nhập gen từ quần thể khác vào do sự di chuyển của các cá thể hoặc phát tán giao tử (nhập gen).
II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
- Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Có 5 nhân tố tiến hóa: đột biến, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
1. Đột biến
a. Khái niệm
- Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), có thể dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.
b. Vai trò của đột biến đối với tiến hóa
- Đột biến là nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể:
+ Đột biến gen làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp, vô hướng vì tần số đột biến gen của từng lôcut gen thường rất nhỏ (10-6 – 10-4), nhưng mỗi sinh vật có rất nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể, nên đột biến sẽ rất quan trọng đối với sự tiến hoá vì nó cung cấp nguồn biến dị di truyền là các đột biến gen – nguyên liệu tiến hóa sơ cấp và chủ yếu của chọn lọc tự nhiên.
+ Đột biến gen tạo ra các alen mới → Luôn làm phong phú vốn gen của quần thể.
- Đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên vì:
+ Phần lớn các đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên nếu gen đột biến lặn cũng không biểu hiện ra ngay kiểu hình.
+ Qua giao phối sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp khiến cho alen có hại có thể nằm trong tổ hợp gen vô hại, trong môi trường mới có thể đột biến lại trở nên có sức sống và thích nghi cao hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Câu 11:
21/07/2024CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên một quần thể sinh vật nhân thực vì?
Đáp án: D
Câu 12:
12/07/2024Các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định là:
(1) Đột biến. (2) Giao phối không ngẫu nhiên.
(3) CLTN. (4) Yếu tố ngẫu nhiên. (5) Di – nhập gen.
Đáp án: D
Câu 13:
05/09/2024Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì?
Đáp án đúng là: A
- Nhân tố tiến hóa cơ bản là những nhân tố có khả năng làm thay đổi tần số alen hoặc thành phần kiểu gen hoặc vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
- Giao phối ngẫu nhiên chưa được coi là nhân tố tiến hóa cơ bản vì quần thể giao phối ngẫu nhiên có sự ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen; tạo trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể.
A đúng.
* Tìm hiểu "CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ"
- Các nhân tố làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể được gọi là các nhân tố tiến hoá.
- Khi tần số allele bị thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi tần số của các kiểu gene trong quần thể. Tuy nhiên, có nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi tần số kiểu gene nhưng không làm thay đổi tần số allele của quần thể.
- Các nhân tố tiến hoá bao gồm: đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
1. Đột biến
- Đột biến gene làm xuất hiện các allele mới hoặc biến allele này thành allele khác, từ đó làm thay đổi tần số allele của quần thể.
- Tần số đột biến tự phát thường rất thấp nên không làm thay đổi đáng kể tần số allele của quần thể.
- Tuy nhiên, mỗi cá thể có rất nhiều gene và số lượng cá thể trong một quần thể khá lớn nên đột biến có vai trò làm phong phú vốn gene của quần thể, tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
2. Phiêu bạt di truyền
- Phiêu bạt di truyền là quá trình thay đổi tần số allele của quần thể, gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
- Yếu tố ngẫu nhiên có thể là các yếu tố môi trường, bão tố, lũ lụt, hoả hoạn,... làm chết các cá thể, bất kể chúng mang các gene có lợi hay có hại.
- Phiêu bạt di truyền thường làm biến mất một loại allele nào đó khỏi quần thể bất kể allele đó là có lợi, có hại hay trung tính dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele càng mạnh.
- Trong tự nhiên, phiêu bạt di truyền làm thay đổi tần số allele của quần thể khi một số ít cá thể phát tán đi nơi khác thành lập nên quần thể mới, hoặc quần thể bị các yếu tố thiên tai làm chết hàng loạt cá thể và chỉ còn một số ít sống sót tạo nên quần thể mới.
3. Dòng gene
- Dòng gene (di – nhập gene) là sự di chuyển các allele vào hoặc ra khỏi quần thể thông qua sự di chuyển của các cá thể hữu thụ hoặc các giao tử của chúng.
- Dòng gene làm thay đổi tần số allele của quần thể không theo một hướng xác định.
- Mức độ thay đổi tần số allele của quần thể bởi dòng gene phụ thuộc vào sự chênh lệch tần số allele giữa quần thể cho và quần thể nhận. Sự chênh lệch càng lớn thì sự thay đổi tần số allele càng mạnh.
- Ngoài ra, sự thay đổi tần số allele bởi dòng gene còn phụ thuộc vào hệ số nhập cư (m) là lớn hay nhỏ.
+ Hệ số nhập cư là tỉ số giữa số cá thể nhập vào quần thể nhận trên tổng số các cá thể của quần thể nhận sau khi nhập cư.
+ Hệ số nhập cư càng lớn thì tần số allele của quần thể nhận thay đổi càng mạnh.
- Dòng gene có thể làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể khi đưa thêm allele mới vào quần thể.
4. Chọn lọc tự nhiên
- Dưới góc độ của thuyết tiến hoá tổng hợp, chọn lọc tự nhiên là quá trình làm tăng dần tần số allele và tần số kiểu gene quy định đặc điểm thích nghi trong quần thể, đồng thời làm giảm dần tần số allele và tần số các kiểu gene quy định các đặc điểm không thích nghi.
- Các yếu tố của môi trường (tác nhân gây ra chọn lọc) tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gene của cá thể trong quần thể.
- Mức độ thay đổi tần số allele bởi chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào loại allele và áp lực chọn lọc.
- Chọn lọc tác động lên cá thể có kiểu hình trội sẽ làm thay đổi tần số allele trội nhanh hơn so với tác động lên cá thể có kiểu hình lặn.
- Khi điều kiện môi trường thay đổi càng mạnh (áp lực chọn lọc cao) thì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số allele càng nhanh và ngược lại.
- Chọn lọc tự nhiên thường làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định nên làm giảm sự đa dạng di truyền (nghèo vốn gene) của quần thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
5. Giao phối không ngẫu nhiên
- Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm các kiểu giao phối cận huyết và giao phối có lựa chọn.
- Các kiểu giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số allele nhưng làm thay đổi tần số các kiểu gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp.
- Trong giao phối cận huyết, các cá thể có quan hệ họ hàng càng gần gũi giao phối với nhau thì tần số kiểu gene đồng hợp ở đời sau càng tăng nhanh.
- Vì vậy, giao phối không ngẫu nhiên luôn làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Giải SGK Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
Câu 14:
12/07/2024Theo quan niệm của truyền thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án: D
Câu 15:
23/07/2024Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây là không đúng?
Đáp án: B
Câu 16:
13/07/2024Một tổ chức sinh học được gọi là đơn vị tiến cơ sở khi thỏa mãn những điều kiện nào sau đây?
(1) Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.
(2) Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.
(3) Tồn tại thực trong tự nhiên.
(4) Có tính toàn vẹn về sinh sản và di truyền.
Đáp án: D
Câu 17:
14/07/2024Một tổ chức sinh học được gọi là đơn vị tiến cơ sở khi thỏa mãn những điều kiện nào sau đây?
(1) Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.
(2) Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.
(3) Tồn tại thực trong tự nhiên.
(4) Có tính toàn vẹn về sinh sản và di truyền.
Đáp án: D
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 25-26 (có đáp án): Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn (phần 2)
-
16 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 25-26 (có đáp án): Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn (phần 3)
-
15 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 25 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
-
35 câu hỏi
-
45 phút
-
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa (2909 lượt thi)
- Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (1799 lượt thi)
- Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (1590 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (1575 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 29 (có đáp án): Quá trình hình thành loài (707 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 28 (có đáp án): Loài (588 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 30 (có đáp án):Quá trình hình thành loài (tiếp theo) (314 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 31 (có đáp án): Tiến hóa lớn (308 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 27 (có đáp án): Quá trình hình thành quần thể thích nghi (259 lượt thi)