Câu hỏi:

05/09/2024 3,221

Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây?

A. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.

B. Chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen

Đáp án chính xác

C. Làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

D. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: B

- Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm là chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tẩn số alen.

B đúng.

- Giao phối không ngẫu nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.

A sai.

- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen.

C sai.

- Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các kiểu gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp.

D sai.

* Tìm hiểu "CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ"

- Các nhân tố làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể được gọi là các nhân tố tiến hoá.

- Khi tần số allele bị thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi tần số của các kiểu gene trong quần thể. Tuy nhiên, có nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi tần số kiểu gene nhưng không làm thay đổi tần số allele của quần thể.

- Các nhân tố tiến hoá bao gồm: đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.

1. Đột biến

- Đột biến gene làm xuất hiện các allele mới hoặc biến allele này thành allele khác, từ đó làm thay đổi tần số allele của quần thể.

- Tần số đột biến tự phát thường rất thấp nên không làm thay đổi đáng kể tần số allele của quần thể.

- Tuy nhiên, mỗi cá thể có rất nhiều gene và số lượng cá thể trong một quần thể khá lớn nên đột biến có vai trò làm phong phú vốn gene của quần thể, tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

2. Phiêu bạt di truyền

- Phiêu bạt di truyền là quá trình thay đổi tần số allele của quần thể, gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên.

- Yếu tố ngẫu nhiên có thể là các yếu tố môi trường, bão tố, lũ lụt, hoả hoạn,... làm chết các cá thể, bất kể chúng mang các gene có lợi hay có hại.

- Phiêu bạt di truyền thường làm biến mất một loại allele nào đó khỏi quần thể bất kể allele đó là có lợi, có hại hay trung tính dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele càng mạnh.

- Trong tự nhiên, phiêu bạt di truyền làm thay đổi tần số allele của quần thể khi một số ít cá thể phát tán đi nơi khác thành lập nên quần thể mới, hoặc quần thể bị các yếu tố thiên tai làm chết hàng loạt cá thể và chỉ còn một số ít sống sót tạo nên quần thể mới.

3. Dòng gene

- Dòng gene (di – nhập gene) là sự di chuyển các allele vào hoặc ra khỏi quần thể thông qua sự di chuyển của các cá thể hữu thụ hoặc các giao tử của chúng.

- Dòng gene làm thay đổi tần số allele của quần thể không theo một hướng xác định.

- Mức độ thay đổi tần số allele của quần thể bởi dòng gene phụ thuộc vào sự chênh lệch tần số allele giữa quần thể cho và quần thể nhận. Sự chênh lệch càng lớn thì sự thay đổi tần số allele càng mạnh.

- Ngoài ra, sự thay đổi tần số allele bởi dòng gene còn phụ thuộc vào hệ số nhập cư (m) là lớn hay nhỏ.

+ Hệ số nhập cư là tỉ số giữa số cá thể nhập vào quần thể nhận trên tổng số các cá thể của quần thể nhận sau khi nhập cư.

+ Hệ số nhập cư càng lớn thì tần số allele của quần thể nhận thay đổi càng mạnh.

- Dòng gene có thể làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể khi đưa thêm allele mới vào quần thể.

4. Chọn lọc tự nhiên

- Dưới góc độ của thuyết tiến hoá tổng hợp, chọn lọc tự nhiên là quá trình làm tăng dần tần số allele và tần số kiểu gene quy định đặc điểm thích nghi trong quần thể, đồng thời làm giảm dần tần số allele và tần số các kiểu gene quy định các đặc điểm không thích nghi.

- Các yếu tố của môi trường (tác nhân gây ra chọn lọc) tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gene của cá thể trong quần thể.

- Mức độ thay đổi tần số allele bởi chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào loại allele và áp lực chọn lọc.

- Chọn lọc tác động lên cá thể có kiểu hình trội sẽ làm thay đổi tần số allele trội nhanh hơn so với tác động lên cá thể có kiểu hình lặn.

- Khi điều kiện môi trường thay đổi càng mạnh (áp lực chọn lọc cao) thì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số allele càng nhanh và ngược lại.

- Chọn lọc tự nhiên thường làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định nên làm giảm sự đa dạng di truyền (nghèo vốn gene) của quần thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.

5. Giao phối không ngẫu nhiên

- Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm các kiểu giao phối cận huyết và giao phối có lựa chọn.

- Các kiểu giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số allele nhưng làm thay đổi tần số các kiểu gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp.

- Trong giao phối cận huyết, các cá thể có quan hệ họ hàng càng gần gũi giao phối với nhau thì tần số kiểu gene đồng hợp ở đời sau càng tăng nhanh.

- Vì vậy, giao phối không ngẫu nhiên luôn làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Giải SGK Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khi nói về di - nhập gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mói làm phong phú vốn gen của quần thể.

II. Kết quả của di - nhập gen là luôn dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

III. Nếu số lượng cá thể nhập cư bằng số lượng cá thể xuất cư thì chắc chắn không làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

IV. Hiện tượng xuất cư chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Xem đáp án » 21/07/2024 532

Câu 2:

Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?

Xem đáp án » 21/07/2024 415

Câu 3:

Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:

Xem đáp án » 21/07/2024 296

Câu 4:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại:

Xem đáp án » 05/08/2024 292

Câu 5:

Đóng góp quan trọng của Đacuyn là

Xem đáp án » 23/07/2024 275

Câu 6:

Theo học thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về CLTN

Xem đáp án » 21/07/2024 264

Câu 7:

Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau; một loài xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia xoắn theo chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là hiện tượng?

Xem đáp án » 15/07/2024 232

Câu 8:

Trong các bằng chứng tiến hoá dưới đây, bằng chứng nào khác nhóm so với các bằng chứng còn lại

Xem đáp án » 15/07/2024 212

Câu 9:

Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là

Xem đáp án » 19/07/2024 209

Câu 10:

Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, đại nào sau đây xuất hiện trước đại Nguyên sinh ?

Xem đáp án » 22/07/2024 209

Câu 11:

Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?

Xem đáp án » 15/11/2024 203

Câu 12:

Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là?

Xem đáp án » 22/07/2024 203

Câu 13:

Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây ?

Xem đáp án » 23/07/2024 200

Câu 14:

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở đại nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 193

Câu 15:

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây đúng ?

Xem đáp án » 18/07/2024 192

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »