Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 (có đáp án): Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 35 (có đáp án): Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (phần 1)
-
1751 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái
Đáp án: C
Câu 4:
01/08/2024Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
Đáp án đúng là: C
- Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. Ví dụ: Các loài động vật, thực vật, côn trùng, vi sinh vật, con người,…
C đúng.
- Các ý còn lại chỉ là một phần của nhân tố sinh thái hữu sinh nhưng chưa đầy đủ.
A, B, D sai.
* Tìm hiểu về môi trường sống và các nhân tố sinh thái
1. Môi trường sống
a. Khái niệm
- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp, hoặc qua lại với sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của sinh vật.
b. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật
- Môi trường nước: Gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các sinh vật thủy sinh. Ví dụ: Tôm, cá, cây bèo tây,…
- Môi trường trên cạn: Gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất. Ví dụ: Các loài chó, mèo, lợn, cây bàng,…
- Môi trường đất: Gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật sống dưới đất. Ví dụ: giun đất, dế,…
- Môi trường sinh vật: Gồm thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác nhau như sinh vật kí sinh, cộng sinh. Ví dụ: Trong đường ruột của con người, có vi khuẩn E.coli → Con người chính là môi trường sống của vi khuẩn E.coli.
2. Nhân tố sinh thái
a. Khái niệm
- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
- Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
- Quan hệ giữa sinh vật và môi trường là mối quan hệ qua lại: Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
b. Các nhóm nhân tố sinh thái
Gồm 2 nhóm: nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Nhân tố sinh thái vô sinh: Là tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường quanh sinh vật. Ví dụ: Ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí,...
- Nhân tố sinh thái hữu sinh: Là thế giới hữu cơ của môi trường và là mối quan hệ giữa sinh vật này (hoặc một nhóm sinh vật) với sinh vật khác (hoặc một nhóm sinh vật) sống xung quanh. Ví dụ: Các loài động vật, thực vật, côn trùng, vi sinh vật, con người,…
- Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Giải SGK Sinh học 12 Bài 23: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Câu 5:
22/07/2024Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
Đáp án : A
Giải thích : Những nhân tố khi tác động đến quần thể sinh vật là nhân tố hữu sinh
Câu 7:
23/07/2024Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
Đáp án: A
Câu 8:
30/12/2024Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
*Tìm hiểu thêm: "Giới hạn sinh thái"
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.
- Giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu đối với hoạt động sống của sinh vật.
+ Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố sinh trưởng ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố sinh trưởng gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.
+ Giới hạn dưới: là khoảng giá trị thấp nhất mà dưới giới hạn đó sinh vật sẽ chết.
+ Giới hạn trên: là khoảng giá trị cao nhất mà trên giới hạn đó sinh vật sẽ chết.
- Ví dụ: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi: Cá rô phi có giới hạn sinh thái từ 5,6 – 42oC; giới hạn dưới: 5,6oC; giới hạn trên: 42oC; khoảng nhiệt thuận lợi cho cá rô phi sinh trưởng và phát triển: 20 – 30 oC.
- Mỗi loài có giới hạn sinh thái khác nhau, có loài có giới hạn sinh thái rộng, có loài có giới hạn sinh thái hẹp. Sinh vật có giới hạn sinh thái càng rộng thì khả năng phân bố càng rộng.
- Mỗi giai đoạn phát triển của cơ thể sinh vật khác nhau thì giới hạn sinh trưởng cũng thay đổi khác nhau.
Câu 9:
19/07/2024Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố
Đáp án: B
Câu 10:
20/07/2024Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố
Đáp án: D
Câu 11:
15/07/2024Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một số nhân tố này nhưng lại hẹp đối với một số nhân tố khác thì chúng thường có vùng phân bố
Đáp án: C
Câu 12:
04/11/2024Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
*Tìm hiểu thêm: "Giới hạn sinh thái"
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.
- Giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu đối với hoạt động sống của sinh vật.
Lý thuyết Môi trường sống và các nhân tố sinh thái | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)
+ Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố sinh trưởng ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố sinh trưởng gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.
+ Giới hạn dưới: là khoảng giá trị thấp nhất mà dưới giới hạn đó sinh vật sẽ chết.
+ Giới hạn trên: là khoảng giá trị cao nhất mà trên giới hạn đó sinh vật sẽ chết.
- Ví dụ: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi: Cá rô phi có giới hạn sinh thái từ 5,6 – 42oC; giới hạn dưới: 5,6oC; giới hạn trên: 42oC; khoảng nhiệt thuận lợi cho cá rô phi sinh trưởng và phát triển: 20 – 30 oC.
- Mỗi loài có giới hạn sinh thái khác nhau, có loài có giới hạn sinh thái rộng, có loài có giới hạn sinh thái hẹp. Sinh vật có giới hạn sinh thái càng rộng thì khả năng phân bố càng rộng.
- Mỗi giai đoạn phát triển của cơ thể sinh vật khác nhau thì giới hạn sinh trưởng cũng thay đổi khác nhau.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 35 (có đáp án): Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (phần 2)
-
19 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 35 (có đáp án): Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (phần 3)
-
19 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 (có đáp án): Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
-
24 câu hỏi
-
35 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 (có đáp án): Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (1750 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 36 (có đáp án): Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể (2275 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 37 (có đáp án): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (1331 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 39 (có đáp án): Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật (1190 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 38 (có đáp án): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) (1100 lượt thi)