Câu hỏi:
04/11/2024 430Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa
A. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi
B. ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
C. trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
D. đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
*Tìm hiểu thêm: "Giới hạn sinh thái"
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.
- Giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu đối với hoạt động sống của sinh vật.
Lý thuyết Môi trường sống và các nhân tố sinh thái | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)
+ Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố sinh trưởng ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố sinh trưởng gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.
+ Giới hạn dưới: là khoảng giá trị thấp nhất mà dưới giới hạn đó sinh vật sẽ chết.
+ Giới hạn trên: là khoảng giá trị cao nhất mà trên giới hạn đó sinh vật sẽ chết.
- Ví dụ: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi: Cá rô phi có giới hạn sinh thái từ 5,6 – 42oC; giới hạn dưới: 5,6oC; giới hạn trên: 42oC; khoảng nhiệt thuận lợi cho cá rô phi sinh trưởng và phát triển: 20 – 30 oC.
- Mỗi loài có giới hạn sinh thái khác nhau, có loài có giới hạn sinh thái rộng, có loài có giới hạn sinh thái hẹp. Sinh vật có giới hạn sinh thái càng rộng thì khả năng phân bố càng rộng.
- Mỗi giai đoạn phát triển của cơ thể sinh vật khác nhau thì giới hạn sinh trưởng cũng thay đổi khác nhau.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố
Câu 2:
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố
Câu 5:
Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
Câu 7:
Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái
Câu 8:
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một số nhân tố này nhưng lại hẹp đối với một số nhân tố khác thì chúng thường có vùng phân bố