Trang chủ Lớp 12 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

  • 850 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 25 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Trong các loại nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nào:

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Các loại nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN là A, T, G, X.U là đơn phân cấu tạo nên ARN không phải đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN.


Câu 2:

20/09/2024

Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

-  Mã di truyền không có tính thoái hóa là 5’AUG3’, 5’UGG3’

Giải thích: AUG là mã mở đầu và UGG mã hóa cho Triptophan là 2 bộ ba duy nhất không có tính thoái hóa. Tức là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axitamin và axitamin đó được mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất.

- Mã di truyền có tính thoái hóa thể hiện ở đặc điểm nhiều bộ ba cùng mang thông tin mã hóa cho một axit amin

- Các đáp án còn lại là mã di truyền có tính thoái hóa 

→ A đúng.B.C,D sai.

* GEN

1. Khái niệm

- Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlitpeptit hay phân tử ARN.

2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

Vùng điều hoà Vùng mã hoá Vùng kết thúc
- Nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc - Có trình tự Nucleotit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể hận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời là trình tự điều hoà. - Nằm ở giữa gen - Mang thông tin mã hoá các axit amin - Vùng mã hoá ở gen của sinh vật nhân sơ là vùng mã hoá liên tục (gen không phân mảnh), ở sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit min với các đoạn không mã hoá axit amin (gen phân mảnh) - Nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc - Mang tín hiệu kết thuc phiên mã.

II. MÃ DI TRUYỀNLý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Giải Sinh học 12 Bài 1: DNA và cơ chế tái bản DNA

 

Câu 3:

23/07/2024

Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là gen.


Câu 4:

22/10/2024

Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện ở chỗ mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

*Tìm hiểu thêm: "MÃ DI TRUYỀN"

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọnXem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

 


Câu 5:

19/08/2024

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Enzyme polimerase chỉ bám vào được đầu 3’OH nên mạch mới được tổng hợp theo chiều 5’-3’.

Phát biểu A sai.

Chọn A.

- Các phát biểu B, C, D đều đúng về đặc điểm khi nhân đôi ADN.

Loại B, C, D.

* Tìm hiểu "Quá trình nhân đôi DNA"

- Tháo xoắn ADN và tạo chạc ba sao chép. Dưới sự tác dụng của các enzim tháo xoắn, thì 2 mạch đơn của ADN phân tách nhau dần tạo nên chạc ba tái bản và để lộ ra hai mạch khuôn. Tại đây thì enzim tháo xoắn chia thành hai loại là gyrase và helicase. Gyraza hay còn có tên gọi khác là topoisomerase mang chức năng làm duỗi thẳng phân tử ADN (chuyển ADN từ cấu trúc mạch xoắn thành ADN có cấu trúc mạch thẳng). Helicase là enzim làm đứt gãy các liên kết hiđrô và tách 2 mạch của phân tử ADN thành 2 mảnh.

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng? (ảnh 1)

- Các mạch ADN được tổng hợp mới. Enzim ADN polymerase sử dụng các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào để tổng hợp 2 mạch bổ sung trên 2 mạch khuôn dựa trên nguyên tắc bổ sung (NTBS). Vì ADN polymerase chỉ có thể gắn nucleotide vào nhóm 3'-OH mà không thể gắn vào các chỗ khác nên: Trên mạch khuôn mang chiều 3'-5', mạch bổ sung được liên tục tổng hợp, theo chiều 5'-3' hướng đến chạc sao chép thứ ba. Trên mạch khuôn 5'-3', mạch bổ sung được tổng hợp gián đoạn theo chiều 5'-3' (xa dần chạc ba sao chép) tạo ra các đoạn okazaki ngắn, các đoạn này được kết hợp lại với nhau nhờ enzim ADN ligaza (các đoạn okazaki dài khoảng 1000-2000 nucleotide).

- Quá trình tạo thành hai phân tử DNA. Sau khi kết thúc hai bước trên thì 2 phân tử DNA com sẽ được hình thành qua các bước: Sau khi kết hợp trùng khớp được tất cả các base lại với nhau (A – T, C – G) thì Enzyme exonuclease dần xóa bỏ các đoạn mồi và những nucleotide được xem là lấp đầy vào các vị trí tương ứng. Enzyme DNA ligase đóng trình tự DNA, tạo thành hai sợi kép nối liền liên tục. Quá trình sao chép kết thúc thì 2 phân tử DNA con vừa được tạo thành tự động chuyển về dạng chuỗi xoắn kép mang cấu trúc giống y hệt DNA mẹ.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Giải SGK Sinh học 12 Bài 1: DNA và cơ chế tái bản DNA


Câu 6:

16/10/2024

Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 3’GAU5’ ; 3’AAU5’ ; 3’AGU5’.

*Tìm hiểu thêm: "Diễn biến"

Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN

– Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)

Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới

– Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.

– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn Okazaki), sau nói lại nhờ Enzim nối.

Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành

– Giống nhau, giống ADN mẹ.

– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn)

⇒ Kết luận

Quá trình nhân đôi ADN dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn đảm bảo từ 1 ADN ban đầu sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

 


Câu 7:

15/08/2024

Đặc trưng của gen phân mảnh là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Gen phân mảnh: gồm các đoạn mã hóa axit amin (exon) xen lẫn các đoạn không mã hóa axit amin (intron).

B đúng.

- Gen phân mảnh có ở vùng mã hóa của các gen quy định protein của tế bào nhân thực.

A sai.

- Vùng mã hóa mới chia thành các đoạn nhỏ.

C sai.

- Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối.

D sai.

* Tìm hiểu về gene

1. Khái niệm

- Gene là một đoạn của phân tử DNA mang thông tin quy định sản phẩm là chuỗi polypeptide hoặc RNA.

- Mỗi gene mặc dù được cấu tạo từ hai mạch polynucleotide nhưng chỉ có một mạch (mạch khuôn) được sử dụng để làm khuôn tổng hợp mRNA. Mạch polynucleotide còn lại được gọi là mạch mã hoá.

2. Cấu trúc

- Cấu trúc của một gene bao gồm ba vùng: vùng điều hoà, vùng mã hoá và vùng kết thúc (H 2.1).

Đặc trưng của gen phân mảnh là (ảnh 1)

+ Vùng điều hoà nằm ở đầu 3' trên mạch khuôn của gene, có trình tự nucleotide được gọi là promoter, nơi enzyme phiên mã có thể liên kết và tiến hành phiên mã, cùng một số vùng liên kết với các protein điều hoà.

+ Vùng mã hoá nằm kế tiếp vùng điều hoà, chứa thông tin quy định trình tự các nucleotide trong phân tử RNA.

+ Vùng kết thúc nằm ở đầu 5' trên mạch khuôn của gene, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

- Cấu trúc của gene ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực cũng có một số khác biệt:

+ Ở sinh vật nhân sơ, những gene có liên quan về mặt chức năng thường tồn tại thành từng nhóm với các vùng mã hoá nằm liền kề nhau và có chung một vùng điều hoà và một vùng kết thúc. Vùng mã hoá của mỗi gene quy định protein gồm các bộ ba mã hoá các amino acid nằm kế tiếp nhau, bắt đầu bằng bộ ba mở đầu và cuối cùng là bộ ba kết thúc dịch mã (H 2.2a).

+ Ở sinh vật nhân thực, mỗi gene có một vùng điều hoà, một vùng mã hoá và một vùng kết thúc. Phần lớn các gene quy định protein có vùng mã hoá chia thành các đoạn được dịch mã (exon) và các đoạn không được dịch mã (intron) (H 2.2b).

Đặc trưng của gen phân mảnh là (ảnh 1)3. Phân loại

- Theo chức năng, các gene được chia thành hai loại: gene cấu trúc và gene điều hoà. Gene cấu trúc tạo ra các sản phẩm cấu tạo nên các thành phần của tế bào. Gene điều hoà tạo ra sản phẩm điều hoà sự biểu hiện của các gene khác.

- Dựa trên cấu trúc của vùng mã hoá, các gene được phân loại thành gene không phân mảnh (không chứa intron) và gene phân mảnh (chứa intron).

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Giải SGK Sinh học 12 Bài 1: DNA và cơ chế tái bản DNA


Câu 8:

22/07/2024

Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế nào?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích:Cơ chế truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử gồm có quá trình tái bản của ADN và quá trình phiên mã, dịch mã. Quá trình tái bản (nhân đôi) của ADN sẽ truyền đạt thông tin di truyền từ nhân của tế bào mẹ sang nhân của tế bào con. Quá trình phiên mã và dịch mã sẽ truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất, nhờ đó mà thông tin di truyền lưu trữ trên ADN được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể sinh vật. Qúa trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh giúp truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ cơ thể.


Câu 9:

20/07/2024

Từ 3 loại nicleotit khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại bộ mã khác nhau?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Số bộ ba khác nhau tạo từ 3 nucleotit khác nhau là: 3 × 3 × 3 = 27


Câu 10:

23/07/2024

Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Gen phân mảnh có ở sinh vật nhân thực, trong 4 loài sinh vật trên thì nấm men là sinh vật nhân thực, A, C, D đều là sinh vật nhân sơ.


Câu 11:

20/07/2024

Vùng nhân của vi khuẩn Helicobacter pylori có một phân tử ADN và ADN chỉ chứa N14. Đưa một vi khuẩn Helicobacter pylori vào trong môi trường dinh dưỡng chỉ chứa N15 phóng xạ và vi khuẩn sinh sản theo hình thức phân đôi tạo ra 16 vi khuẩn con. Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

- Vì trong môi trường N15 nên các mạch đơn mới được tổng hợp có nguyên liệu hoàn toàn là N15. Theo nguyến tắc bán bảo tồn, trong số 16 phân tử ADN con mới được tạo ra sẽ có 14 phân tử hoàn toàn chứa N15 và 2 phân tử mà trong mỗi phân tử đó có chứa 1 mạch N14 và 1 mạch N15.

- Do đó trong vùng nhân của tất cả vi khuẩn con đều có chứa ít nhất một mạch mà đơn phân chứa toàn N15.


Câu 12:

21/07/2024

Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn, mạch ADN mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại, mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do nguyên nhân nào?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn, mạch ADN mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại, mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn vì mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN.

Câu 13:

08/11/2024

Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Mã di truyền có các đặc điểm sau

 - Mã di truyền có tính liên tục

 - Mã di truyền mang tính đặc hiệu, mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin

 - Mã di truyền mang tính thống nhất, hầu hết tất cả các sinh vật cùng chung một bộ ba di truyền

 - Mã di truyền mang tính thoái hóa, nhiều bộ mã di truyền cũng mang thông tin mã hóa cho 1 aa

*Tìm hiểu thêm: " MÃ DI TRUYỀN"

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

 


Câu 15:

28/11/2024

Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: A. Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin. → sai, chỉ có 61 codon mã hóa aa.

B. Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG3’ → sai, anticodon của metionin là 3’UAX5’

C. Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính thoái hóa của mã di truyền. → sai, mỗi codon mã hóa 1 aa gọi là tính đặc hiệu.

D. Với ba loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra tối đa 24 cođon mã hóa các axit amin. → đúng, vì 3 codon kết thúc không quy định aa.

*Tìm hiểu thêm: "MÃ DI TRUYỀN"

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

 


Câu 16:

21/07/2024

Trong quá trình nhân đôi của một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có 8 đơn vị tái bản giống nhau. Trên mỗi chạc chữ Y của một đơn vị tái bản, người ta thấy có 14 đoạn Okaseki. Tính đến thời điểm quan sát, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp cho quá trình nhân đôi ADN là

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Xét với một chạc chữ Y

- Mạch được tổng hợp liên tục có 1 đoạn mồi để khởi đầu , 0 đoạn okaseki

- Mạch được tổng hợp gián đoạn có: số đoạn mồi = số đoạn okaseki

Trong một đơn vị tái bản thì có hai chạc chữ Y nên số đoạn mồi xuất hiện trong một chạc chữ Y là

Số đoạn mồi = Số đoạn okaseki + 2

⇒ Số đoạn mồi = 8× (14×2 +2)=240


Câu 17:

20/07/2024

Vùng mã hoá của một gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và intron của gen đó lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Các đoạn intron và exon xen kẽ nhau, ở 1 đầu là exon nên exon = intron +1

⇒ Các đoạn không mã hóa gen intron nằm giữa các đoạn mã hóa gen exon

→ có 26 đoạn exon , 25 đoạn intron


Câu 19:

20/07/2024

Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E. coli về:

(1) Chiều tổng hợp.

(2) Các enzyme tham gia.

(3) Thành phần tham gia.

(4) Số lượng các đơn vị nhân đôi.

(5) Nguyên tắc nhân đôi.

Phương án đúng là :

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có những điểm khác nhau cơ bản sau:
+ Ở sinh vật nhân thực, ADN có kích thước lớn nên sự nhân đôi xảy ra ở nhiều điểm tạo nên nhiều đơn vị nhân đôi (hay còn gọi là đơn vị tái bản) trong khi đó ở sinh vật nhân sơ chỉ có một đơn vị nhân đôi.
+ Ở sinh vật nhân thực quá trình nhân đôi do nhiều loại enzyme tham gia hơn so với sinh vật nhân sơ.
+ Ở sinh vật nhân thực do ADN có kích thước lớn và có nhiều phân tử ADN nên thời gian nhân đôi kéo dài hơn nhiều lần so với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ.
+ Ở sinh vật nhân thực quá trình nhân đôi ADN diễn ra liên tục và đồng thời với quá trình phiên mã và dịch mã còn ở sinh vật nhân thực thì quá trình nhân đôi ADN diễn ra trong pha S của chu kì tế bào.
Vậy trong các nội dung của đề bài chỉ có nội dung (2) và (4) đúng

Câu 20:

13/07/2024

Enzyme ADN polimerase có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

- A là vai trò của enzyme ligase

- C, D là vai trò của gyrase và helicase


Câu 21:

20/07/2024

Cho các nhận xét sau về mã di truyền:

(1) Số loại axit amin nhiều hơn số bộ ba mã hóa.

(2) Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin (trừ các bộ ba kết thúc).

(3) Có một bộ ba mở đầu và ba bộ ba kết thúc.

(4) Mã mở đầu ở sinh vật nhân thực mã hóa cho axit amin mêtiônin.

(5) Có thể đọc mã di truyền ở bất cứ điểm nào trên mARN chỉ cần đọc theo chiều 5' – 3'.

Có bao nhiêu nhận xét đúng:

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Ý (1) sai vì: số axit amin là 20 còn số bộ ba mã hóa cho aa là 61

Ý (2) đúng vì: mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin..

Ý (3) đúng: bộ ba mở đầu: AUG, bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA

Ý (4) đúng vì: ở sinh vật nhân thực thì aa mở đầu là Metiônin.

Ý (5) sai vì đọc mã di truyền theo thứ tự từ đầu đến cuối theo chiều 5’ đến 3’ tương ứng với từng bộ ba bắt đầu từ mã mở đầu.


Câu 22:

21/07/2024

Điều nào dưới đây là đúng để giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn một mạch được tổng hợp gián đoạn?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn một mạch được tổng hợp gián đoạn do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng enzyme ADN polimerase chỉ xúc tác tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.

Câu 23:

20/07/2024

Tính thoái hóa của mã di truyền biểu hiện ở đặc điểm nào?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Tính thoái hóa của mã di truyền biểu hiện ở một loại axit amin được mã hóa bởi nhiều bộ ba

Câu 24:

22/07/2024

Trong số 64 mã bộ ba, có bao nhiêu mã bộ ba có chứa nucleotit loại Adenin?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Số bộ ba không chứa nu loại A (các nu chỉ được tạo thành từ U,G,X) = 33 = 27

→ Số bộ ba có chứa A = 64 – 27 = 37


Câu 25:

22/07/2024

Từ 3 loại nucleotit A, T, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử ADN nhân tạo mạch kép, sau đó sử dụng phân tử ADN này làm khuôn để tổng hợp một phân tử mARN. Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Từ 3 loại nucleotit A, T, G tổng hợp nên 1 phân tử ADN mạch kép thì phân tử này chỉ gồm 2 loại nucleotit A và T → mARN chỉ gồm có A và U

Vậy số mã di truyền là: 2= 8 loại.


Bắt đầu thi ngay