Câu hỏi:

15/08/2024 1,916

Đặc trưng của gen phân mảnh là:

A. Tồn tại ở các nơi khác nhau trong tế bào.

B. Gồm các vùng mã hóa không liên tục.

Đáp án chính xác

C. Gồm nhiều đoạn nhỏ.

D. Do các đoạn Okaseki gắn lại.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: B

- Gen phân mảnh: gồm các đoạn mã hóa axit amin (exon) xen lẫn các đoạn không mã hóa axit amin (intron).

B đúng.

- Gen phân mảnh có ở vùng mã hóa của các gen quy định protein của tế bào nhân thực.

A sai.

- Vùng mã hóa mới chia thành các đoạn nhỏ.

C sai.

- Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối.

D sai.

* Tìm hiểu về gene

1. Khái niệm

- Gene là một đoạn của phân tử DNA mang thông tin quy định sản phẩm là chuỗi polypeptide hoặc RNA.

- Mỗi gene mặc dù được cấu tạo từ hai mạch polynucleotide nhưng chỉ có một mạch (mạch khuôn) được sử dụng để làm khuôn tổng hợp mRNA. Mạch polynucleotide còn lại được gọi là mạch mã hoá.

2. Cấu trúc

- Cấu trúc của một gene bao gồm ba vùng: vùng điều hoà, vùng mã hoá và vùng kết thúc (H 2.1).

Đặc trưng của gen phân mảnh là (ảnh 1)

+ Vùng điều hoà nằm ở đầu 3' trên mạch khuôn của gene, có trình tự nucleotide được gọi là promoter, nơi enzyme phiên mã có thể liên kết và tiến hành phiên mã, cùng một số vùng liên kết với các protein điều hoà.

+ Vùng mã hoá nằm kế tiếp vùng điều hoà, chứa thông tin quy định trình tự các nucleotide trong phân tử RNA.

+ Vùng kết thúc nằm ở đầu 5' trên mạch khuôn của gene, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

- Cấu trúc của gene ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực cũng có một số khác biệt:

+ Ở sinh vật nhân sơ, những gene có liên quan về mặt chức năng thường tồn tại thành từng nhóm với các vùng mã hoá nằm liền kề nhau và có chung một vùng điều hoà và một vùng kết thúc. Vùng mã hoá của mỗi gene quy định protein gồm các bộ ba mã hoá các amino acid nằm kế tiếp nhau, bắt đầu bằng bộ ba mở đầu và cuối cùng là bộ ba kết thúc dịch mã (H 2.2a).

+ Ở sinh vật nhân thực, mỗi gene có một vùng điều hoà, một vùng mã hoá và một vùng kết thúc. Phần lớn các gene quy định protein có vùng mã hoá chia thành các đoạn được dịch mã (exon) và các đoạn không được dịch mã (intron) (H 2.2b).

Đặc trưng của gen phân mảnh là (ảnh 1)3. Phân loại

- Theo chức năng, các gene được chia thành hai loại: gene cấu trúc và gene điều hoà. Gene cấu trúc tạo ra các sản phẩm cấu tạo nên các thành phần của tế bào. Gene điều hoà tạo ra sản phẩm điều hoà sự biểu hiện của các gene khác.

- Dựa trên cấu trúc của vùng mã hoá, các gene được phân loại thành gene không phân mảnh (không chứa intron) và gene phân mảnh (chứa intron).

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Giải SGK Sinh học 12 Bài 1: DNA và cơ chế tái bản DNA

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?

Xem đáp án » 08/11/2024 10,107

Câu 2:

Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn, mạch ADN mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại, mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do nguyên nhân nào?

Xem đáp án » 21/07/2024 5,946

Câu 3:

Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa?

Xem đáp án » 20/09/2024 3,150

Câu 4:

Vùng mã hoá của một gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và intron của gen đó lần lượt là

Xem đáp án » 20/07/2024 1,051

Câu 5:

Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E. coli về:

(1) Chiều tổng hợp.

(2) Các enzyme tham gia.

(3) Thành phần tham gia.

(4) Số lượng các đơn vị nhân đôi.

(5) Nguyên tắc nhân đôi.

Phương án đúng là :

Xem đáp án » 20/07/2024 939

Câu 6:

Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là?

Xem đáp án » 16/10/2024 641

Câu 7:

Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh?

Xem đáp án » 23/07/2024 582

Câu 8:

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án » 19/08/2024 484

Câu 9:

Từ 4 loại nucleotit A, U, G, X sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu tổ hợp các bộ ba mà mỗi bộ ba có 2 nucleotit loại G và 1 loại nucleotit khác?

Xem đáp án » 20/07/2024 433

Câu 10:

Cho các nhận xét sau về mã di truyền:

(1) Số loại axit amin nhiều hơn số bộ ba mã hóa.

(2) Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin (trừ các bộ ba kết thúc).

(3) Có một bộ ba mở đầu và ba bộ ba kết thúc.

(4) Mã mở đầu ở sinh vật nhân thực mã hóa cho axit amin mêtiônin.

(5) Có thể đọc mã di truyền ở bất cứ điểm nào trên mARN chỉ cần đọc theo chiều 5' – 3'.

Có bao nhiêu nhận xét đúng:

Xem đáp án » 20/07/2024 431

Câu 11:

Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 418

Câu 12:

Từ 3 loại nicleotit khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại bộ mã khác nhau?

Xem đáp án » 20/07/2024 293

Câu 13:

Vùng nhân của vi khuẩn Helicobacter pylori có một phân tử ADN và ADN chỉ chứa N14. Đưa một vi khuẩn Helicobacter pylori vào trong môi trường dinh dưỡng chỉ chứa N15 phóng xạ và vi khuẩn sinh sản theo hình thức phân đôi tạo ra 16 vi khuẩn con. Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 20/07/2024 293

Câu 14:

Điều nào dưới đây là đúng để giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn một mạch được tổng hợp gián đoạn?

Xem đáp án » 21/07/2024 275

Câu 15:

Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 28/11/2024 273

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »