[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề)
[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) ( đề 10)
-
5318 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Thủy phân hoàn toàn m gam tristearin bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
Đáp án A
Phương pháp giải:
PTHH: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
Dựa vào PTHH ⟹ ntristearin ⟹ m.
Giải chi tiết:
nC3H5(OH)3 = 9,2/92 = 0,1 (mol)
PTHH: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
Theo PTHH ⟹ ntristearin = nC3H5(OH)3 = 0,1 (mol)
Vậy m = 0,1.890 = 89 gam.
Câu 2:
19/07/2024Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X có tên gọi nào sau đây?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tổng hợp về các hợp chất cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím và X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh.
⟹ X là tinh bột.
Câu 3:
19/07/2024Cho các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau:
Mg X Y Z
Các chất X và Z lần lượt là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của Mg và các hợp chất của Mg.
Giải chi tiết:
Mg MgCl2 Mg(OH)2 MgO
Mg + 2HCl → MgCl2 (X) + H2
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 (Y) + 2NaCl
Mg(OH)2 MgO (Z) + H2O
Vậy X và Z lần lượt là MgCl2 và MgO.
Câu 4:
19/07/2024Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Metyl metacrylat trùng hợp tạo poli(metyl metacrylat).
Giải chi tiết:
CTCT của metyl metacrylat: CH2=C(CH3)COOCH3
nCH2=C(CH3)COOCH3 (-CH2 – C(CH3)(COOCH3)-)n
Câu 5:
19/07/2024Đáp án D
Phương pháp giải:
PTHH: C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Dựa vào PTHH ⟹ nC6H12O6 ⟹ m.
Giải chi tiết:
nCO2 = 4,48/22,4 = 0,2 (mol).
PTHH: C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Theo PTHH ⟹ nC6H12O6 = nCO2/2 = 0,1 (mol)
Vậy m = 0,1.180 = 18 gam.
Câu 6:
19/07/2024Đáp án B
Phương pháp giải:
Este sau khi thủy phân tạo axit và ancol có –OH gắn vào liên kết –CH = CH2 tạo anđehit.
Giải chi tiết:
PTHH: CH3COOCH=CH2 + H2O CH3COOH + CH3CHO.
Câu 7:
19/07/2024Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của sắt.
Giải chi tiết:
PTHH: Fe + 4HNO3l → Fe(NO3)3 + NO ↑ + 2H2O.
Câu 8:
21/07/2024Chất nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm cấu tạo của các hiđrocacbon (no, không no, thơm).
Giải chi tiết:
Axetilen có công thức cấu tạo: CH≡CH chỉ có một liên kết ba trong phân tử.
Câu 9:
19/07/2024Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về tơ tổng hợp.
Giải chi tiết:
Tơ capron thuộc loại tơ tổng hợp.
Câu 10:
19/07/2024Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của nhôm hiđroxit.
Giải chi tiết:
Al(OH)3 bị hòa tan trong dung dịch NaOH.
PTHH: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.
Câu 11:
19/07/2024Đáp án C
Phương pháp giải:
Hợp chất tham gia phản ứng tráng bạc là hợp chất có chứa nhóm –CHO trong phân tử.
Giải chi tiết:
Các chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là glucozơ và etyl fomat (2 chất).
CH2OH–[CH(OH)]4–CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH2OH–[CH(OH)]4–COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
HCOOC2H5 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O NH4OCOOC2H5 + 2Ag + 2NH4NO3
Câu 12:
21/07/2024Dung dịch Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của peptit.
Giải chi tiết:
PTHH: H2N–CH(CH3)–CO–NH–CH2–COOH + 2HCl + H2O → ClH3N–CH(CH3) –COOH + ClH3N–CH2–COOH.
Câu 13:
19/07/2024Công thức phân tử nào sau đây là của khí cacbonic?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào tên gọi của khí ⟹ CTPT của khí.
Giải chi tiết:
Khí cacbonic có công thức phân tử là CO2.
Câu 14:
19/07/2024Cho vài giọt nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ. Hiện nào sau đây đúng?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của phenol.
Giải chi tiết:
PTHH: C6H5OH+ 3Br2 → C6H2(Br3)OH ↓trắng + 3HBr.
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng.
Câu 15:
19/07/2024Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ.
Giải chi tiết:
Metylamin, trimetylamin và etylamin đều là bazơ làm quỳ tím hóa xanh.
Anilin có công thức C6H5NH2 không làm quỳ tím chuyển màu.
Câu 16:
19/07/2024Cặp dung dịch phản ứng với nhau tạo ra kết tủa là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của các cặp dung dịch.
Giải chi tiết:
PTHH: Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 ↓trắng + 2NaCl.
Câu 17:
19/07/2024Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Fe2(SO4)3 thu được kết tủa X. X là chất nào dưới đây?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Lý thuyết về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch.
Giải chi tiết:
PTHH: 6NaOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3 ↓nâu đỏ + 3Na2SO4.
Vậy chất X là Fe(OH)3.
Câu 18:
19/07/2024Kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây sinh ra khí H2?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của sắt.
Giải chi tiết:
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
Câu 19:
21/07/2024Công thức phân tử nào sau đây là của saccarozơ?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về saccarozơ.
Giải chi tiết:
Saccarozơ có công thức phân tử là C12H22O11.
Câu 20:
19/07/2024Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tổng hợp về sự điện li (chương I – Hóa 11).
Giải chi tiết:
A có phương trình ion rút gọn: Cu(OH)2 + 2H+ → Cu2+ + 2H2O.
B có phương trình ion rút gọn: CH3COOH + OH- → CH3COO- + H2O.
D có phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42-→ BaSO4.
C có phương trình ion rút gọn: H+ + OH-→ H2O.
Câu 21:
19/07/2024Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của các amin.
Giải chi tiết:
A sai vì ở nhiệt độ thường chỉ có metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin tan nhiều trong nước.
B sai vì tất cả các amin đều độc.
C sai vì chỉ có metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
D đúng vì xảy ra phản ứng: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (muối dễ bị rửa trôi khỏi ống nghiệm).
Câu 22:
19/07/2024Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tổng hợp về polime.
Giải chi tiết:
Amilopectin là polime có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 23:
19/07/2024Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Este của axit fomic có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
Giải chi tiết:
Este metyl fomat (HCOOCH3) có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
PTHH: HCOOCH3 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O NH4OCOOCH3 + 2Ag + 2NH4NO3.
Câu 24:
19/07/2024Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dung dịch mang tính bazơ có pH > 7.
Giải chi tiết:
Dung dịch NaOH có pH > 7.
Câu 25:
19/07/2024Hỗn hợp E gồm chất X (C4H12N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 5,52 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,08 mol hai khí (có tỉ lệ mol 1 : 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Xác định CTCT của X và Y dựa vào phản ứng với NaOH tạo 2 khí.
* TH1: X là C2H4(COONH4)2 tạo khí NH3 và Y là (CH3NH3)2CO3 tạo khí CH3NH2.
* TH2: X là CH2(COONH4)(COOH3NCH3) tạo khí NH3; CH3NH2 và Y là (CH3NH3)2CO3 tạo khí CH3NH2.
Dựa vào khối lượng E và số mol khí ⟹ trường hợp thỏa mãn ⟹ m.
Giải chi tiết:
* TH1: X là C2H4(COONH4)2 tạo khí NH3 và Y là (CH3NH3)2CO3 tạo khí CH3NH2.
Gọi số mol X và Y lần lượt là a và b (mol)
⟹ nNH3 = 2a (mol) và nCH3NH2 = 2b (mol)
+ a > b ⟹ mà 2a + 2b = 0,08 ⟹ a = 0,03 và b = 0,01.
⟹ mE = 152a + 124b = 5,8 (g) ≠ 5,52 (g) ⟹ Loại.
+ a < b ⟹ mà 2a + 2b = 0,08 ⟹ a = 0,01 và b = 0,03.
⟹ mE = 152a + 124b = 5,24 (g) ≠ 5,52 (g) ⟹ Loại.
* TH2: X là CH2(COONH4)(COOH3NCH3) tạo khí NH3; CH3NH2 và Y là (CH3NH3)2CO3 tạo khí CH3NH2.
Gọi số mol X và Y lần lượt là x và y (mol)
⟹ nNH3 = x (mol) và nCH3NH2 = x + 2y (mol)
Nhận thấy nCH3NH2 > nNH3 ⟹ mà 2x + 2y = 0,08 ⟹ x = y = 0,02 (mol)
⟹ mE = 152x + 124y = 5,52 (g) ⟹ Thỏa mãn.
* E + NaOH → muối gồm CH2(COONa)2 0,02 (mol); Na2CO3 0,02 (mol)
Vậy m = mmuối = 148.0,02 + 106.0,02 = 5,08 gam.
Câu 26:
19/07/2024Hỗn hợp E gồm một axit đa chức X và một hợp chất hữu cơ tạp chức Y đều có thành phần chứa các nguyên tố C, H, O). Tiến hành ba thí nghiệm với m gam hỗn hợp E:
Thí nghiệm 1: Phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam Ag.
Thí nghiệm 2: Phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KHCO3 2M.
Thí nghiệm 3: Phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 4M, thu được 1 ancol duy nhất Z và hỗn hợp T gồm ba muối. Dẫn Z qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 9 gam, đồng thời thu được 0,1 mol khí H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T bằng lượng O2 vừa đủ, thu được 0,4 mol CO2, nước và muối cacbonat. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Xét thí nghiệm 1 ⟹ nCHO.
Xét thí nghiệm 2 ⟹ nCOOH.
Xét thí nghiệm 3 ⟹ nCOO.
Dựa vào dữ kiện dẫn Z qua bình dựng Na dư ⟹ CTCT của ancol Z ⟹ Y chứa chức este.
Dựa vào đốt cháy T ⟹ CTCT của X và Y ⟹ %mY(E).
Giải chi tiết:
* Thí nghiệm 1:
E (-CHO) + AgNO3/NH3 → 2Ag
⟹ nCHO(E) = nAg/2 = 0,4/2 = 0,2 (mol).
* Thí nghiệm 2:
E (-COOH) + KHCO3 → CO2 ↑
⟹ nCOOH(E) = nKHCO3 = 0,1.2 = 0,2 (mol)
* Thí nghiệm 3:
E (-COO) + KOH → T (muối K) + ancol Z + …
⟹ nCOO(E) = nKOH = 0,1.4 = 0,4 (mol) (-COO ở đây chứa cả -COOH)
T + O2 → CO2 + H2O + K2CO3
BTNT K ⟹ nK2CO3 = nKOH/2 = 0,2 (mol)
BTNC C ⟹ nC(T) = nCO2 + nK2CO3 = 0,4 + 0,2 = 0,6 (mol).
Nhận thấy nCHO + nCOO = 0,6 (mol) = nC(T)
Lại có E + KOH → este ⟹ E chứa chức este.
Mà X là axit đa chức, Y là hợp chất hữu cơ tạp chức
⟹ X là (COOH)2 0,1 (mol) và Y có dạng OHC – COOR’ 0,2 (mol)
* Xét OHC – COOR’ + KOH → R’OH
Ta có nR’OH = nY = 0,2 (mol)
mbình đựng Na tăng = mR’OH – mH2 = 9 (g) ⟹ mR’OH = 9 + 0,1.2 = 9,2 (g).
⟹ MR’OH = MR’ + 17 = 9,2/0,2 = 46 ⟹ MR’= 29 (-C2H5)
⟹ E gồm X là (COOH)2 0,1 (mol) và Y là OHC – COOC2H5 0,2 (mol).
Vậy %mY = 102.0,2.100%/29,4 = 69,39% ≈ 69,5%.
Câu 27:
19/07/2024Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2.
(b) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(c) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 dư.
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra, xác định sản phẩm kết tủa và lựa chọn đáp án.
Giải chi tiết:
(a) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
(b) 6NH3 + Al2(SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3 ↓ + 3(NH4)2SO4
(c) 3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 ↓ + 2Al(OH)3 ↓
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
(d) NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + NaHCO3 + H2O
(e) 9Fe(NO3)2 + 12HCl → 5Fe(NO3)3 + 4FeCl3 + 3NO ↑ + 6H2O
Vậy sau phản ứng, ta có thí nghiệm (b), (c) và (d) thu được kết tủa.
Câu 28:
23/07/2024Hỗn hợp E chứa 2 amin đều no, đơn chức và một hiđrocacbon X (thể khí điều kiện thường). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E cần dùng 2,7 mol không khí (20% O2 và 80% N2 về thể tích) thu được hỗn hợp F gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 21,88 gam, đồng thời có 49,616 lít (đktc) khí thoát ra khỏi bình. Công thức phân tử của X là công thức nào sau đây?
Đáp án C
Phương pháp giải:
BTNT O và dựa vào khối lượng bình tăng ⟹ nCO2 và nH2O.
BTNT N ⟹ namin ⟹ nX.
So sánh nH2O; nCO2 và nN2 ⟹ Dạng CTPT của X.
BTNT H ⟹ Số Htb(E) ⟹ CTPT của X.
Giải chi tiết:
BTNT O ⟹ 2nO2 = 2nCO2 + nH2O = 1,08 (1)
mbình NaOH đặc tăng = mCO2 + mH2O = 44nCO2 + 18nH2O = 21,88 (2)
Từ (1) và (2) ⟹ nCO2 = 0,305 và nH2O = 0,47 (mol).
E gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở (số mol là x (mol)).
BTNT N ⟹ x + 2,16.2 = 2,215.2 ⟹ x = 0,11 (mol) ⟹ nX = 0,2 – 0,11 = 0,09 (mol).
Đốt cháy 2 amin trong E ta có nH2O – nCO2 = 1,5namin.
Nhận thấy 0,47 – 0,305 = 0,165 = 1,5.0,11 = 1,5namin.
⟹ Đốt cháy X thu được nCO2 = nH2O ⟹ X có dạng CnH2n.
Ta có số Htb(E) = 2nH2O/nE = 4,7 ⟹ X là C2H4 (vì amin nhỏ nhất trong E có thể là CH5N (có số H > 4,7)).
Vậy công thức phân tử của X là C2H4.
Câu 29:
20/07/2024Cho các chất hữu cơ X, Y, Z, T, E thỏa mãn các phương trình hóa học sau:
(1) X + 3NaOH → C6H5ONa + Y + CH3CHO + H2O
(2) Y + 2NaOH T + 2Na2CO3
(3) CH3CHO + AgNO3 + NH3 + H2O → Z + …
(4) Z + NaOH E + …
(5) E + NaOH T + Na2CO3
Công thức phân tử của X là công thức nào sau đây?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Lần lượt dựa vào phương trình (3), (4), (5), (2) và (1) để tìm ra lần lượt các hợp chất hữu cơ Z, E, T, Y và X.
Giải chi tiết:
(3) CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 (Z) + 2Ag + 2NH4NO3
(4) CH3COONH4 + NaOH CH3COONa (E) + NH3 + H2O
(5) CH3COONa + NaOH CH4 (T) + Na2CO3
(2) CH2(COONa)2 (Y) + 2NaOH CH4 + 2Na2CO3
(1) C6H5 – OOC – CH2 – COO – CH = CH2 (X) + 3NaOH → C6H5ONa + CH2(COONa)2 + CH3CHO + H2O
Vậy X là C6H5 – OOC – CH2 – COO – CH = CH2 (C11H10O4).
Câu 30:
23/07/2024Cho các phát biểu sau:
(a) Hầu hết các polime không tan trong các dung môi thông thường.
(b) Ở điều kiện thường, CH3NH2 và CH3CH2NH2 là chất khí và có mùi khai.
(c) Etyl amoni axetat và metyl aminoaxetat có cùng số liên kết pi.
(d) Khi để trong không khí, anilin bị sẫm màu vì bị oxi trong không khí oxi hóa.
(e) Glucozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức lý thuyết tổng hợp về 4 chương đầu liên quan tới kiến thức hữu cơ lớp 12 (este, cacbohiđrat, amin và polime).
Giải chi tiết:
Cả 5 phát biểu trên đều đúng.
(c) Etyl amoni axetat (CH3COOH3NC2H5) và metyl aminoaxetat (H2NCH2COOCH3) cùng có 1 liên kết pi.
Câu 31:
21/07/2024Cho 5,64 gam hỗn hợp X gồm C, S và P tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 1,3 mol hỗn hợp khí gồm NO2 và CO2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 5,6 gam X vào 70 gam dung dịch H2SO4 98%, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,7 mol hỗn hợp khí Y (gồm CO2 và SO2). Cho Ba(OH)2 dư vào Z thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
Đáp án A
Phương pháp giải:
- Thí nghiệm 1:
Áp dụng bảo toàn e ⟹ phương trình (1).
- Thí nghiệm 2:
Áp dụng bảo toàn e ⟹ phương trình (2).
Từ khối lượng hỗn hợp ⟹ phương trình (3).
Giải hệ (1)(2)(3) được x; y; z.
- Xét dung dịch Z:
BTNT "S" → nH2SO4(dd Z) = nS + nH2SO4 ban đầu - nSO2 → nBaSO4
BTNT "P" → nH3PO4(dd Z) = nP → nBa3(PO4)2
⟹ m ↓ = mBaSO4 + mBa3(PO4)2.
Giải chi tiết:
- Thí nghiệm 1:
Áp dụng bảo toàn e: 4nC + 6nS + 5nP = nNO2 ⟹ 4x + 6y + 5z = 1,3 - x (1)
- Thí nghiệm 2:
Áp dụng bảo toàn e: 4nC + 6nS + 5nP = 2nSO2 ⟹ 4x + 6y + 5z = 2.(0,7 - x) (2)
Mặt khác mhh = 12x + 32y + 31z = 5,64 (3)
Giải hệ (1)(2)(3) được x = 0,1; y = 0,1; z = 0,04.
- Xét dung dịch Z:
BTNT "S" → nH2SO4(dd Z) = nS + nH2SO4 ban đầu - nSO2 = 0,2 mol → nBaSO4 = 0,2 mol
BTNT "P" → nH3PO4(dd Z) = nP = 0,04 mol → nBa3(PO4)2 = 0,02 mol
⟹ m ↓ = 0,2.233 + 0,02.601 = 58,62 gam.
Câu 32:
19/07/2024Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) X + 2NaOH X1 + Y1 + Y2 + 2H2O.
(2) X2 + 2NaOH → X3 + 2H2O.
(3) X3 + 2NaOH CH4 + 2Y2.
(4) 2X1 + X2 → X4.
Cho biết: X là muối có công thức phân tử là C3H12O3N2: X1, X2, X3, X4 là những hợp chất hữu cơ khác nhau; X1, Y1 đều làm quỳ tím ẩm hóa xanh.
Phân tử khối của X4 bằng bao nhiêu?
Đáp án B
Phương pháp giải:
- Kết hợp (1) và CTPT của X ⟹ CTCT của X.
- Kết hợp (3) và (1) ⟹ Y2 ⟹ X3.
- Từ (2) ⟹ X2.
- X1 là chất hữu cơ làm quỳ hóa xanh ⟹ X1.
- Từ (4) ⟹ X4.
Giải chi tiết:
- Kết hợp (1) và CTPT của X ⟹ X là C2H5NH3-CO3-NH4.
- Kết hợp (3) và (1) ⟹ Y2 là Na2CO3 ⟹ X3 là NaOOC-CH2-COONa.
- Từ (2) ⟹ X2 là HOOC-CH2-COOH.
- X1 là chất hữu cơ làm quỳ hóa xanh ⟹ X1 là C2H5NH2.
- Từ (4) ⟹ X4 là C2H5NH3OOC-CH2-COONH3C2H5.
⟹ PTK của X4 là 194.
Các PTHH:
(1) C2H5NH3-CO3-NH4 (X) + 2NaOH C2H5NH2 (X1) + NH3 (Y1) + Na2CO3 (Y2) + 2H2O.
(2) HOOC-CH2-COOH (X2) + 2NaOH → NaOOC-CH2-COONa (X3) + 2H2O.
(3) NaOOC-CH2-COONa (X3) + 2NaOH CH4 + 2Na2CO3.
(4) 2C2H5NH2 (X1) + HOOC-CH2-COOH (X2) → C2H5NH3OOC-CH2-COONH3C2H5 (X4).
Câu 33:
20/07/2024Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol và 18,34 gam hỗn hợp X gồm 2 muối trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Đốt cháy toàn bộ Y thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 21,58 gam. Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị nào dưới đây?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Do các este đều no, đơn chức, mạch hở ⟹ neste = nKOH pư = nmuối = nancol.
- Khi đốt cháy ancol:
Đặt nCO2 = x mol và nH2O = y mol.
+) Từ (mCO2 + mH2O) ⟹ phương trình (1)
+) Do các ancol no nên ta có: nancol = nH2O - nCO2 ⟹ phương trình (2)
Giải hệ được x và y.
BTKL: mancol = mC + mH + mO.
- Khi thủy phân hỗn hợp este trong KOH:
BTKL: meste = mmuối + mancol - mKOH ⟹ Meste ⟹ CTPT.
⟹ CTCT mỗi este ⟹ Công thức muối A và B.
Giải chi tiết:
Do các este đều no, đơn chức, mạch hở ⟹ neste = nKOH pư = nmuối = nancol = 0,2 mol.
- Khi đốt cháy ancol:
Đặt nCO2 = x mol và nH2O = y mol.
+) mCO2 + mH2O = 44x + 18y = 21,58 (1)
+) Do các ancol no nên ta có: nancol = nH2O - nCO2 ⟹ y - x = 0,2 (2)
Giải hệ được x = 0,29 và y = 0,49.
BTKL: mancol = mC + mH + mO = 0,29.12 + 0,49.2 + 0,2.16 = 7,66 gam.
- Khi thủy phân hỗn hợp este trong KOH:
BTKL: meste = mmuối + mancol - mKOH = 18,34 + 7,66 - 0,2.56 = 14,8 gam.
⟹ Meste = 14,8 : 0,2 = 74 (C3H6O2)
⟹ 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3
⟹ A là HCOOK (a mol) và B là CH3COOK (b mol)
Giải hệ
⟹ a : b = 84u : 98v = 0,7013 gần nhất với 0,7.
Câu 34:
21/07/2024Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z, Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là
Đáp án D
Phương pháp giải:
X tạo ra H2NCH2COONa ⟹ X ⟹ Z.
Y tạo ra CH2=CHCOONa ⟹ Y ⟹ T.
Giải chi tiết:
X tạo ra H2NCH2COONa ⟹ X: H2NCH2COOCH3 ⟹ Z là CH3OH.
Y tạo ra CH2=CHCOONa ⟹ Y: CH2=CHCOONH4 ⟹ T là NH3.
Các PTHH:
H2NCH2COOCH3 + NaOH H2NCH2COONa + CH3OH.
CH2=CHCOONH4 + NaOH → CH2=CHCOONa + NH3 + H2O.
Câu 35:
19/07/2024Cho 2,24 gam sắt tác dụng với 40 ml dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 2M và H2SO4 0,5M, thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V bằng bao nhiêu?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Tính toán theo các PT ion thu gọn:
Fe + 4H+ + NO3- → Fe3+ + NO + 2H2O
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
Giải chi tiết:
nFe = 0,04 mol
nNO3- = nHNO3 = 0,08 mol
nH+ = nHNO3 + 2nH2SO4 = 0,12 mol
Fe + 4H+ + NO3- → Fe3+ + NO + 2H2O
0,03 ← 0,12 → 0,03 → 0,03 → 0,03 (mol)
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
0,01 → 0,02 → 0,03 (mol)
⟹ VNO = 0,03.22,4 = 0,672 lít.
Câu 36:
20/07/2024Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X, thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Sử dụng phương pháp ankan hóa.
Giải chi tiết:
- Sử dụng phương pháp ankan hóa:
+) Nếu đốt X':
Mặt khác khi đốt chất béo no ta có:
⟹ (mol)
+) Khi đốt X:
Vì chất béo luôn có chứa 6O ⟹ nO(X) = 6a = 0,15 mol.
BTKL: mX = mC + mH + mO = 1,375.12 + 1,275.2 + 0,15.16 = 21,45 gam.
- Khi X + NaOH:
nNaOH = 3nX = 0,075 mol
nglixerol = nX = 0,025 mol
BTKL: mmuối = mX + mNaOH - mglixerol = 21,45 + 0,075.40 - 0,025.92 = 22,15 gam.
Câu 37:
19/07/2024Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl axetat, tripanmitin, metyl acrylat, vinyl axetat. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất khi thủy phân trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được ancol?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Lý thuyết về phản ứng thủy phân este.
Giải chi tiết:
Phenyl axetat: CH3COOC6H5 + NaOH CH3COONa + C6H5ONa + H2O.
Metyl axetat: CH3COOCH3 + NaOH CH3COONa + CH3OH.
Tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH 3C15H31COONa + C3H5(OH)3.
Metyl acrylat: CH2=CH-COOCH3 + NaOH CH2=CHCOONa + CH3OH.
Vinyl axetat: CH3COOCH=CH2 + NaOH CH3COONa + CH3CHO.
Vậy có 3 chất khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được ancol.
Câu 38:
21/07/2024Tiến hành các bước thí nghiệm như sau:
Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi thu được dung dịch đồng nhất.
Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.
Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, sau đó đun nóng.
Nhận định nào sau đây đúng?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Lý thuyết về xelulozơ.
Giải chi tiết:
Bông có thành phần chính là xenlulozơ. Khi đun trong dung dịch axit thì bị thủy phân thành glucozơ.
- A đúng, do glucozơ có phản ứng tráng gương.
- B sai, phản ứng trên chứng minh xenlulozơ bị thủy phân trong môi trường axit sinh ra glucozơ.
- C sai, vì chỉ có hồ tinh bột mới tạo được dung dịch màu xanh tím với I2.
- D sai, vì sau bước 1 chỉ thu được 1 loại monosaccarit trong cốc là glucozơ.
Câu 39:
22/07/2024Hỗn hợp E gồm chất X (CxHyO4N) và Y (CxHtO5N2) trong đó X không chứa chức este, Y là muối của α-amino axit no với axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 100 ml NaOH 1,2M, đun nóng nhẹ thấy thoát ra 0,03 mol một amin bậc 3 (ở thể khí, điều kiện thường). Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic. Giá trị của m và a lần lượt bằng bao nhiêu?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Amin bậc 3 ở thể khí điều kiện thường chỉ có (CH3)3N.
X tác dụng với NaOH sinh ra khí (CH3)3N và X có 1 nguyên tử N ⟹ X có dạng HOOC-R-COONH(CH3)3.
Y là muối của α-amino axit no với axit nitric ⟹ Y có dạng NO3NH3-R'-COOH.
Giải chi tiết:
Amin bậc 3 ở thể khí điều kiện thường chỉ có (CH3)3N.
X tác dụng với NaOH sinh ra khí (CH3)3N và X có 1 nguyên tử N ⟹ X: HOOC-R-COONH(CH3)3.
Y là muối của α-amino axit no với axit nitric ⟹ Y: NO3NH3-R'-COOH.
*Khi cho E + NaOH:
HOOC-R-COONH(CH3)3 + 2NaOH → NaOOC-R-COONa + (CH3)3N + 2H2O
0,03 ← 0,06 ← 0,03 (mol)
NO3H3N-R'-COOH + 2NaOH → H2N-R'-COONa + NaNO3 + H2O
0,03 ← 0,12-0,06 (mol)
*Khi cho E + HCl:
HOOC-R-COONH(CH3)3 + HCl → HOOC-R-COOH + (CH3)3NHCl
0,03 → 0,03 → 0,03 (mol)
⟹ Maxit = 2,7/0,03 = 90 ⟹ Axit là HOOC-COOH.
Mà theo đề bài X, Y có cùng số nguyên tử C
⟹ X: HOOC-COONH(CH3)3 (0,03 mol)
Y: NO3H3N-C4H8-COOH (0,03 mol)
Vậy m = 0,03.149 + 0,03.180 = 9,87 gam.
a = 0,03 mol.
Câu 40:
21/07/2024Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch alanin.
(b) Nhỏ dung dịch AgNO3/NH3 vào dung dịch saccarozơ.
(c) Nhỏ nước Br2 vào dung dịch anilin.
(d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CH3NH3Cl, đun nóng.
(e) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
Có bao nhiêu thí nghiệm xảy ra phản ứng?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Lý thuyết tổng hợp chương: Cacbohiđrat; Amin - Amino axit - Protein.
Giải chi tiết:
(a) HCl + H2NCH(CH3)COOH → ClH3NCH(CH3)COOH.
(b) không xảy ra phản ứng.
(c) C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 ↓ + 3HBr.
(d) NaOH + CH3NH3Cl → NaCl + CH3NH2 + H2O.
(e) không xảy ra phản ứng vì đipeptit không có phản ứng màu biure.
Vậy có 3 thí nghiệm xảy ra phản ứng.
Bài thi liên quan
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) ( đề 1)
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) ( đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) ( đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) ( đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) ( đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) ( đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) ( đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) ( đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) ( đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) ( đề 11)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-