[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) ( đề 17)

  • 5003 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Hợp chất có dạng R-NH2 là amin bậc một.

Giải chi tiết:

CH3NH2 là amin bậc một.


Câu 2:

20/07/2024

Hợp chất hữu cơ X (C8H15O4N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm muối đinatri glutamat và ancol. Số công thức cấu tạo của X là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

X tạo tạo bởi axit glutamic HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH và ancol.

Giải chi tiết:

Các công thức cấu tạo của X là

HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOCH2-CH2-CH3      ;          HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOCH(CH3)-CH3

CH3OOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOCH2-CH3          ;          CH3-CH2COOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOCH3

CH3-CH2-COOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH           ;          CH3-CH(CH3)OOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH

Có tất cả 6 công thức cấu tạo thỏa mãn.


Câu 3:

19/07/2024

Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào dãy điện hóa.

Giải chi tiết:

Ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh nhất.


Câu 4:

22/07/2024

Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về điều chế kim loại.

Giải chi tiết:

Trong công nghiệp, kim loại Mg chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy MgCl2.

PTHH: MgCl2 dpnc  Mg + Cl2


Câu 5:

22/07/2024

Cho sơ đồ chuyển hóa:

CH4 1500oC  X Pd/PbCO3  Y xt,to+O2  Z xt,to+O2  T +X  M.

Biết X, Y, Z, T, M là các hợp chất hữu cơ. Các chất Z, M lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ.

Giải chi tiết:

Sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 (X) → C2H4 (Y) → CH3CHO (Z) → CH3COOH (T) → CH3COOCH=CH2 (M).

2CH4 1500oC  C2H2 + 3H2

CH≡CH Pd/PbCO3+H2  CH2=CH2

2CH2=CH2 xt,to+O2  2CH3CHO

2CH3CHO xt,to+O2  2CH3COOH

CH3COOH + CH≡CH → CH3COOCH=CH2

Vậy các chất Z và M lần lượt là CH3CHO và CH3COOC2H3.


Câu 6:

19/07/2024

Cho a mol bột Mg vào dung dịch chứa b mol CuSO4 và c mol FeSO4. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối. Mối liên hệ giữa a, b, c là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về dãy điện hóa để suy luận trình tự phản ứng và 2 muối thu được trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

Giải chi tiết:

PTHH: Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)

            Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe (2)

Để thu được 2 muối trong dung dịch sau phản ứng: 2 muối là MgSO4 và FeSO4.

CuSO4 phản ứng hết ở (1) và Mg có thể hết hoặc dư nCuSO4 ≤ nMg b ≤ a (*)

Mg phản ứng hết ở (2) nMgSO4(2) < nFeSO4 a – b < c a < b + c (2*)

Từ (*) và (2*) b ≤ a < b + c.


Câu 7:

19/07/2024
Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Chất béo là trieste của glixerol và axit béo.

Giải chi tiết:

Hợp chất có công thức của chất béo là C3H5(OCOC17H33)3 (triolein).


Câu 8:

19/07/2024

Trung hòa hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Gọi công thức phân tử của amin là R(NH2)n.

PTHH: R(NH2)n + nHCl → R(NH3Cl)n

Dựa vào vào PTHH namin = nmuối Phương trình liên hệ giữa R và n Giá trị R và n → thỏa mãn.

Công thức của amin.

Giải chi tiết:

Gọi công thức phân tử của amin là R(NH2)n.

PTHH: R(NH2)n + nHCl → R(NH3Cl)n

Theo PTHH namin = nmuối

⟹ 8,88R+16n=17,64R+52,5nR=21n

Dựa vào đáp án, xét n = 1 và n = 2.

+ Xét n = 1 R = 21 → loại.

+ Xét n = 2 R = 42 → -C3H6- → thỏa mãn.

Vậy công thức của amin là H2NCH2CH2CH2NH2.


Câu 9:

19/07/2024
Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Gọi số mol đipeptit là x (mol).

Gly-Ala + 2KOH → muối + H2O

Dựa vào phản ứng nKOH và nH2O.

BTKL x m.

Giải chi tiết:

Gọi số mol đipeptit là x (mol).

Gly-Ala + 2KOH → muối + H2O

Ta có nKOH = 2nđipeptit = 2x (mol) và nH2O = nđipeptit = x (mol).

BTKL mđipeptit + m­KOH = mmuối + mH2O

146x + 56.2x = 2,4 + 18x x = 0,01 mol.

Vậy m = 146.0,01 = 1,46 gam.


Câu 10:

19/07/2024

Phản ứng nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của FeO.

Giải chi tiết:

Phản ứng hóa học sai là FeO + 2HNO3 → Fe(NO3)2 + H2O.

PTHH: 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO ↑ + 5H2O.


Câu 11:

19/07/2024

Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II) sau khi kết thúc phản ứng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt.

Giải chi tiết:

* A, B, C đều thu được muối sắt(III) sau khi kết thúc phản ứng.

2Fe + 3Cl2 t0  2FeCl3

2Fe(OH)2 + 4H2SO4(đ)  t0Fe2(SO4)3 + SO2 ↑ + 6H2O

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO ↑ + 2H2O

* Cho Fe vào dung dịch CuSO4 thu được muối sắt(II) sau khi kết thúc phản ứng.

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.


Câu 12:

23/07/2024

Khi cho luồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa hỗn hợp bột Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Những oxit của kim loại sau Al (dãy điện hóa) có khả năng phản ứng hiđro.

Giải chi tiết:

Hỗn hợp bột Al2O3, FeO, CuO, MgO phản ứng với hiđro dư (nung nóng): FeO và CuO phản ứng tạo Fe và Cu; Al2O3 và MgO không phản ứng.

PTHH: FeO + H2 t0  Fe + H2O

             CuO + H2  t0Cu + H2O

Vậy chất rắn còn lại trong ống nghiệm là Al2O3, Fe, Cu, MgO.


Câu 13:

20/07/2024

Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà không làm thay đổi khối lượng Ag, ta dùng dư hóa chất

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Sử dụng hóa chất phản ứng hết với Cu, Fe không tạo thêm Ag và hóa chất đó không phản ứng với Ag.

Giải chi tiết:

Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà không làm thay đổi khối lượng Ag, ta dùng dư FeCl3.

PTHH: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

            Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

Lọc dung dịch thu được Ag.


Câu 14:

23/07/2024

Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về tính chất của các hợp chất khí.

Giải chi tiết:

Khi sử dụng bếp than sẽ sinh ra lượng lớn khí CO dẫn tới nhiều gia đình bị ngộ độc khí và có thể dẫn tới tử vong.


Câu 15:

19/07/2024

Saccarozơ là một loại đissaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về các hợp chất cacbohiđrat.

Giải chi tiết:

Công thức phân tử của của saccarozơ là C12H22O11.


Câu 16:

21/07/2024

Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phần tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân từ nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về các phản ứng điều chế polime.

Giải chi tiết:

Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phần tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân từ nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng trùng ngưng.


Câu 17:

19/07/2024

Một dung dịch chứa x mol Ca2+, y mol Mg2+, z mol Cl-, t mol HCO3-. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z, t là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào định luật bảo toàn điện tích.

Giải chi tiết:

Một dung dịch chứa x mol Ca2+, y mol Mg2+, z mol Cl-, t mol HCO3-.

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích 2x + 2y = z + t.


Câu 18:

19/07/2024

Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về phương pháp điều chế kim loại.

Giải chi tiết:

Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là điện phân nóng chảy.


Câu 19:

23/07/2024
Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của glucozơ.

Giải chi tiết:

Dãy chuyển hóa: C6H12O6 → CH3CH2OH (X) → CH3CHO (Y) → CH3COOH.

C6H12O6 men  2C2H5OH + 2CO2

CH3CH2OH + CuO t0  CH3CHO + Cu + H2O

2CH3CHO + O2 xt  2CH3COOH

Vậy X và Y lần lượt là CH3CH2OH và CH3CHO.


Câu 20:

19/07/2024
Tên của hợp chất CH3COOCH2CH3
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào danh pháp của este.

Giải chi tiết:

Tên của hợp chất CH3COOCH2CH3 là etyl axetat.


Câu 21:

23/07/2024

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dung dịch mang tính bazơ làm quỳ tím hóa xanh.

Giải chi tiết:

Dung dịch metylamin (CH3NH2) mang tính bazơ làm quỳ tím hóa xanh.


Câu 22:

19/07/2024

Tơ nào sau đây thuộc loại tơ poliamit?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về tơ poliamit.

Giải chi tiết:

Tơ nilon-6,6 là tơ poliamit.


Câu 23:

19/07/2024

Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Este C3H6O2 là este no, đơn chức, mạch hở.

Giải chi tiết:

Các đồng phân của este C3H6O2

HCOOCH2CH3 ; CH3COOCH3 (2 đồng phân).


Câu 24:

23/07/2024

Sắt có thể tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của sắt.

Giải chi tiết:

Sắt có thể tác dụng được với tất cả các chất là Cu(NO3)2, S, H2SO4 loãng, O2.

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Fe + S t0  FeS

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

3Fe + 2O2  t0Fe3O4


Câu 25:

19/07/2024

Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về ăm mòn hóa học.

Giải chi tiết:

Thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.

PTHH: Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

Phản ứng không sinh ra kim loại bám vào Cu nên chỉ xảy ra ăn mòn hóa học.

B, C, D vừa là ăn mòn hóa học, vừa là ăn mòn điện hóa vì phản ứng tạo ra kim loại mới tạo cặp cực kim loại (Zn-Cu; Cu-Ag và Fe-Cu) cùng nhúng vào trong dung dịch chất điện li.


Câu 26:

19/07/2024

Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Hợp chất có chứa nhóm -CHO có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

Giải chi tiết:

Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là glucozơ (HOCH2[CHOH]4CHO), axit fomic (HCOOH), anđehit axetic (CH3CHO).


Câu 27:

23/07/2024

Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của sắt.

Giải chi tiết:

Fe không phản ứng với dung dịch MgCl2.

PTHH: Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

            Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

            Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu


Câu 28:

20/07/2024

Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và chất rắn Y. Muối thu được trong dung dịch X là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về tính chất hóa học của Fe và Cu.

Giải chi tiết:

Vì sau phản ứng thu được chất rắn kim loại còn dư.

Ta có sắp xếp các ion và nguyên tử theo dãy điện hóa: Fe2+/ Fe ; Cu2+/Cu ; Fe3+/ Fe2+

Kim loại còn dư chắc chắc thu được muối Fe(NO3)2.


Câu 29:

21/07/2024

Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của kim loại.

Giải chi tiết:

Kim loại X là Hg (tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện thường).


Câu 30:

23/07/2024

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Chuyển màu hồng

Y

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Kết tủa Ag

T

nước brom

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất.

Giải chi tiết:

X mang tính axit làm quỳ tím hóa hồng X là axit glutamic.

Y tạo hợp chất có màu xanh tím khi có dung dịch I­2 Y là tinh bột.

Z phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo Ag (phản ứng tráng bạc) Z là glucozơ.

PTHH: HOCH2[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O t0  HOCH2[CHOH]4COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3.

T phản ứng với nước brom tạo kết tủa trắng T là anilin.

PTHH: C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2(Br3)NH2 ↓ + 3HBr.


Câu 31:

20/07/2024

Có 4 mệnh đề sau:

(1) Hỗn hợp Na2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong nước dư.

(2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư.

(3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư.

(4) Hỗn hợp FeS + CuS (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư.

Số mệnh đề đúng

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Từ các phản ứng hóa học xảy ra xác định các hỗn hợp có tan hết hay không.

Giải chi tiết:

(1) Na2O + H2O → 2NaOH

         1          →            2

     Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

        1              2

phản ứng vừa đủ nên tan hết (1) đúng.

(2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

         1 →                      2

      Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

        1         2

phản ứng vừa đủ nên tan hết (2) đúng.

(3) 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

        1                        1

Do 1/3 < 1/2 nên Cu hết, NO3- hỗn hợp tan hết (3) đúng.

(4) không thể tan hết vì CuS không phản ứng với HCl (4) sai.

Vậy có 3 phát biểu đúng.


Câu 32:

19/07/2024

Nung nóng hỗn hợp chất rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được chất rắn X và 0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2. X tan hoàn toàn trong dung dịch chứa vừa đủ 1,3 mol HCl, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối clorua, và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2, tỉ khối của Z so với H2 là 11,4. Giá trị m gần nhất

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

- Sơ đồ: AMgCuNO32:0,25toX+HCl:1,3dd.YMg2+:aCu2+:0,25NH4+:bCl:1,3+N2:0,04H2:0,010,45NO2:0,42bBT:NO2:0,03+b

+) BTĐT cho dd Y phương trình (1)

+) Áp dụng bảo toàn e: 2nMg + 4nO2 = nNO2 + 8nNH4+ + 10nN2 + 2nH2 phương trình (2)

Giải hệ trên được a và b.

Tính khối lượng muối trong dd Y: m = mMg2+ + mCu2+ + mNH4+ + mCl-.

Giải chi tiết:

- Sơ đồ: AMgCuNO32:0,25toX+HCl:1,3dd.YMg2+:aCu2+:0,25NH4+:bCl:1,3+N2:0,04H2:0,010,45NO2:0,42bBT:NO2:0,03+b

+) BTĐT cho dd Y: 2a + 2.0,25 + b = 1,3 (1)

+) Áp dụng bảo toàn e: 2nMg + 4nO2 = nNO2 + 8nNH4+ + 10nN2 + 2nH2

2a + 4.(0,03 + b) = (0,42 - b) + 8b + 10.0,04 + 2.0,01

2a - 3b = 0,72 (2)

Giải hệ (1) (2) được a = 0,39 và b = 0,02.

- Khối lượng muối trong dd Y:

m = mMg2+ + mCu2+ + mNH4+ + mCl- = 71,87 gam gần nhất với 72 gam.


Câu 33:

19/07/2024
Cho 39,6 gam hỗn hợp gồm K2CO3 và KHSO3 vào 147 gam dung dịch H2SO4 20%, đun nóng đến khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa các chất tan là
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Xét 2 trường hợp:

- Nếu chỉ có K2CO3: K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + H2O + CO2

- Nếu chỉ có KHSO3: 2KHSO3 + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O + 2SO2

Giải chi tiết:

mH2SO4 = 147.20% = 29,4 gam nH2SO4 = 29,4/98 = 0,3 mol

- Nếu chỉ có K2CO3 thì nK2CO3 = 39,6/138 = 0,287 (mol)

K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + H2O + CO2

H2SO4

- Nếu chỉ có KHSO3 thì nK2CO3 = 39,6/120 = 0,33 (mol)

2KHSO3 + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O + 2SO2

H2SO4

Như vậy H2SO4 luôn dư Sản phẩm gồm K2SO4 và H2SO4 dư.


Câu 34:

19/07/2024

Hỗn hợp M gồm hai este đơn chức. Cho m gam M tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 17 gam một muối và 12,4 gam hỗn hợp N gồm hai anđehit thuộc cùng dãy đồng đẳng. Tỉ khối hơi của N so với H2 là 24,8. Cho m gam M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được tối đa a gam Ag. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và a lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Từ khối lượng mol trung bình của 2 anđehit 2 anđehit là CH3CHO và C2H5CHO.

Tính số mol mỗi anđehit dựa vào tổng khối lượng và khối lượng mol trung bình.

Do các este đều đơn chức nmuối = nhh anđehit = nhh este.

Suy ra thành phần của hỗn hợp M giá trị của m và a.

Giải chi tiết:

Gọi công thức trung bình của 2 anđehit là

Ta có: M¯=2×24,8=49,6R¯+29=49,6R¯=20,6

Mà 2 anđehit là đồng đẳng kế tiếp nên là CH3CHO (a mol) và C2H5CHO (b mol)

Ta có: x+y=nhh=12,449,644x+58y=mhh=12,4x=0,15y=0,1

Do các este đều đơn chức nmuối = nhh anđehit = nhh este = 0,15 + 0,1 = 0,25 mol.

Hỗn hợp M: HCOOCH=CH2 (0,15) và HCOOCH=CH-CH2 (0,1) m = 0,15.72 + 0,1.86 = 19,4 gam.

Khi tráng gương: nAg = 2nM = 0,5 mol a = 0,5.108 = 54 gam.


Câu 35:

20/07/2024

Hỗn hợp M gồm 1 ancol X, axit cacboxylic Y (đều no, hở, đơn chức) và este Z tạo ra từ X và Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,18 mol O2, sinh ra 0,14 mol CO2. Cho m gam M trên vào 500 ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N còn lại 3,68 gam rắn khan. Công thức của Y là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

- Ta thấy đốt axit và este đều no, đơn chức, mạch hở luôn cho số mol CO2 = H2O

               nancol = nH2O - nCO2 nH2O = nancol + nCO2 (*)

- Mặt khác, BTTN "O": nancol + 2naxit+este + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O (**)

- Thay (*) vào (**) nancol + 2naxit+este + 2nO2 = 2nCO2 + (nancol + nCO2)

            2naxit+este + 2nO2 = 3nCO2

               naxit+este < nNaOH ban đầu

            NaOH dư Chất rắn gồm RCOONa và NaOH dư.

- Từ khối lượng chất rắn xác định được R Công thức của axit Y.

Giải chi tiết:

- Ta thấy đốt axit và este đều no, đơn chức, mạch hở luôn cho số mol CO2 = H2O

               nancol = nH2O - nCO2 nH2O = nancol + nCO2 (*)

- Mặt khác, BTTN "O": nancol + 2naxit+este + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O (**)

- Thay (*) vào (**) nancol + 2naxit+este + 2nO2 = 2nCO2 + (nancol + nCO2)

               2naxit+este + 2nO2 = 3nCO2

               2.naxit+este + 2.0,18 = 3.0,14

               naxit+este = 0,03 mol < nNaOH ban đầu NaOH dư

Chất rắn gồm RCOONa (0,03 mol) và NaOH dư (0,05 - 0,03 = 0,02 mol)

               mchất rắn = 0,03.(R + 67) + 0,02.40 = 3,68 R = 29 (C2H5-)

Vậy Y là axit C2H5COOH.


Câu 36:

19/07/2024

Hỗn hợp M gồm CH3CH2OH, CH2=CHCH2OH, CH3COOH, CH2=CHCOOH, HCOOCH3. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Mặt khác, cho m gam M trên tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x%. Giá trị của x là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

CTPT của các chất lần lượt là: C2H6O; C3H6O; C2H4O2; C3H4O2; C2H4O2

Ancol có dạng CxH6O (a mol) và axit, este có dạng CyH4O2 (b mol).

+) BTNT "O": nCxH6O + 2nCyH4O2 + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O phương trình (1).

+) BTNT "H": 6nCxH6O + 4nCyH4O2 = 2nH2O phương trình (2).

Giải hệ (1) (2) được a và b.

Mà ta thấy các axit/este đều phản ứng với Ba(OH)2 theo tỉ lệ mol 2:1 nBa(OH)2 = ½ . nCyH4O2.

Giải chi tiết:

CTPT của các chất lần lượt là: C2H6O; C3H6O; C2H4O2; C3H4O2; C2H4O2

Ancol có dạng CxH6O (a mol) và axit, este có dạng CyH4O2 (b mol).

+) BTNT "O": nCxH6O + 2nCyH4O2 + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

a + 2b + 2.0,4 = 2.0,35 + 0,35 (1)

+) BTNT "H": 6nCxH6O + 4nCyH4O2 = 2nH2O

6a + 4b = 2.0,35 (2)

Giải hệ (1) (2) được a = 0,05; b = 0,1.

Mà ta thấy các axit/este đều phản ứng với Ba(OH)2 theo tỉ lệ mol 2:1

nBa(OH)2 = ½ . nCyH4O2 = ½ . 0,1 = 0,05 mol

C%dd Ba(OH)2 = (0,05.171/50).100% = 17,1%.


Câu 37:

19/07/2024

Hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và N2, tỉ khối của X so với H2 là 19. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch Y chứa NaOH 2M và Na2CO3 1,5M, thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch CaCl2, sau khi kết thúc phản ứng thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Do dd Z + CaCl2 dư tạo CaCO3 trong dd Z có chứa ion CO32- nCO32-(dd Z) = nCaCO3.

XCOCO2N2+NaOHNa2CO3dd.ZNa+BT:NaCO32HCO3BT:C

BTĐT cho dd Z: nNa+ = 2nCO32- + nHCO3- giá trị của x.

Nhận thấy CO và N2 đều có cùng PTK là 28 nên ta coi như chúng là khí A (a mol).

Từ khối lượng mol trung bình của hỗn hợp X suy ra giá trị của a giá trị m.

Giải chi tiết:

Do dd Z + CaCl2 dư tạo CaCO3 trong dd Z có chứa ion CO32-

nCO32-(dd Z) = nCaCO3 = 10/100 = 0,1 mol.

XCOCO2:xN2+NaOH:0,2Na2CO3:0,15dd.ZNa+:0,5BT:NaCO32:0,1HCO3:x+0,05BT:C

BTĐT cho dd Z: nNa+ = 2nCO32- + nHCO3- 0,5 = 2.0,1 + x + 0,05 x = 0,25.

Nhận thấy CO và N2 đều có cùng PTK là 28 nên ta coi như chúng là khí A.

XCO2:0,25A:aM¯X=0,25.44+28a0,25+a=38a=0,15

mX = 28a + 0,25.44 = 15,2 gam.


Câu 38:

19/07/2024

Cho X, Y, Z là ba peptit mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy hoàn toàn a mol mỗi peptit X, Y hoặc Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol. Mặt khác, đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y và 0,16 mol Z (số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào dữ kiện: Khi đốt a mol mỗi peptit đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol mà các peptit đều được tạo từ các amino axit no, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH nên các peptit này có số lượng mắt xích như nhau. Từ mối liên hệ số mol mỗi peptit với CO2 và H2O → Các peptit đều là tetrapeptit.

Đặt npeptit = a mol → nNaOH = 4a mol; nH2O = a mol

BTKL: m peptit + mNaOH = m muối + mH2O → a

Đặt số mol muối của Ala và Val lần lượt là a và b (mol)

+) BTNT "Na" → (1)

+) m muối → (2)

Giải (1) và (2) được a, b

Sơ đồ bài toán: 69,8(g)XYZ:0,16+NaOHvuaduAlaNa:aValNa:b

Dựa vào các dữ kiện tính được số C trung bình của hỗn hợp ban đầu từ đó biện luận ra Z và Y

Suy ra các trường có thể có của X, xét từng trường hợp và chọn ra trường hợp thỏa mãn điều kiện nX < nY.

Giải chi tiết:

Do khi đốt a mol mỗi peptit đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol mà các peptit đều được tạo từ các amino axit no, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH nên các peptit này có số lượng mắt xích như nhau.

Giả sử số mắt xích mỗi peptit là k → CTTQ: CnH2n+2-2k+kNkOk+1

CnH2n+2-2k+kNkOk+1 → nCO2 + (n+1-0,5k)H2O

              a                       na         a(n+1-0,5k)

→ na - a(n+1-0,5k) = a → k = 4

Vậy các peptit đều là tetrapeptit

Đặt npeptit = a mol → nNaOH = 4a mol; nH2O = a mol

BTKL: m peptit + mNaOH = m muối + mH2O → 69,8 + 4a.40 = 101,04 + 18a → a = 0,22 mol

Đặt số mol muối của Ala và Val lần lượt là a và b (mol)

+) BTNT "Na": a + b = nNaOH = 0,88 (1)

+) m muối = 111a + 139b = 101,04 (2)

Giải (1) và (2) được a = 0,76 mol và b = 0,12 mol

Sơ đồ bài toán: 69,8(g)XYZ:0,16+NaOHvuaduAlaNa:aValNa:b

BTNT "C": nC(X) = 2nAla-Na + 5nVal-Na = 2.0,76 + 5.0,12 = 2,12 mol

→ C trung bình = 2,12 : 0,22 = 9,6 chứng tỏ trong X có peptit có số C nhỏ hơn 9,6

Số mắt xích Val trung bình = 0,12 : 0,22 = 0,54 → Có peptit không chứa Val

→ C(Z) = 8 → Z là Ala4 (M = 89.4 - 18.3 = 302)

→ nAla(X, Y) = 0,76 - 0,16.4 = 0,12

Mặt khác:

nX + nY = 0,22 - 0,16 = 0,06 mol

mX + mY = m hh - mZ = 69,8 - 0,16.302 = 21,48 gam

→ M(X, Y) = 21,48 : 0,06 = 358 → Y là Ala3Val (M = 330)

Do Ala2Val2 (M = 358) nên X không thể là chất này. Có 2 trường hợp sau:

TH1:

X là AlaVal3 (x mol)

Y là Ala3Val (y mol)

x + y = 0,06

x + 3y = nAla(X,Y) = 0,12

→ x = y = 0,03 loại do không thỏa mãn nX < nY

TH2:

X là Val4 (x mol)

Y là Ala3Val (y mol)

nAla(X,Y) = 3y = 0,12 → y = 0,04 → x = 0,02 (thỏa mãn)

→ %mX = (0,02.414/69,8).100% = 11,86% gần nhất với 12%.


Câu 39:

19/07/2024

Có các kết luận sau:

(1) Từ glyxin, alanin và valin sẽ tạo ra được 6 tripeptit chứa đồng thời glyxin, alanin và valin.

(2) C8H10O có 4 ancol thơm khi bị oxi hóa tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

(3) C4H8 có 3 đồng phân mạch hở làm mất màu dung dịch brom.

(4) C4H11N có 4 đồng phân khi tác dụng với HCl tạo ra muối dạng RNH3Cl.

Số kết luận đúng

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Lý thuyết tổng hợp về: anken, ancol, amin, peptit.

Giải chi tiết:

(1) đúng, 6 peptit là: G-A-V; G-V-A; A-G-V; A-V-G; V-A-G; V-G-A.

(2) đúng, 4 ancol bậc 1 thỏa mãn là:

            C6H5CH2CH2OH;

            o,m,p-CH3C6H4CH2OH.

(3) sai, có 4 đồng phân mạch hở là:

            C=C-C-C;

            cis C-C=C-C;

            trans C-C=C-C;

            C=C(C)-C.

(4) đúng, 4 đồng phân amin bậc 1 thỏa mãn là:

            C-C-C-C-NH2;

            C-C-C(NH2)-C;

            C-C(C)-C-NH2;

            C-C(C)(NH2)-C.

Vậy có 3 kết luận đúng.


Câu 40:

19/07/2024

Hòa tan hỗn hợp X gồm CuSO4 và Fe2(SO4)3 vào nước được dung dịch Y. Cho Fe dư vào dung dịch Y đến khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z có khối lượng bằng khối lượng dung dịch Y (bỏ qua sự thủy phân của các ion trong dung dịch và sự bay hơi của nước). Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong X là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Giả sử nCuSO4 = x mol và nFe2(SO4)3 = 1 mol.

            Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

            Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Do mdd Z = mdd Y khối lượng Fe tan vào bằng khối lượng Cu thoát ra giá trị của x.

Giải chi tiết:

Giả sử nCuSO4 = x mol và nFe2(SO4)3 = 1 mol.

            Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

            1 ←   2

            Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

             x ←  x →                 x

Do mdd Z = mdd Y khối lượng Fe tan vào bằng khối lượng Cu thoát ra

mFe pư = nCu

56.(x + 1) = 64x

x = 7.

%mCuSO4 = 7.1607.160+1.400.100%  = 73,68%.


Bắt đầu thi ngay