22 Đề thi kì 1 Sinh học 9 có đáp án (Đề 14)
-
3064 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Các qui luật di truyền của Menđen được phát hiện trên cơ sở các thí nghiệm mà ông đã tiến hành ở:
Đáp án A
Đối tượng nghiên cứu chính của Menđen là đậu Hà lan, trên đối tượng này ông đã phát hiện được các quy luật di truyền
Câu 2:
17/07/2024Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:
Đáp án C
Hình thái của NST quan sát rõ nhất vào kỳ giữa trong nguyên phân, khi đó NST co xoắn cực đại
Câu 3:
16/10/2024Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Đơn phân của ADN có 4 loại được kí hiệu: A, T, G, X
*Tìm hiểu thêm: "CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA PHÂN TỬ ADN"
Năm 1953, J.Oatxơn và F.Crick đã công bố mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN. Theo mô hình J.Oatxơn và F.Crick đã công bố:
- ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ.
- Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (NTBS) bằng liên kết hiđrô tạo thành cặp: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại. Do đó:
+ Khi biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn kia.
+ Trong phân tử ADN ta có: A = T, X = G và A + G = T + X. Tỉ lệ (A + T) / (G + X) trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài.
- ADN xoắn có tính chất chu kì. Mỗi chu kì dài 34A° gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20A°.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 9 Bài 15: ADN
Câu 4:
17/07/2024Các nuclêotit trên phân tử ADN liên kết theo NTBS là trường hợp nào sau đây là đúng
Đáp án A
Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T; G liên kết với X và ngược lại
Câu 5:
21/07/2024Trong cấu trúc không gian của prôtêin có mấy mấy loại cấu trúc khác nhau?
Đáp án B
Protein có 4 bậc cấu trúc (1→4)
Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.
Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có câu trúc xoắn hình lò xo.
Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.
Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành khối cầu.
Câu 6:
20/07/2024Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là:
Đáp án D
Thường biến không di truyền được
Câu 7:
17/07/2024Thường biến là gì? Ý nghĩa của thường biến? Phân biệt thường biến với đột biến?
Đáp án
Thường biến |
Đột biến |
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình. - Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng tương ứng với điều kiện môi trường. - Không di truyền cho thế hệ sau. - Thường có lợi. |
- Đột biến là những biến đổi trong cơ sở vật chất của tính di truyền. - Đột biến xuất hiện với tần số thấp, một cách ngẫu nhiên. - Di truyền - Thường có hại |
Câu 8:
23/07/2024Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
Mạch 1: - A - T - G - X - T - A - G - T - X - A - G -
Hãy viết đoạn mạch 2 bổ sung với nó?
Đáp án
Phương pháp giải:
Áp dụng nguyên tắc bổ sung: A - T; G- X
Giải chi tiết:
Mạch 1: - A - T - G - X - T - A - G - T - X - A - G -
Mạch 2: - T - A - X - G - A - T - X - A - G - T - X -
Chú ý khi giải:
Sử dụng nguyên tắc bổ sung A-T; G-X và ngược lại
Mạch 1: - A - T - G - X - T - A - G - T - X - A - G -
Mạch 2: - T - A - X - G - A - T - X - A - G - T - X -
Câu 9:
20/07/2024Trình bày khái niệm đột biến gen và nguyên nhân phát sinh đột biến gen?
Đáp án
* Khái niệm:
• Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
• Các dạng đột biến gen: Mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit.
* Nguyên nhân: Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN (sao chép nhầm), xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.
Câu 10:
19/07/2024Hai giống thỏ thuần chủng lông trắng và lông đen giao phối với nhau được F1 toàn thỏ màu lông trắng. Khi cho các con F1 giao phối với nhau thì kết quả sẽ như thế nào?
Đáp án
Vì F1 toàn thỏ màu lông trắng nên tính trạng màu lông trắng là tính trạng trội có tính trạng màu lông đen là tính trạng lặn.
Qui ước gen: A gen qui định màu lông trắng.
a gen qui định màu lông đen.
Sơ đồ lai: P: Màu lông trắng x Màu lông đen
AA aa
GP: A a
F1: Aa (100% màu lông trắng)
F1 giao phối: Aa (đực) x Aa (cái)
GF1: 1A : 1a 1A : 1a
F2: Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 Thỏ lông trắng : 1 Thỏ lông đen
Bài thi liên quan
-
22 Đề thi kì 1 Sinh học 9 có đáp án (Đề 1)
-
4 câu hỏi
-
10 phút
-
-
22 Đề thi kì 1 Sinh học 9 có đáp án (Đề 2)
-
3 câu hỏi
-
10 phút
-
-
22 Đề thi kì 1 Sinh học 9 có đáp án (Đề 3)
-
5 câu hỏi
-
10 phút
-
-
22 Đề thi kì 1 Sinh học 9 có đáp án (Đề 4)
-
16 câu hỏi
-
10 phút
-
-
22 Đề thi kì 1 Sinh học 9 có đáp án (Đề 5)
-
11 câu hỏi
-
10 phút
-
-
22 Đề thi kì 1 Sinh học 9 có đáp án (Đề 6)
-
4 câu hỏi
-
10 phút
-
-
22 Đề thi kì 1 Sinh học 9 có đáp án (Đề 7)
-
13 câu hỏi
-
10 phút
-
-
22 Đề thi kì 1 Sinh học 9 có đáp án (Đề 8)
-
9 câu hỏi
-
10 phút
-
-
22 Đề thi kì 1 Sinh học 9 có đáp án (Đề 9)
-
10 câu hỏi
-
10 phút
-
-
22 Đề thi kì 1 Sinh học 9 có đáp án (Đề 10)
-
10 câu hỏi
-
10 phút
-