Đề thi giữa kì 2 Địa Lí 12 (Đề 1)
-
9866 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
19/07/2024Cho bảng số liệu:
Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, hãy cho biết loại hình giao thông vận tải nào có tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển cao nhất trong giai đoạn 2000-2014 ở nước ta:
Chọn: B.
tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển:
Đường sắt = 114,7%
Đường bộ = 568,4%
Đường biển = 378,7%
Đường hàng không = 447,0%
Câu 2:
22/07/2024Vùng trồng dừa lớn nhất nước ta hiện nay:
Chọn: A.
Nhờ điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng dừa lớn nhất nước ta hiện nay.
Câu 3:
23/07/2024Điều kiện ít hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực cộng nghiệp ở nước ta hiện nay là:
Chọn: D.
Điều kiện ít hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực cộng nghiệp ở nước ta hiện nay là cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng nước ta còn hạn chế.
Câu 4:
23/07/2024Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta là:
Chọn: C.
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
Câu 5:
19/07/2024Đặc trưng không phải của nền nông nghiệp hàng hóa là
Chọn: D.
Sản xuất chuyên canh một hoặc một số ít loại nông sản không phải là đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa.
Câu 6:
16/08/2024Hạn chế lớn nhất của các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu ở nước ta là:
Đáp án đúng là : B
- Hạn chế lớn nhất của các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu ở nước ta là:tỉ trọng hàng gia công lớn, chủ yếu là sản phẩm thô.
Kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng liên tục,với đa dạng các mặt hàng và đa dạng các thị trường.tuy nhiên nhìn vào cơ cấu giá trị các hàng xuất khẩu,ta thấy tỉ trọng hàng công nghiệp nặng,khoảng sản và tiểu thủ công nghiệp còn cao,chứng tỏ các sản phẩm chế biến sâu,hoặc đã qua chế biến còn thấp,do vậy giá trị xuât khẩu chưa thật cao.
→ B đúng.A,C,D sai
* Ngoại thương
- Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá
-Thị trường
+ Xuất khẩu: Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc,…
+ Nhập khẩu: Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu.
- Cơ cấu xuất - nhập khẩu
+ Xuất khẩu: hàng công nghiệp nặng - nhẹ, khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông - lâm - thủy sản.
+ Nhập khẩu: nguyên liệu, tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu) và hàng tiêu dùng.
- Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh, phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Câu 7:
17/07/2024Biện pháp vững chắc, hiệu quả nhất để hoàn thiện cơ cấu công nghiệp nước ta là
Chọn: D.
Biện pháp vững chắc, hiệu quả nhất để hoàn thiện cơ cấu công nghiệp nước ta là đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp để tận dụng tối đa các lợi thế sẵn có, vừa thích ứng được với thị trường nhiều biến động.
Câu 8:
14/07/2024Căn cứ vào biểu đồ tròn ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn 2000-2007?
Chọn: A.
Tỉ trọng gia súc luôn cao nhất (trên 60%), có xu hướng tăng.
Câu 9:
17/07/2024Ở nước ta các điểm công nghiệp đơn lẻ, rời rạc thường tập trung ở:
Chọn: D.
Do dặc điểm địa hình, trình độ phát triển kinh tế khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên chủ yếu có các điểm công nghiệp đơn lẻ, rời rạc,
Câu 10:
18/07/2024Xu hướng biến động của cơ cấu công nghiệp theo ngành là:
Chọn: B.
Xu hướng biến động của cơ cấu công nghiệp theo ngành là để thay đổi phù hợp với điều kiện cụ thể trong và ngoài nước.
Câu 11:
17/09/2024Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển cây công nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây là:
Đáp án đúng là : A
- Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển cây công nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây là,thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.vì
-
Đảm bảo đầu ra ổn định: Khi thị trường tiêu thụ được mở rộng, nông dân và doanh nghiệp sản xuất cây công nghiệp có đầu ra ổn định cho sản phẩm của mình. Điều này khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn vào việc mở rộng diện tích trồng trọt, nâng cao chất lượng và sản lượng.
-
Tăng lợi nhuận cho người sản xuất: Thị trường mở rộng giúp gia tăng cạnh tranh, đặc biệt là ở các thị trường quốc tế, làm cho giá các sản phẩm cây công nghiệp có xu hướng tăng. Điều này mang lại lợi nhuận cao hơn cho người trồng và doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy sản xuất nhiều hơn.
-
Thu hút đầu tư: Khi có thị trường tiêu thụ lớn, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu hút được các nguồn vốn đầu tư để mở rộng sản xuất và chế biến. Các nhà đầu tư thấy tiềm năng lợi nhuận từ việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
-
Phát triển kinh tế địa phương: Khi thị trường tiêu thụ mở rộng, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, việc sản xuất cây công nghiệp sẽ trở thành nguồn thu lớn cho nhiều vùng nông thôn, giúp cải thiện kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
-
Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến: Để đáp ứng nhu cầu từ thị trường, người nông dân và doanh nghiệp sẽ có động lực áp dụng các công nghệ mới, kỹ thuật canh tác tiên tiến để cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Tóm lại, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng là yếu tố quan trọng nhất vì nó tạo điều kiện thuận lợi về đầu ra, gia tăng lợi nhuận, và thúc đẩy sự đầu tư và ứng dụng công nghệ trong sản xuất cây công nghiệp.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Ngành trồng trọt
a) Sản xuất lương thực
- Vai trò
+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
+ Làm nguồn hàng xuất khẩu.
+ Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.
- Điều kiện phát triển
+ Thuận lợi: điều kiện tự nhiên (đất trồng, khí hậu, nguồn nước, địa hình,…) phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái. Điều kiện kinh tế - xã hội (máy móc, khoa học kĩ thuật,…).
+ Khó khăn: thiên tai, sâu bệnh.
- Tình hình sản xuất, phân bố cây lương thực
+ Diện tích trồng lúa đã tăng mạnh.
+ Cơ cấu mùa vụ thay đổi phù hợp với từng địa phương, từng vụ.
+ Sản lượng: năng suất lúa tăng mạnh.
+ Tình hình xuất khẩu: trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, khoảng 3 - 4 triệu tấn/năm.
+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng (là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước).
+ Biện pháp: thâm canh, sử dụng giống mới.
b) Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả
* Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Địa hình: 3/4 diện tích nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao nguyên, đồi thấp.
+ Đất trồng: phong phú và đa dạng như: đất feralit, đất phù sa,…
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao và độ ẩm lớn.
+ Nguồn nước phong phú, dồi dào.
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Dân cư và nguồn lao động: đông dân, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm và tiếp thu nhanh với khoa học kĩ thuật.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho trồng và chế biến cây công nghiệp ngày càng được đảm bảo.
+ Nhu cầu của thị trường lớn, thị trường xuất khẩu được mở rộng.
+ Công nghiệp chế biến sau thu hoạch ngày càng hoàn thiện.
+ Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp.
+ Thế mạnh khác: đảm bảo lương thực, nước ta gia nhập WTO,…
* Khó khăn
- Về tự nhiên: Sự thất thường của khí hậu, tai biến thiên nhiên,…
- Về kinh tế - xã hội: cơ sở vật chất, cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ chưa thật ổn định,…
* Thực trạng phát triển các cây công nghiệp và cây ăn quả
Các cây công nghiệp lâu năm
- Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.
- Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung.
- Chè: Trung du và MN Bắc Bộ và Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng), Bắc Trung Bộ.
- Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung, Bắc Trung Bộ, đảo Phú Quốc.
- Điều: Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
- Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung.
Cây công nghiệp hàng năm
Chiếm 35% diện tích phân bố ở đồng bằng, đất phù sa cổ ở trung du: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.
Phân bố cây ăn quả
- Cây ăn quả được phát triển mạnh trong những năm gần đây (chuối, cam, xoài, nhãn, vải thiều, chôm chôm và dứa).
- Các vùng cây ăn quả lớn nhất là: ĐBSCL và ĐNB, tỉnh Bắc Giang (TDMNBB).
Xem các bài viêt liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Câu 12:
17/07/2024Cho bảng số liệu.
Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về hiện trạng rừng ở nước ta?
Chọn: B.
Trong giai đoạn 2005-2014, diện tích rừng ở Tây Nguyên có xu hướng giảm nên nhận định B không đúng.
Câu 13:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đạt dưới 10% (năm 2007) tập trung chủ yếu tại:
Chọn: A.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19 (Cây công nghiệp), các tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đạt dưới 10% (màu xanh nhạt nhất) (năm 2007) tập trung chủ yếu tại: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 14:
07/10/2024Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đàn gia súc lớn ở nước ta là:
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đàn gia súc lớn ở nước ta là cần nắm được các yêu cầu của thị trường để có hướng chăn nuôi, cơ cấu chăn nuôi, thời điểm chăn nuôi phù hợp, tránh được các rủi ro.
*Tìm hiểu thêm: "Chăn nuôi gia súc ăn cỏ"
- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên.
- Đàn trâu, đàn bò có xu hướng tăng mạnh. Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (hơn 1/2 đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,… với tổng đàn khoảng 50 nghìn con.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Câu 15:
20/07/2024Vụ lúa có năng suất cao nhất trong năm ở nước ta là:
Chọn: A.
Vụ lúa đông xuân thường là vụ lúa có điều kiện thuận lợi nhất nên có năng suất cao nhất trong năm ở nước ta.
Câu 16:
16/07/2024Quốc lộ 1 không chạy qua vùng kinh tế nào sau đây?
Chọn: B.
Tây Nguyên là vùng kinh tế duy nhất mà quốc lộ 1 không chạy qua.
Câu 17:
16/07/2024Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với diện tích và năng suất lúa cả năm của nước ta, giai đoạn 2005-2014?
Đáp án: C.
Nhìn vào biểu đồ ta có 1 số nhận xét sau: Diện tích và năng suất lúa tăng liên tục qua các năm.
Câu 18:
20/07/2024Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng suy giảm chủ yếu là do:
Chọn: A.
Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng suy giảm chủ yếu là do phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
Câu 19:
21/07/2024Các vườn quốc gia ở nước ta như Cát Bà, Tam Đảo, Cúc Phương... thuộc nhóm:
Chọn: A.
Các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển đều thuộc nhóm rừng đặc dụng.
Câu 20:
14/07/2024Tam giác tăng trưởng du lịch ở phía Bắc nước ta bao gồm:
Chọn: A.
Tam giác tăng trưởng du lịch ở phía Bắc nước ta bao gồm các trung tâm du lịch: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Câu 21:
18/07/2024Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do:
Đáp án đúng là: C
C đúng.
- A sai vì cả Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đều có đất phù sa màu mỡ. Do đó, chất đất không phải là yếu tố chính quyết định sự khác biệt về năng suất lúa giữa hai vùng.
- B sai vì cả hai vùng đều sử dụng nhiều giống lúa cao sản. Việc sử dụng giống cao sản là quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến năng suất lúa cao hơn ở Đồng bằng sông Hồng.
- D sai vì kinh nghiệm của người dân là quan trọng, nhưng không phải là yếu tố chính quyết định sự khác biệt về năng suất lúa. Kinh nghiệm trong sản xuất lúa có ở cả hai vùng, nhưng chính việc đẩy mạnh thâm canh mới là yếu tố quyết định.
* Tình hình sản xuất, phân bố cây lương thực nước ta
+ Diện tích trồng lúa đã tăng mạnh.
+ Cơ cấu mùa vụ thay đổi phù hợp với từng địa phương, từng vụ.
+ Sản lượng: năng suất lúa tăng mạnh.
+ Tình hình xuất khẩu: trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, khoảng 3 - 4 triệu tấn/năm.
+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng (là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước).
+ Biện pháp: thâm canh, sử dụng giống mới.
Đồng bằng sông Cửu Long - Vựa lúa lớn nhất ở nước ta
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Giải Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Câu 22:
23/07/2024Ở nước ta, ngành công nghiệp được xem là cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải “đi trước một bước” là:
Chọn: D.
Công nghiệp điện lực là động lực cho các ngành kinh tế và được coi như cơ sở hạ tầng quan trọng nhất trong toàn bộ cơ cấu hạ tầng sản xuất. Thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp; thu hút hàng loạt ngành công nghiệp; Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nâng cao trình độ phát triển của xã hội và là một trong những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia.
Câu 23:
16/07/2024Cho biểu đồ về GDP theo thành phần kinh tế của nước ta:
(Đơn vị: %)
Biểu đồ trên thể hiện đầy đủ nội dung nào sau đây?
Đáp án: B.
Căn cứ vào dạng biểu đồ, chú gải, biểu đồ thể hiện nội dung: Quy mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và 2015.
Câu 24:
18/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hai tỉnh (thành phố) có giá trị nhập khẩu hàng hóa (năm 2007) lớn nhất nước ta là:
Chọn: C.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24 (Thương mại), quan sát cột thể hiện giá trị xuất nhập khẩu. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội có giá trị nhập khẩu hàng hóa (năm 2007) lớn nhất nước ta.
Câu 25:
16/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là:
Chọn: D.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 (Công nghiệp năng lượng), xác định kí hiệu các mỏ khí đốt đang được khai thác. Đó là, Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải.
Câu 26:
14/08/2024Công nghiệp khai thác dầu khí nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là do:
Đáp án đúng là: B
Công nghiệp khai thác dầu khí nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là do mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, công nghiệp khai thác dầu khí phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ.
→ B đúng
- A sai vì sản lượng khai thác lớn chỉ là một yếu tố, nhưng chính hiệu quả kinh tế cao và đóng góp vào nền kinh tế quốc dân mới là lý do chính giúp ngành công nghiệp khai thác dầu khí nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
- C sai vì có thị trường tiêu thụ rộng lớn không đủ để ngành khai thác dầu khí trở thành ngành công nghiệp trọng điểm; điều quan trọng là hiệu quả kinh tế và đóng góp đáng kể vào ngân sách quốc gia.
- D sai vì thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài là yếu tố hỗ trợ, nhưng không phải là lý do chính để ngành khai thác dầu khí trở thành trọng điểm; điều quan trọng là sự đóng góp lớn về hiệu quả kinh tế và chiến lược phát triển năng lượng quốc gia.
Công nghiệp khai thác dầu khí nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là do nó mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp lớn vào GDP, thu ngoại tệ mạnh và đảm bảo nguồn cung năng lượng quốc gia. Dầu khí là nguồn tài nguyên chiến lược, có giá trị xuất khẩu lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, ngành này cũng tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy sự phát triển của các ngành phụ trợ liên quan.
* Công nghiệp năng lượng
a) Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu
* Công nghiệp khai thác than
- Than antraxit: tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.
- Than nâu: phân bố ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
- Than bùn: tập trung nhiều ở khu vực U Minh.
- Sản lượng than liên tục tăng, năm 2019 đạt gần 46,4 triệu tấn.
* Công nghiệp khai thác dầu, khí
- Dầu khí nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
- Sản lượng tăng liên tục, dầu thô đạt 13,1 nghìn tấn; Khí tự nhiên 10,2 triệu m3 (2019).
- Khí đốt đang được khai thác phục vụ cho các nhà máy điện.
- Công nghiệp lọc, hoá dầu chuẩn bị ra đời với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) với công suất 6,5 triệu tấn/năm.
b) Công nghiệp điện lực
- Tiềm năng phát triển điện lực: than, dầu, trữ lượng thuỷ điện, năng lượng sức gió, sức nước,...
- Sản lượng điện tăng rất nhanh.
- Cơ cấu sản lượng điện: giai đoạn 1991 - 1996, thuỷ điện luôn chiếm hơn 70%; đến 2019, sản xuất điện từ than và khí chiếm 70% sản lượng (tỉ trọng cao nhất thuộc về điezen-tuabin khí).
- Về mạng lưới tải điện: đường dây siêu cao áp 500 KV từ Hoà Bình đi Phú Lâm (TP. Hồ Chí Mình) dài 1488km.
* Thủy điện
- Tiềm năng rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Các nhà máy thủy điện lớn:
+ Miền Bắc: Hoà Bình (1920 MW), Thác bà, Sơn La (2400 MW), Tuyên Quang (342 MW).
+ Miền trung + Tây Nguyên: Y-a-li (720 MW), Hàm Thuận - Đa Mi (300 MW), Đa Nhim,...
+ Nam: Trị An (400 MW), Thác Mơ (150 MW).
* Nhiệt điện
- Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là than, chủ yếu từ các mỏ tại Quảng Ninh, còn ở miền Trung và miền Nam lại dựa vào nguồn đầu nhập nội. Từ sau năm 1995 có thêm khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau.
- Các nhà máy nhiệt điện lớn của nước ta:
+ Bắc: Phả Lại 1 (440 MW), Phả Lại 2 (600 MW), Uông Bí, Uông Bí mở rộng, Ninh Bình.
+ Nam: Phú Mỹ (4164 MW), Bà Rịa (411 MW), Hiệp Phước (375 MW), Thủ Đức (1500 MW),…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Câu 27:
18/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ngành nào sau đây không xuất hiện ở trung tâm công nghiệp Hải Phòng?
Chọn: C.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 (Công nghiệp chung). Các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Hải Phòng là: chế biến nông sản, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí, luyện kim đen, điện tử.
Câu 28:
19/08/2024Năng suất lao động trong ngành khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp do:
Đáp án đúng là : B
- Năng suất lao động trong ngành khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp do:phương tiện khai thác còn lạc hậu.
Năng suất lao động trong ngành thủy sản còn thấp là do tàu thuyền công suất còn nhỏ, chưa thể khai thác xa bờ với những chuyến biển dài ngày, ngư cụ khai thác còn lạc hậu, thiếu các công cụ hỗ trợ cho nghề đi biển nên đánh bắt chủ yếu ở vùng ven bờ là nơi tài nguyên sinh vật biển đã bị suy giảm nhiều.
- Các đáp án khác,không phải là lý do chủ yếu dẫn đến việc Năng suất lao động trong ngành khai thác thủy sản ở nước ta thấp.
→ B đúng.A,C,D sai
* Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản
* Tình hình chung
- Sản lượng thủy sản năm 2019 hơn 8,3 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.
* Khai thác thuỷ sản
- Sản lượng khai thác hải sản năm 2019 đạt 3.777,7 nghìn tấn.
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau.
* Nuôi trồng thủy sản
Nuôi tôm
+ Nghề nuôi tôm nước lợ và tôm càng xanh phát triển mạnh.
+ Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.
+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long. Nghề nuôi tôm cũng đang phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
+ Tính đến năm 2019, sản lượng tôm nuôi là 899,8 nghìn tấn.
- Nuôi cá nước ngọt
+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, nổi bật là tỉnh An Giang.
+ Tính đến năm 2019, sản lượng cá nuôi đã lên tới 3.137,2 triệu tấn.
Xem các bài viết iên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Câu 29:
16/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác (năm 2007) cao nhất nước ta là:
Chọn: A.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 (Thủy sản – cột màu hồng), hai tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác (năm 2007) cao nhất nước ta là: Kiên Giang (315157 tấn) và Bà Rịa - Vũng Tàu (220322 tấn)
Câu 30:
18/07/2024Ngành công nghiệp chế bến sản phẩm chăn nuôi ở nước ta chưa phát triển là do:
Chọn: C.
Ngành công nghiệp chế bến sản phẩm chăn nuôi ở nước ta chưa phát triển là do các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng sữa, ... còn ở địa vị thứ yếu so với ngành trồng trọt.
Câu 31:
23/07/2024Than nâu ở nước ta tập trung nhiều ở:
Chọn: D.
Than nâu ở nước ta tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng với trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
Câu 32:
16/07/2024Ở nước ta, vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi phát triển là do:
Chọn: C.
Nhờ có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú (từ ngành trồng trọt), thị trường tiêu thụ rộng lớn (tập trung đông dân cư, gần vùng có nhu cầu cao, nhu cầu nước ngoài).
Câu 33:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7 và trang 4-5, hãy cho biết Vịnh Quy Nhơn là vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào sau đây:
Chọn: A.
Quy Nhơn là thành phố ven biển miền Trung Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định, được bình chọn là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á bởi tạp chí du lịch Rough Guides của Anh vào năm 2015.
Câu 34:
16/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn?
Chọn: A.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 (công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm) TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm có quy mô rất lớn.
Câu 35:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch nào có ý nghĩa quốc gia?
Chọn: A.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 (Du lịch), xác định kí hiệu trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia. Đà Nẵng, Hà Nội, Huế, TP.Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia.
Câu 36:
09/08/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết cây điều ở nước ta được trồng tập trung ở những vùng nào?
Đáp án đúng là ; A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19 (Cây công nghiệp), các định kí hiệu cây điều. Cây điều ở nước ta được trồng tập trung ở Tây Nguyên, DH Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
→A đúng. B, C, D sai.
* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:
- Nắm được bố cục, cấu trúc của Atlat
- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ
- Trình tự khai thác Atlat
- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Câu 37:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây có biên giới giáp với Trung Quốc và Lào?
Chọn: B.
Điện Biên là tỉnh có biên giới tiếp giáp với 2 quốc qua: Trung Quốc và Lào.
Câu 38:
21/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Sa Pa thuộc vùng khí hậu nào sau đây?
Chọn: B.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, (khí hậu), Sa Pa thuộc vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.
Câu 39:
04/08/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết trong số các hệ thống sông sau đây, hệ thống sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất?
Đáp án đúng là: C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, (Hệ thống sông – biểu đồ tròn), hệ thống sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất trong 4 sông được nêu là sông Hồng (21,91%), sông Đồng Nai (11,27%), các sông còn lại dưới 6%.
C đúng A, B, D sai.
* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:
- Nắm được bố cục, cấu trúc của Atlat
- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ
- Trình tự khai thác Atlat
- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Câu 40:
16/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Campuchia cả trên đất liền và trên biển?
Chọn: B.
Cà Mau là tỉnh không có đường biên giới trên đất liền.
Bài thi liên quan
-
Đề thi giữa kì 2 Địa Lí 12 (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi giữa kì 2 Địa Lí 12 (Đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi giữa kì 2 Địa Lí 12 (Đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 2 (Lần 1) (1089 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 2 Địa Lí 12 (9865 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 2 (Lần 2) (770 lượt thi)
- Đề thi Địa Lí Học kì 2 Địa Lí 12 (773 lượt thi)
- Đề kiểm tra học kì 2 Địa lí 12 có đáp án (Mới nhất) (1042 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 (44737 lượt thi)
- Đề kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí 12 có đáp án (Mới nhất) (10793 lượt thi)
- Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án (4260 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Lần 2) (1979 lượt thi)
- Đề thi Học kì 1 Địa Lí 12 (1502 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Lần 1) (1205 lượt thi)