Trang chủ Lớp 8 Toán Đề thi Giữa kì 1 Toán 8 có đáp án (Đề 1)

Đề thi Giữa kì 1 Toán 8 có đáp án (Đề 1)

Đề thi Giữa kì 1 Toán 8 có đáp án (Đề 9)

  • 2942 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024
Kết quả của phép tính 3x.(2 – 5xy2) là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

3x.(2 – 5xy2) = 6x – 15x2y2


Câu 2:

21/07/2024
Viết biểu thức x3– 6x2+ 12x – 8 là lập phương của một hiệu là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

x3– 6x2+ 12x – 8 = x3– 3 . x2. 2 + 3 . x . 22– 23= (x – 2)3


Câu 3:

18/07/2024
Với giá trị của x = 15 thì giá trị của biểu thức x2– 10x + 26 là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

A = x2– 10x + 26

= x2– 10x + 25 + 1

= (x – 5)2+ 1

Thay x =15 vào A ta được:

A = (15 – 5)2+ 1 = 101.


Câu 4:

18/07/2024
Rút gọn biểu thức (a + b)2– (a – b)2ta được kết quả:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

(a + b)2– (a – b)2

= (a + b – a + b)(a + b + a – b)

= 2b.2a

= 4ab


Câu 5:

18/07/2024
Hình thang cân là hình thang có:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.


Câu 6:

18/07/2024
Tứ giác ABCD có \(\widehat A = 120^\circ \), \(\widehat B = 80^\circ \), \(\widehat C = 100^\circ \) thì số đo góc \(\widehat D\) là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì ABCD là tứ giác, ta có: \(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = 360^\circ \)

\( \Rightarrow \widehat D = 360^\circ - 120^\circ - 80^\circ - 100^\circ = 60^\circ \)


Câu 7:

13/11/2024

Tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Lời giải

Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.

*Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hình bình hành hình vuông

*Lý thuyết:

1. Khái niệm

Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.

Hình bình hành là gì ? Định nghĩa, Tính chất về Hình bình hành chi tiết

2. Tính chất

Trong hình bình hành:

- Các cạnh đối bằng nhau;

- Các góc đối bằng nhau;

- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

3. Dấu hiệu nhận biết

- Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là một hình bình hành.

- Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau là một hình bình hành.

- Tứ giác có các góc đối bằng nhau là một hình bình hành.

- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là một hình bình hành.

Xem thêm

Lý thuyết Hình bình hành – Toán lớp 8 Kết nối tri thức 


Câu 8:

18/07/2024

Biểu thức (2x – 3)(4x2+ 6x + 9) bằng biểu thức:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

(2x – 3)(4x2+ 6x + 9) = (2x)3– 33= 8x3– 27


Câu 9:

30/08/2024

a) Rút gọn biểu thức A = (x – 3)(x2+ 3x + 9) + x2(2 – x).

b) Cho biểu thức: B = x2– 4 – (x + 2)(x – 1). Tính giá trị biểu thức B với x = –1.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

a) A = (x – 3)(x2+ 3x + 9) + x2(2 – x)

= x3– 27 + 2x2– x3

= 2x2 – 27

b) B = x2– 4 – (x + 2)(x – 1)

= (x – 2)(x + 2) – (x + 2)(x – 1)

= (x + 2).(–1)

Với x = –1 ta có: B = (–1 + 2).(–1) = 1.

*Giải thích

+ Với hai số a, b bất kì ta thức hiện phép tính:

(a + b).(a2 – ab + b2) = a3 – a2b + ab2 + a2b – ab2 + b3 = a3 + b3

Vậy (a + b).(a2 – ab + b2) = a3 + b3.

+ Với A, B là hai biểu thức bất kì, ta có:

A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2).

* Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Bài giảng Toán 8 Bài 8: Tổng và hiệu hai lập phương - Kết nối tri thức

Giải Toán 8 Bài 8: Tổng và hiệu hai lập phương


Câu 10:

22/07/2024
Phân tích đa thức sau thành nhân tử:

a) x3– 4x2;

b) 3x2+ 5y – 3xy – 5x ;

c) x2+ 10x + 25 – 4y2.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

a) x3– 4x2= x2(x – 4)

b) 3x2+ 5y – 3xy – 5x

= 3x(x – y) – 5(x – y)

= (x – y)(3x – 5)

c) x2+ 10x + 25 – 4y2

= (x + 5)2– 4y2

= (x + 5 + 2y)(x + 5 – 2y)


Câu 11:

23/07/2024
Tìm x:

a) 3(x – 2) + 4 = 0;

b) x2– 6x + 9 = 0;

c) x2– 3x + 2 = 0.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

a) 3(x – 2) + 4 = 0

\[ \Leftrightarrow x--2 = - {\rm{ }}\frac{4}{3}\;\]

\[ \Leftrightarrow x = \frac{2}{3}\]

Vậy \[x = \frac{2}{3}\].

b) x2– 6x + 9 = 0

⇔ (x – 3)2= 0

⇔ x – 3 = 0

⇔ x = 3

Vậy x = 3.

c) x2– 3x + 2 = 0

⇔ x2– 2x – x + 2 = 0

⇔ (x – 2)(x – 1) = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 2 = 0\\x - 1 = 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = 1\end{array} \right.\)

Vậy x = 2 và x = 1.


Câu 12:

23/07/2024
Cho hình bình hành ABCD. Gọi M là trung điểm của AB. Từ A kẻ đường thẳng song song với MC cắt DC tại N.

a) Chứng minh: Tứ giác AMCN là hình bình hành.

b) Trên thì BC lấy điểm I sao cho: CI = BC Chứng mình: AC = DI.

c) Gọi O là giao điểm của AC và MN. Chứng minh: NO là đường trung bình của ΔACD.

d) Chứng minh: MC // NI.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

a) Ta có ABCD là hình bình hành (gt)

⇒ AB // CD; AB = CD; AD // BC; AD = BC

Mà M thuộc AB, N thuộc DC ⇒ AM // NC

Xét tứ giác AMCN có:

AM // NC (chứng minh trên)

AN // MC (giả thiết)

⇒ Tứ giác AMCN là hình bình hành.

b) AD // BC; I thuộc BC

⇒ AD // CI

Vì AD = BC (cmt); CI = BC (gt)

⇒ AD = CI

Xét tứ giác ACID có:

AD // CI (cmt)

AD = CI (cmt)

⇒ tứ giác ACID là hình bình hành

⇒ AC = DI.

c) AMCN là hình bình hành

⇒ AM = NC; O là trung điểm của AC

mà \[AM = \frac{1}{2}AB\] (M là trung điểm AB); AB = CD (cmt)

\[ \Rightarrow NC = \frac{1}{2}CD\]

⇒ N là trung điểm của CD

Xét ΔACD có:

O là trung điểm của AC (cmt)

N là trung điểm của CD (cmt)

⇒ NO là đường trung bình của ΔACD.

d) Tứ giác ACID có:

AC = DI

AD // CI

⇒ ACID là hình bình hành

Có N là trung điểm của CD

⇒ N là trung điểm AI

⇒ AN = NI, I thuộc AN

Ta có: MC // AN (AMCN là hình bình hành); I thuộc AN

⇒ MC // NI.


Câu 13:

23/07/2024
Tìm y để giá trị của biểu thức A = 4 + 8y2– y4là lớn nhất.
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

A = 4 + 8y2− y4

= − (y4− 8y2+ 16) + 20

= − (y2−4)2+ 20

Do (y2 − 4)2≥ 0 với mọi y

⇔ − (y2 − 4)2≤ 0 với mọi y

⇔ − (y2 − 4)2+ 20 ≤ 20 với mọi y

Dấu " = " xảy ra khi y2− 4 = 0 ⇒ y = ±2

Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức A = 20 khi y = ± 2.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương