Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (30 đề)
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 20)
-
5489 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Chiến thắng nào sau đây khẳng định quân dân Miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ”?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 175.
Cách giải: Chiến thắng Vạn Tường khẳng định quân dân Miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ”.
Chọn A.
Câu 2:
01/09/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?
Đáp án đúng là : C
- Tạo ra ưu thế trên bàn đàm phán, buộc ta phải kí hiệp định có lợi cho Mĩ,không phản ánh âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 178.
Cách giải:
- Nội dung phương án A, B, D là âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
- Nội dung phương án C không phải là âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954).
Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc theo vĩ tuyến 17.
- Miền Bắc:
+ 10/10/1954, quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội. Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô.
+ Tháng 5/1955, Pháp rút khỏi miền Bắc, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng => cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cơ bản hoàn thành.
+ Hậu quả chiến tranh để lại nặng nề.
- Miền Nam:
+ Tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc theo điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ.
+ Mĩ nhảy vào miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
* Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng hai miền Bắc – Nam trong những năm 1954 – 1975.
- Nhiệm vụ của miền Bắc: miền Bắc đã được giải phóng nên phải nhanh chóng tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh; đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc vững mạnh, trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
- Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam: do vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, nên miền Nam phải tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
⇒ Nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền Nam – Bắc là đấu tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Vai trò của cách mạng hai miền Bắc – Nam trong những năm 1954 – 1975.
- Miền Bắc là hậu phương vững chắc cho cách mạng cả nước, nên có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam.
- Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai.
⇒ Cách mạng hai miền có mối quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Đây là mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến.
* Điểm độc đáo của cách mạng Việt Nam trong nhứng năm 1954 – 1975: Một Đảng thống nhất lãnh đạo một đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau; thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện một mục tiêu chung là thống nhất đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
I. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ Ở MIỀN NAM
1. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam
Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- “Chiến tranh Cục bộ” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- Âm mưu: dựa vào ưu thế quân sự, với quân số đông, vũ khí hiện đại, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực, hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang cách mạng của Việt Nam trở về thế bị động, phòng ngự.
- Thủ đoạn:
+ Ồ ạt đưa quân Mĩ, quân đồng minh và miền Nam Việt Nam (quân số lúc cao nhất lên tới gần 1.5 triệu tên, trong đó, hơn nửa triệu là quân Mĩ).
+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn.
+ Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt cộng”
+ Đẩy mạnh các hoạt động phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân Miền Nam đã kiên cường chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” và đạt được nhiều thắng lợi.
* Mặt trận quân sự:
- Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).
+ Mờ sáng ngày 18/8/1965, Mĩ huy động 9000 quân, 105 xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay phản lực chiến đấu, 6 tàu chiến, mở cuộc hành quân Vạn Tường.
+ Sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực của quân Giải phóng miền Nam cùng với dân quân du kích tại địa phương đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 địch, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay.
=> Mở ra khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”.
- Đập tan cuộc phản công của địch trong hai mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967).
Lược đồ trận Vạn Tường – Quảng Ngãi (tháng 8/1965)
=> Mở ra khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”.
- Đập tan cuộc phản công của địch trong hai mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967).
+ Trong mùa khô 1965 – 1966, địch mở cuộc phản công lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V. => Quân ta trong thế trận Chiến tranh nhân dân đã chặn đánh, tiêu diệt địch ở nhiều hướng, loại khỏi vòng chiến đấu 104 000 tên địch, cùng nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh.
+ Trong mùa khô 1966 – 1967, địch miwr cuộc phản công với 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định lớn. => Quân dân Miền Nam anh dũng chiến đấu, loại khỏi vòng chiến 151 000 tên địch cùng nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh.
- Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
=> Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”, đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
* Mặt trận chính trị - ngoại giao
- Ở hầu khắp các vùng nông thôn, nông dân đã đứng lên đấu tranh chống phá ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược”.
- Tại các thành thị, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, học sinh, sinh viên, Phật tử,... diễn ra mạnh mẽ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 3:
11/07/2024Chiến thuật được sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ – nguy là gì?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 169.
Cách giải: Chiến thuật được sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ – ngụy là “Trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
Chọn A.
Câu 4:
15/07/2024Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của đế quốc Mĩ được tiến hành sau thất bại của
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 180.
Cách giải:
Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh(1969 – 1973) của đế quốc Mĩ được tiến hành sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Chọn B.
Câu 5:
17/07/2024Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 76 – 77.
Cách giải:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nông nghiệp và khai thác mỏ.
Chọn C.
Câu 6:
11/07/2024Nội dung nào phản ánh điểm giống nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh"?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A chọn vì điểm giống nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" là quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ lực.
B loại vì chỉ đúng với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
C loại vì trong cả hai chiến lược chiến tranh trên, vai trò của cố vấn Mỹ không giảm dần. Riêng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” thì chưa có sự tham chiến của quân Mĩ.
D loại vì Mĩ vẫn tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn và số lượng viện trợ về tiền, vũ khí, ... không giảm.
Chọn A.
Câu 7:
19/07/2024Yếu tố nào sau đây quyết định sự xuất hiện khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A chọn vì chính những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng là yếu tố quyết định sự xuất hiện khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Cụ thể: - Chuyển biến về kinh tế Kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ít nhiều đã có những chuyển biến mới. Cơ sở hạ tầng được đầu tư mở rộng, 1 số ngành công nghiệp nhẹ được chú trọng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào nước ta.
- Chuyển biến về xã hội: Những chuyển biến về kinh tế kéo theo những chuyển biến về xã hội. Xã hội Việt Nam xuất hiện thêm giai cấp công nhân và tầng lớp tư sản, tiểu tư sản. Đây là cơ sở, điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới ở đầu thế kỉ XX.
- Chuyển biến về tư tưởng: các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ đã nhận thức được sự lạc hậu, lỗi thời của tư tưởng phong kiến, họ tiếp nhận tư tưởng mới được dội vào Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đó là tư tưởng dân chủ tư sản thông qua các tân thư, tân báo của Trung Hoa, Nhật Bản. .
B loại vì phải đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thì tư sản và tiểu tư sản mới trở thành giai cấp.
C, D loại vì chỉ nêu lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến hay sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến là chưa đầy đủ.
Chọn A.
Câu 8:
21/07/2024Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 42.
Cách giải:
Chính sách mới của Tổng thống Mĩ - Rudoven đã phát huy tác dụng trên thực tế không phải là nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính sách này được áp dụng trong thời kì giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở nước Mĩ. Tức là trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.
Chọn D.
Câu 9:
11/07/2024Âm mưu của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 180.
Cách giải: Âm mưu của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ là dùng người Việt đánh người Việt.
Chọn D.
Câu 10:
17/07/2024Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (tháng 7 -1936) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là gì?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 100.
Cách giải: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (tháng 7 -1936) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là chống đế quốc, chống phong kiến.
Chọn C.
Câu 11:
22/07/2024Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945) được Đảng Cộng sản Đông Dương phát động trong bối cảnh nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 112 – 133, suy luận.
Cách giải:
Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945) được Đảng Cộng sản Đông Dương phát động trong bối cảnh quân phiệt Nhật đã đảo chính Pháp và độc chiếm Đông Dương.
Chọn A.
Câu 12:
17/07/2024Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II (tháng 2 – 1951) quyết định đổi tên Đảng thành
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 140.
Cách giải: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II (tháng 2 – 1951) quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam.
Chọn B.
Câu 13:
15/09/2024Phong trào 1930 – 1931 diễn ra trong bối cảnh nào?
Đáp án đúng là: B
Giải thích: A loại và phong trào nổ ra trong giai đoạn đang diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
B chọn vì phong trào 1930 – 1931 diễn ra trong bối cảnh Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp chính trị. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.
C loại vì khủng hoảng bao gồm cả kinh tế, chính trị và xã hội.
D loại vì nhân dân thế giới bắt đầu đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít từ sau năm 1933 khi chủ nghĩa phát xít đã và đang hình thành ở 1 số nước.
*Tìm hiểu thêm: "Phong trào cách mạng 1930 – 1931."
a. Nguyên nhân bùng nổ.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam: kinh tế khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng; đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn. => Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
- Chính sách đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp khiến cho đời sống chính trị - xã hội ở Việt Nam ăng thẳng => tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam ngày càng lên cao.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh.
⇒ Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên nhân quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
Câu 14:
17/07/2024Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 – 1941) có ý nghĩa
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 109.
Cách giải: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 – 1941) có ý nghĩa hoàn chỉnh chủ trương của Đảng được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11 – 1939.
Chọn C
Câu 15:
21/07/2024Chương trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) diễn ra trong hoàn cảnh nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 76, suy luận.
Cách giải:
Chương trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) diễn ra trong hoàn cảnh Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại hậu quả rất nặng nề, nền kinh tế Pháp đang gặp khó khăn.
Chọn C.
Câu 16:
01/10/2024Trong giai đoạn 1975 – 1979, nhân dân ta phải tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Trong giai đoạn 1975 – 1979, nhân dân ta phải tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam.
*Tìm hiểu thêm: "ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC 1975 – 1979"
1. Bảo vệ biên giới Tây Nam
- Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn Khơ e đỏ do Pônpốt cầm đầu xâm phạm lãnh thổ nước ta:
+ Tháng 5/1975, quân Khơme đỏ đánh chiếm Phú Quốc và đảo Thổ Chu.
+ Ngày 22/12/1978, quân Khơme đỏ tấn công nước ta từ Hà Tiên đến Tây Ninh.
⇒ Quân ta phản công,tiêu diệt toàn bộ quân xâm lược.
- Ngày 7/1/1979 quân đội Việt Nam cùng với lực lượng cách mạng Campuchia tiến công, xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôn pốt,giải phóng Phnôm Pênh (7/1/1979)
2. Bảo vệ biên giới phía Bắc
- Hành động thù địch của Trung Quốc:
+ Ủng hộ hành động xâm lược Việt Nam của tập đoàn Pôn pốt.
+ Khiêu khích dọc biên giới phía Bắc, dựng nên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia.
+ Tấn công biên giới phía Bắc ngày 17/2/1979 từ Móng Cái đến Phong Thổ (Lai Châu).
⇒ Nhân dân Việt Nam ở 6 tỉnh phía Bắc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, đến ngày 18/3/1979 Trung Quốc rút quân.
Câu 17:
16/07/2024Bài học từ việc ký Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) được vận dụng trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam hiện nay là
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A loại vì nguyên tắc không đổi là đảm bảo độc lập, chủ quyền của dân tộc.
B loại vì thời điểm kí Hiệp định Sơ bộ ta chưa có sự ủng hộ từ quốc tế và việc nhận sự ủng hộ từ quốc tế không có điều kiện là chưa phù hợp.
C loại vì ta nhân nhượng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không đổi là đảm bảo độc lập, chủ quyền của dân tộc.
Chọn D.
Câu 18:
22/07/2024Trong những năm 1950 - 1973, nước Tây Âu nào sau đây đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 48.
Cách giải: Trong những năm 1950 - 1973, Pháp là nước Tây Âu thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ.
Chọn A.
Câu 19:
17/07/2024Sự khác biệt giữa phong trào nông dân Nghệ - Tĩnh với phong trào đấu tranh cả nước trong năm 1930 là gì?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A loại vì trong phong trào 1930 – 1931, khẩu hiệu đấu tranh được nêu cụ thể là “đả đảo đế quốc”, “đả đảo phong kiến”.
B loại vì mục tiêu cao nhất chính là đánh đổ đế quốc để giành độc lập.
C loại và phong trào 1930 – 1931 có sự tham gia của cả lực lượng vũ trang.
Chọn D.
Câu 20:
11/07/2024Bước sang năm 1953, thái độ của Pháp về cuộc chiến tranh ở Đông Dương có thay đổi gì?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A, D loại vì thời điểm năm 1953 Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam nên Pháp muốn kết thúc chiến tranh trong danh dự bằng 1 thắng lợi quân sự quyết định.
B loại vì năm 1953 ta và Pháp chưa tiến hành đàm phán.
Chọn C.
Câu 21:
11/07/2024Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến phong trào “Đồng khởi” (1919 – 1960)?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A, B, C loại vì nội dung của các phương án này là một nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam.
D chọn vì nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam đã soi sáng con đường đấu tranh cho nhân dân miền Nam và là nguyên nhân quyết định dẫn tới bùng nổ phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam.
Chọn D.
Câu 22:
12/07/2024Vào ngày 10 – 10 – 1954 đã diễn ra sự kiện nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 157.
Cách giải: Vào ngày 10 – 10 – 1954, quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội.
Chọn A.
Câu 23:
17/07/2024Phong trào "vô sản hoá" do tổ chức nào sau đây phát động?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 84.
Cách giải: Phong trào "vô sản hoá" do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động.
Chọn C.
Câu 24:
11/07/2024Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hoá đối với Việt Nam?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 70.
Cách giải: Đảng ta nhận định toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.
Chọn B.
Câu 25:
23/07/2024Trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 - những năm 70), Liên Xô đã đạt được thành tựu nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 11.
Cách giải: Trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 - những năm 70), Liên Xô đã trở thành nước đi đầu trong các ngành công nghiệp mới như: công nghiệp điện hạt nhân, công nghiệp vũ trụ.
Chọn B.
Câu 26:
21/07/2024Hội nghị Ianta (2 – 1945) đã họp ở đâu?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 4.
Cách giải:
Hội nghị Ianta (2 – 1945) đã họp ở Liên Xô.
Chọn D.
Câu 27:
11/07/2024Sự kiện nào đã đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 124, suy luận.
Cách giải: Triều đình kí Hiệp ước Hácmăng và Hiệp ước Patonốt đã đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp.
Chọn D.
Câu 28:
17/07/2024Nước nào sau đây tuyên bố độc lập và thành lập chế độ cộng hoà sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 25.
Cách giải: Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập chế độ cộng hoà sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Chọn C.
Câu 29:
17/07/2024Thắng lợi tiêu biểu của quân và dân ta vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975 là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 191.
Cách giải: Thắng lợi tiêu biểu của quân và dân ta vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975 là chiến thắng Đường 14 - Phước Long
Chọn C.
Câu 30:
17/07/2024Hội nghị nào của Đảng đã xác định kẻ thù của cách mạng miền Nam là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 190.
Cách giải: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 đã xác định kẻ thù của cách mạng miền Nam là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
Chọn C.
Câu 31:
17/07/2024Tình hình Campuchia trong những năm 1979 – 1989 mang đặc điểm gì sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 28, suy luận.
Cách giải:
Tình hình Campuchia trong những năm 1979 – 1989 mang đặc điểm là diễn ra cuộc nội chiến giữa lực lượng của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia với các phe phái đối lập, chủ yếu là lực lượng Khơme Đỏ.
Chọn D.
Câu 32:
23/07/2024Hoạt động nào sau đây diễn ra trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 91.
Cách giải:
A chọn vì đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm diễn ra trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam.
B loại vì nội dung phương án này thuộc phong trào 1936 – 1939.
C loại vì nội dung phương án này thuộc giai đoạn 1939 – 1945.
D loại vì nội dung phương án này thuộc giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Chọn A.
Câu 33:
17/07/2024Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A loại vì nội dung này thuộc về kinh tế từ những năm 70 trở đi. Bên cạnh đó, Nhật không có chính sách đối ngoại cạnh tranh với Mĩ mà là liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C loại vì Nhật có chính sách tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á từ cuối thập kỉ 70 của thế kỉ XX. Đây không phải là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D loại vì nội dung phương án này không phải là đặc điểm của chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn B.
Câu 34:
17/07/2024Trong những năm đầu khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã
Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 109 - 110, suy luận.
Cách giải: Trong những năm đầu khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã cùng nhân dân Việt Nam đánh Pháp.
Chọn B.
Câu 35:
17/07/2024Ý nghĩa nào sau đây là của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 134, suy luận.
Cách giải: Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp và buộc phải chuyển sang “đánh lâu dài” với ta.
Chọn A.
Câu 36:
17/07/2024Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự mở đầu cách mạng Cuba chống lại chế độ độc tài Batixta?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 39.
Cách giải: Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa đánh dấu sự mở đầu cách mạng Cuba chống lại chế độ độc tài Batista.
Chọn B.
Câu 37:
17/07/2024Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1954 - 1975 là gì?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A chọn vì dưới sự lãnh đạo chung của Đảng, mỗi miền thực hiện nhiệm vụ riêng cho phù hợp với tình hình và nằm trong mục tiêu chung là chống Mỹ, cứu nước.
B, C, D loại vì đây là đặc điểm nhưng chưa thể hiện sự độc đáo.
Chọn A.
Câu 38:
17/07/2024Cuối tháng 8 - 1945, quân đội của các nước Đồng minh nào sau đây đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 121, suy luận.
Cách giải: Cuối tháng 8 - 1945, Anh, Trung Hoa Dân quốc là quân đội của các nước Đồng minh có mặt trên lãnh thổ Việt Nam.
Chọn D.
Câu 39:
13/07/2024Sự kiện nào sau đây chứng tỏ rằng “chiến tranh lạnh" đã bao trùm cả thế giới?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 59.
Cách giải: Sự ra đời của tổ chức quân sự NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va chứng tỏ rằng “chiến tranh lạnh" đã bao trùm cả thế giới.
Chọn B.
Câu 40:
17/07/2024Nét nổi bật của tình hình Việt Nam từ sau tháng 9 - 1940 là gì?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 103, suy luận.
Cách giải:
Cuối tháng 9/1940, quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung tiến vào miền Bắc nước ta. Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng quân Nhật. Phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp, dùng nó để vơ vét kinh tế phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và đàn áp phong trào cách mạng.
+ Nét nổi bật của tình hình Việt Nam từ sau tháng 9 - 1940 là Việt Nam bị đặt dưới ách thống trị của Nhật - Pháp.
Chọn B.
Bài thi liên quan
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-