Câu hỏi:
19/07/2024 132Yếu tố nào sau đây quyết định sự xuất hiện khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng.
B. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản.
C. Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến.
D. Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến.
Trả lời:
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A chọn vì chính những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng là yếu tố quyết định sự xuất hiện khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Cụ thể: - Chuyển biến về kinh tế Kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ít nhiều đã có những chuyển biến mới. Cơ sở hạ tầng được đầu tư mở rộng, 1 số ngành công nghiệp nhẹ được chú trọng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào nước ta.
- Chuyển biến về xã hội: Những chuyển biến về kinh tế kéo theo những chuyển biến về xã hội. Xã hội Việt Nam xuất hiện thêm giai cấp công nhân và tầng lớp tư sản, tiểu tư sản. Đây là cơ sở, điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới ở đầu thế kỉ XX.
- Chuyển biến về tư tưởng: các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ đã nhận thức được sự lạc hậu, lỗi thời của tư tưởng phong kiến, họ tiếp nhận tư tưởng mới được dội vào Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đó là tư tưởng dân chủ tư sản thông qua các tân thư, tân báo của Trung Hoa, Nhật Bản. .
B loại vì phải đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thì tư sản và tiểu tư sản mới trở thành giai cấp.
C, D loại vì chỉ nêu lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến hay sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến là chưa đầy đủ.
Chọn A.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hoạt động nào sau đây diễn ra trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?
Câu 3:
Trong giai đoạn 1975 – 1979, nhân dân ta phải tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ
Câu 4:
Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945) được Đảng Cộng sản Đông Dương phát động trong bối cảnh nào sau đây?
Câu 5:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 – 1941) có ý nghĩa
Câu 6:
Bước sang năm 1953, thái độ của Pháp về cuộc chiến tranh ở Đông Dương có thay đổi gì?
Câu 7:
Âm mưu của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ là
Câu 8:
Nội dung nào sau đây không phản ánh âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?
Câu 9:
Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của đế quốc Mĩ được tiến hành sau thất bại của
Câu 10:
Nội dung nào phản ánh điểm giống nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh"?
Câu 11:
Sự kiện nào sau đây chứng tỏ rằng “chiến tranh lạnh" đã bao trùm cả thế giới?
Câu 12:
Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến phong trào “Đồng khởi” (1919 – 1960)?
Câu 13:
Bài học từ việc ký Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) được vận dụng trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam hiện nay là
Câu 14:
Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hoá đối với Việt Nam?
Câu 15:
Chương trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) diễn ra trong hoàn cảnh nào sau đây?