Câu hỏi:
01/09/2024 199Nội dung nào sau đây không phản ánh âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?
A. Phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc.
C. Tạo ra ưu thế trên bàn đàm phán, buộc ta phải kí hiệp định có lợi cho Mĩ.
D. Làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Tạo ra ưu thế trên bàn đàm phán, buộc ta phải kí hiệp định có lợi cho Mĩ,không phản ánh âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 178.
Cách giải:
- Nội dung phương án A, B, D là âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
- Nội dung phương án C không phải là âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954).
Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc theo vĩ tuyến 17.
- Miền Bắc:
+ 10/10/1954, quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội. Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô.
+ Tháng 5/1955, Pháp rút khỏi miền Bắc, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng => cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cơ bản hoàn thành.
+ Hậu quả chiến tranh để lại nặng nề.
- Miền Nam:
+ Tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc theo điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ.
+ Mĩ nhảy vào miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
* Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng hai miền Bắc – Nam trong những năm 1954 – 1975.
- Nhiệm vụ của miền Bắc: miền Bắc đã được giải phóng nên phải nhanh chóng tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh; đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc vững mạnh, trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
- Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam: do vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, nên miền Nam phải tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
⇒ Nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền Nam – Bắc là đấu tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Vai trò của cách mạng hai miền Bắc – Nam trong những năm 1954 – 1975.
- Miền Bắc là hậu phương vững chắc cho cách mạng cả nước, nên có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam.
- Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai.
⇒ Cách mạng hai miền có mối quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Đây là mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến.
* Điểm độc đáo của cách mạng Việt Nam trong nhứng năm 1954 – 1975: Một Đảng thống nhất lãnh đạo một đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau; thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện một mục tiêu chung là thống nhất đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
I. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ Ở MIỀN NAM
1. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam
Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- “Chiến tranh Cục bộ” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- Âm mưu: dựa vào ưu thế quân sự, với quân số đông, vũ khí hiện đại, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực, hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang cách mạng của Việt Nam trở về thế bị động, phòng ngự.
- Thủ đoạn:
+ Ồ ạt đưa quân Mĩ, quân đồng minh và miền Nam Việt Nam (quân số lúc cao nhất lên tới gần 1.5 triệu tên, trong đó, hơn nửa triệu là quân Mĩ).
+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn.
+ Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt cộng”
+ Đẩy mạnh các hoạt động phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân Miền Nam đã kiên cường chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” và đạt được nhiều thắng lợi.
* Mặt trận quân sự:
- Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).
+ Mờ sáng ngày 18/8/1965, Mĩ huy động 9000 quân, 105 xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay phản lực chiến đấu, 6 tàu chiến, mở cuộc hành quân Vạn Tường.
+ Sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực của quân Giải phóng miền Nam cùng với dân quân du kích tại địa phương đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 địch, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay.
=> Mở ra khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”.
- Đập tan cuộc phản công của địch trong hai mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967).
Lược đồ trận Vạn Tường – Quảng Ngãi (tháng 8/1965)
=> Mở ra khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”.
- Đập tan cuộc phản công của địch trong hai mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967).
+ Trong mùa khô 1965 – 1966, địch mở cuộc phản công lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V. => Quân ta trong thế trận Chiến tranh nhân dân đã chặn đánh, tiêu diệt địch ở nhiều hướng, loại khỏi vòng chiến đấu 104 000 tên địch, cùng nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh.
+ Trong mùa khô 1966 – 1967, địch miwr cuộc phản công với 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định lớn. => Quân dân Miền Nam anh dũng chiến đấu, loại khỏi vòng chiến 151 000 tên địch cùng nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh.
- Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
=> Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”, đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
* Mặt trận chính trị - ngoại giao
- Ở hầu khắp các vùng nông thôn, nông dân đã đứng lên đấu tranh chống phá ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược”.
- Tại các thành thị, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, học sinh, sinh viên, Phật tử,... diễn ra mạnh mẽ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hoạt động nào sau đây diễn ra trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?
Câu 3:
Trong giai đoạn 1975 – 1979, nhân dân ta phải tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ
Câu 4:
Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945) được Đảng Cộng sản Đông Dương phát động trong bối cảnh nào sau đây?
Câu 5:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 – 1941) có ý nghĩa
Câu 6:
Bước sang năm 1953, thái độ của Pháp về cuộc chiến tranh ở Đông Dương có thay đổi gì?
Câu 7:
Âm mưu của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ là
Câu 8:
Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của đế quốc Mĩ được tiến hành sau thất bại của
Câu 9:
Sự kiện nào sau đây chứng tỏ rằng “chiến tranh lạnh" đã bao trùm cả thế giới?
Câu 10:
Nội dung nào phản ánh điểm giống nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh"?
Câu 11:
Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến phong trào “Đồng khởi” (1919 – 1960)?
Câu 12:
Bài học từ việc ký Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) được vận dụng trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam hiện nay là
Câu 13:
Yếu tố nào sau đây quyết định sự xuất hiện khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Câu 14:
Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hoá đối với Việt Nam?
Câu 15:
Chương trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) diễn ra trong hoàn cảnh nào sau đây?