Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (30 đề)
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 10)
-
5874 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925, giai cấp tổ chức cuộc vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 80.
Cách giải: Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925, giai cấp tổ chức cuộc vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam là tư sản.
Chọn D.
Câu 2:
20/07/2024Trong những năm 1975-1979, nhân dân Việt Nam phải tiến hình các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 206 – 207.
Cách giải: Trong những năm 1975-1979, nhân dân Việt Nam phải tiến hình các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam.
Chọn B.
Câu 3:
19/07/2024Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 11.
Cách giải: Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
Chọn B.
Câu 4:
20/07/2024Đông Dương Cộng sản đang ra đời năm 1929 ở Việt Nam từ sự phân hóa của tổ chức
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 87.
Cách giải: Đông Dương Cộng sản đang ra đời năm 1929 ở Việt Nam từ sự phân hóa của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Chọn B.
Câu 5:
20/07/2024Tại Đại hội lần thứ VII (1935), Quốc tế Công sàn xác định nhiệm vụ trước mặt của cách mạng thế giới là chống
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 98.
Cách giải: Tại Đại hội lần thứ VII (1935), Quốc tế Công sàn xác định nhiệm vụ trước mặt của cách mạng thế giới là chống phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
Chọn A.
Câu 6:
20/07/2024Một trong những mục tiêu của Mĩ khi triển khai chiến lược toàn cầu là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 44.
Cách giải: Một trong những mục tiêu của Mĩ khi triển khai chiến lược toàn cầu là ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
Chọn C.
Câu 7:
19/07/2024Một trong những mục tiêu của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu-đông năm1950 là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 136.
Cách giải: Một trong những mục tiêu của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 là mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
Chọn A.
Câu 8:
20/07/2024Trong những năm 1947-1991, sự kiện nào đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 62 – 63.
Cách giải: Định ước Henxinki được kí kết giữa 33 nước châu Âu cùng Mỹ và Canada đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.
Chọn C.
Câu 9:
20/07/2024Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi văn kiện nào tới Hội nghị Vécxai?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 81.
Cách giải: Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxai.
Chọn C.
Câu 10:
20/07/2024Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức chính trị nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 33.
Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
Chọn A.
Câu 11:
20/07/2024Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh quốc tế như thế nào?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A chọn vì ASEAN ra đời trong bối cảnh nhiều tổ chức hợp tác khu vực đã ra đời như khối thị trường chung châu Âu, ...
B, D loại vì Trật tự thế giới hai chức Ianta sụp đổ và Chiến tranh lạnh chấm dứt năm 1991 còn ASEAN thành lập năm 1967.
C loại vì chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn vào thập kỉ cuối của thế kỉ XX còn ASEAN thành lập năm 1967.
Chọn A.
Câu 12:
20/07/2024Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền độc tài quân sự ở các nước Mĩ Latinh được thành lập với sự giúp đỡ của
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 39.
Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền độc tài quân sự ở các nước Mĩ Latinh được thành lập với sự giúp đỡ của Mĩ.
Chọn D.
Câu 13:
19/07/2024Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 1941) xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chỉnh quyền ở Việt Nam là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 109.
Cách giải: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chỉnh quyền ở Việt Nam là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Chọn B.
Câu 14:
20/07/2024Quân đội nước nào với danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiếm đóng Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 53.
Cách giải: Quân đội Mĩ với danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiếm đóng Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952.
Chọn B.
Câu 15:
23/07/2024Đầu năm 1945, các cường quốc Đồng minh triệu tập Hội nghị Ianta với nhiệm vụ cấp bách nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 5.
Cách giải: Đầu năm 1945, các cường quốc Đồng minh triệu tập Hội nghị Ianta với nhiệm vụ cấp bách là nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Chọn C.
Câu 16:
19/07/2024Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới” là bản chất của
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 69.
Cách giải: Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới” là bản chất của toàn cầu hóa.
Chọn B.
Câu 17:
20/07/2024Trong những năm 1954-1975, sự kiện nào đánh dấu cách mạng Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho ngụy nhào"?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 190, 197, suy luận.
Cách giải: Đại thắng mùa xuân năm 1975 đánh dấu cách mạng Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho ngụy nhào".
Chọn C.
Câu 18:
19/07/2024Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân đân Việt Nam thắng lợi buộc Mĩ phải
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 183.
Cách giải: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân đân Việt Nam thắng lợi buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Chọn A.
Câu 19:
20/07/2024Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết căn bản nạn đói ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 124.
Cách giải: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết căn bản nạn đói ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi tăng gia sản xuất.
Chọn D.
Câu 20:
20/07/2024Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2-1951) có ý nghĩa là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 141.
Cách giải: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2-1951) có ý nghĩa là Đại hội kháng chiến thắng lợi.
Chọn C.
Câu 21:
20/07/2024Một trong những vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A, C loại vì Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đi theo con đường vô sản.
D loại vì phải từ phong trào 1936 – 1939 thì mới có mặt trận dân tộc thống nhất.
Chọn B.
Câu 22:
20/07/2024Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1952-1973?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 55.
Cách giải: Nhật Bản không có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thậm chí là 1 nước nghèo tài nguyên.
Chọn B.
Câu 23:
23/07/2024Phong trào “Đồng khởi (1959-1960) của nhân dân miền Nam Việt Nam thắng lợi đã
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 164.
Cách giải: Phong trào “Đồng khởi? (1959-1960) của nhân dân miền Nam Việt Nam thắng lợi đã giáng đón nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
Chọn B.
Câu 24:
19/07/2024Hiệp định Sơ bộ Việt-Pháp (6-3-1946) được ký kết trong bối cảnh nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 128.
Cách giải: Pháp và Trung Hoa Dân quốc thoả hiệp, ki Hiệp ước Hoa-Pháp. Hiệp ước này đặt nhân dân ta trước 2 con đường để lựa chọn hoặc cầm súng lên chiến đấu chống Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù. → Đảng đã chọn giải pháp hòa để tiến và kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946.
Chọn D.
Câu 25:
22/07/2024Kế hoạch quân sự đầu tiên của thực dẫn Pháp có sự can thiệp của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1954) là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 136.
Cách giải: Kế hoạch quân sự đầu tiên của thực dân Pháp có sự can thiệp của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1954) là kế hoạch Rove.
Chọn A.
Câu 26:
20/07/2024Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương quy định ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải-Quảng Trị) làm
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 154.
Cách giải: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương quy định ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải-Quảng Trị) làm giới tuyển quân sự tạm thời.
Chọn A.
Câu 27:
08/10/2024Tính chất của phong trào Cần Vương (1885-1896) ở Việt Nam là
Đáp án đúng là: D
Giải thích: A loại và phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước nhưng không mang tính cách mạng do mục tiêu là chống Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến. Mà lúc này chế độ phong kiến đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp.
B loại và phong trào Cần vương đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết (giai đoạn 1885 - 1888) và văn thân, sĩ phu yêu nước (giai đoạn 1888 – 1896).
C loại vì lúc này giai cấp tư sản Việt Nam chưa hình thành.
D chọn vì phong trào Cần vương là phong trào yêu nước đi theo ý thức hệ phong kiến.
*Tìm hiểu thêm: "Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương"
a. Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888.
- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì.
- Cuộc đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...
- Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi rơi vào tay Pháp và bị lưu đày sang An-giê-ri.
b. Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896
- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Địa bàn: thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.
- Cuộc đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa Hùng Lĩnh, khởi nghĩa Hương Khê…
- Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.
c. Tính chất của phong trào: là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp mang ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
Câu 28:
31/12/2024Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là
Đáp án đúng là: C
Trong giai đoạn 1919 – 1930, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
→ C đúng
- A sai vì Trần Phú là người soạn thảo Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- B sai vì soạn thảo và đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là sự kiện diễn ra năm 1945, không phù hợp với thời gian câu hỏi đưa ra.
- D sai vì những điều kiện tiến hành Tổng khởi nghĩa diễn ra giai đoạn sau năm 1930.
-
Chuẩn bị về chính trị:
- Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, xác định con đường cách mạng vô sản là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc.
-
Chuẩn bị về tư tưởng:
- Thông qua các tác phẩm như Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã trang bị tư tưởng cách mạng cho giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
- Ông đề cao vai trò của giai cấp công nhân và đoàn kết quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
-
Chuẩn bị về tổ chức:
- Năm 1925, ông thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức các lớp huấn luyện cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc), đào tạo lực lượng nòng cốt cho cách mạng.
- Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Kết luận: Công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này là đặt nền móng vững chắc về chính trị, tư tưởng, tổ chức, dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 29:
20/07/2024Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A chọn vì nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là chống đế quốc, tay sai để giành độc lập dân tộc.
B loại vì chống phong kiến mới chỉ là 1 trong 2 nhiệm vụ của cách mạng: chống đế quốc và chống phong kiến tay sai.
C, D loại vì nội dung của các phương án này là nhiệm vụ của phong trào 1936 – 1939.
Chọn A.
Câu 30:
20/07/2024Sách lược của Đảng, Chính phủ Việt Nam đối với Pháp và Trung Hoa Dân quốc tử sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946 là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 125, 127.
Cách giải: Sách lược của Đảng, Chính phủ Việt Nam đối với Pháp và Trung Hoa Dân quốc tử sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946 là hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc, kháng chiến chống Pháp.
Chọn D.
Câu 31:
20/07/2024Giai cấp nào ra đời trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương (1897-1914) và là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam?
Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 138 – 139, suy luận.
Cách giải: Giai cấp nông dân ra đời trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương (1897 1914) và là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam.
Chú ý khi giải:
A loại vì địa chủ là không chiếm số lượng đông đảo nhất trong xã hội và là đối tượng của cách mạng.
B loại vì tiểu tư sản ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
C loại và công nhận ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Chọn D.
Câu 32:
19/07/2024Con đường cứu nước của chí sĩ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX có sự khác nhau về
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A loại vì mục đích chung của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là cứu nước, giành độc lập.
B loại vì cả Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều đi theo con đường dân chủ tư sản.
C chọn vì Phan Bội Châu đi theo xu hướng bạo động còn Phan Châu Trinh đi theo xu hướng cải cách.
D loại vì cả Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu yêu nước tiến bộ.
Chọn C.
Câu 33:
20/07/2024Nội dung nào không phải là điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945-1975) ở Việt Nam?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A, B, D loại vì nội dung của các phương án này là điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945-1975) ở Việt Nam.
C chọn vì Cách mạng tháng Tám (1945) chưa sự giúp đỡ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa.
Chọn C.
Câu 34:
20/07/2024Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ cỏ thủ đoạn mới là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 173.
Cách giải: Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ cỏ thủ đoạn mới là mở những cuộc hành quân “tìm diệt".
Chọn B.
Câu 35:
19/07/2024Phong trào dân chủ 1936-1939 có điểm giống so với phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 là
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A loại và phong trào cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 | không chống nguy cơ chiến tranh thế giới.
B loại và phong trào 1936 – 1939 đi theo khuynh hướng vô sản.
C loại và phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra dưới cả hình thức bí mật, bất hợp pháp như ám sát cá nhân, đấu tranh vũ trang, ....
D chọn vì phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 đều mang tính chất dân tộc và dân chủ:
- Chống đế quốc: giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
– Chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
Chú ý khi giải: 2 Phong trào 1936 – 1939 là phong trào mang cả tính dân tộc (đòi quyền tự do) và dân chủ, trong đó tính dân chủ điển hình và rõ nét hơn.
Chọn D.
Câu 36:
19/07/2024Điểm khác giữa Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10 1930) với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) về xác định nhiệm vụ cách mạng là
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A, B loại vì một trong những hạn chế của Luận cương là chưa đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
C loại vì nội dung của phương án này là điểm giống nhau giữa Luận cương và Cương lĩnh.
D chọn vì điểm khác của Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930) với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) về xác định nhiệm vụ cách mạng là Luận cương đặt nhiệm vụ chống phong kiến lên hàng đầu.
Chọn D.
Câu 37:
20/07/2024Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
B, C, D loại vì nội dung của các phương án này phản ánh đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam.
A chọn vì phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam diễn ra dưới hình thức đấu tranh bất hợp pháp và bí mật cà chủ yếu.
Chọn A.
Câu 38:
22/07/2024Nhân tố khách quan nào sau đây không tác động tới sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930?
Phương pháp: Phân tích các phương án
Cách giải:
A chọn vì hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành với sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu giai đoạn 1944 – 1945 + không phù hợp với thời gian câu hỏi đưa ra.
B, C, D loại vì nội dung của các phương án này có tác động tới sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930.
Chọn A.
Câu 39:
19/07/2024Nội dung nào sau đây không đúng với tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A, B, D loại vì nội dung của các phương án này đúng với tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
C chọn vì ở miền Bắc, phải tới giai đoạn 1954 – 1957 thì chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ mới bị xóa bỏ với cuộc cải cách ruộng đất và ở miền Nam thì phải từ sau năm 1975 mới giải quyết được vấn đề này.
Chọn C.
Câu 40:
19/07/2024Thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước (1945-1975) của nhân dân Việt Nam cho thấy, đấu tranh ngoại giao muốn có kết quả tốt cần phải
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A loại vì nội dung của phương án này chỉ đúng với kháng chiến chống Mĩ.
B loại vì trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ta luôn chú trọng công tác xây dựng hậu phương kháng chiến nhưng chỉ riêng hậu phương kháng chiến thì không quyết định được thắng lợi trên bàn đàm phán.
C loại vì tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn và dư luận quốc tế là yếu tố khách quan, không mang tính quyết định.
D chọn vì chỉ khi ta có thế và lực, giành được thắng lợi quân sự trên chiến trường thì ta mới có cơ sở để thực hiện đàm phán và giành được thắng lợi trên bàn đàm phán: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”.
Chọn D.
Bài thi liên quan
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 11)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-