Câu hỏi:
08/10/2024 727Tính chất của phong trào Cần Vương (1885-1896) ở Việt Nam là
A. phong trào cách mạng do phong kiến lãnh đạo.
B. phong trào tự phát của giai cấp nông dân.
C. phong trào dân chủ của giai cấp ản.
D. phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Giải thích: A loại và phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước nhưng không mang tính cách mạng do mục tiêu là chống Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến. Mà lúc này chế độ phong kiến đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp.
B loại và phong trào Cần vương đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết (giai đoạn 1885 - 1888) và văn thân, sĩ phu yêu nước (giai đoạn 1888 – 1896).
C loại vì lúc này giai cấp tư sản Việt Nam chưa hình thành.
D chọn vì phong trào Cần vương là phong trào yêu nước đi theo ý thức hệ phong kiến.
*Tìm hiểu thêm: "Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương"
a. Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888.
- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì.
- Cuộc đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...
- Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi rơi vào tay Pháp và bị lưu đày sang An-giê-ri.
b. Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896
- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Địa bàn: thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.
- Cuộc đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa Hùng Lĩnh, khởi nghĩa Hương Khê…
- Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.
c. Tính chất của phong trào: là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp mang ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân đân Việt Nam thắng lợi buộc Mĩ phải
Câu 2:
Trong những năm 1954-1975, sự kiện nào đánh dấu cách mạng Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho ngụy nhào"?
Câu 3:
Kế hoạch quân sự đầu tiên của thực dẫn Pháp có sự can thiệp của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1954) là
Câu 4:
Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là
Câu 5:
Đầu năm 1945, các cường quốc Đồng minh triệu tập Hội nghị Ianta với nhiệm vụ cấp bách nào sau đây?
Câu 6:
Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?
Câu 7:
Một trong những mục tiêu của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu-đông năm1950 là
Câu 8:
Thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước (1945-1975) của nhân dân Việt Nam cho thấy, đấu tranh ngoại giao muốn có kết quả tốt cần phải
Câu 9:
Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới” là bản chất của
Câu 10:
Phong trào dân chủ 1936-1939 có điểm giống so với phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 là
Câu 11:
Con đường cứu nước của chí sĩ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX có sự khác nhau về
Câu 12:
Điểm khác giữa Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10 1930) với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) về xác định nhiệm vụ cách mạng là
Câu 13:
Hiệp định Sơ bộ Việt-Pháp (6-3-1946) được ký kết trong bối cảnh nào sau đây?
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không đúng với tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Câu 15:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh quốc tế như thế nào?