Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 13)

  • 5658 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) xác định trong giai đoạn 1936 – 1939 là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 100.

Cách giải: Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 1936) xác định trong giai đoạn 1936 – 1939 là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. 

Chọn B.


Câu 2:

20/07/2024

Với Tạm ước 14 - 9 - 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 129.

Cách giải: Với Tạm ước 14 - 9 - 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hoá.

Chọn A


Câu 3:

22/07/2024

Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam Việt Nam chống chế độ Mĩ - Diệm, trước khi diễn ra phong trào “Đồng khởi” (1939 - 1960) là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 162 – 163.

Cách giải: Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam Việt Nam chống chế độ Mĩ - Diệm, trước khi diễn ra phong trào “Đồng khởi” (1939 - 1960) là đấu tranh chính trị.

Chọn A.


Câu 4:

19/07/2024

Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 88. 

Cách giải: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu 1930.

Chọn A.


Câu 5:

20/07/2024

Trong quá trình tìm đường cứu nước, tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có những chuyển biến mạnh mẽ khi 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A chọn vì - Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 giành thắng lợi đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ vận mệnh đất nước và vận mệnh của mình. Lần đầu tiên, một cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo đã giành thắng lợi => Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã cổ vũ mạnh mẽ và chỉ ra con đường đúng đắn đi đến thắng lợi cuối cùng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.

- Qua thực tiễn tìm hiểu về các cuộc cách mạng trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận chỉ có cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng “thành công đến nơi”. Cụ thể, Người khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chỉ, rồi lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới. Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng, muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” [Trích Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, sđd, tr. 304].

B, C, D loại vì nội dung của các phương án này không dẫn tới những chuyển biến mạnh mẽ của Nguyễn Ái Quốc.

Chọn A.


Câu 6:

20/07/2024

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đông Bắc Á nào sau đây không bị chủ nghĩa thực dân phương Tây nô dịch? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 19.

Cách giải: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Đông Bắc Á, Nhật Bản không bị chủ nghĩa thực dân phương Tây nổ dịch.

Chọn C.


Câu 7:

19/07/2024

Trận then chốt mở màn chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 là trận đánh vào 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 193.

Cách giải: Trận then chốt mở màn chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 là trận đánh vào Buôn Ma Thuột. 

Chọn D.


Câu 8:

19/07/2024

Theo phương án Macbátơn (15/8/1947), hai nhà nước tự trị được thành lập ở Ấn Độ là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 33.

Cách giải: Theo phương án Macbátton (15/8/1947), hai nhà nước tự trị được thành lập ở Ấn Độ là Ấn Độ và Pakistan.

Chọn B.


Câu 9:

19/07/2024

Tên gọi thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi là thành phố Hồ Chí Minh được quyết định tại 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 202.

Cách giải: Tên gọi thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi là thành phố Hồ Chí Minh được quyết định tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976).

Chọn D.


Câu 10:

19/07/2024

Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) là biểu hiện của xu thế 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 69. 

Cách giải: Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa. 

Chọn D.


Câu 11:

20/07/2024

Bước vào Đông - Xuân 1953 - 1954, Pháp - Mĩ thực hiện âm mưu mới ở Đông Dương nhằm

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 146.

Cách giải:

Bước vào Đông - Xuân 1953 - 1954, Pháp - Mĩ thực hiện âm mưu mới ở Đông Dương nhằm giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. 

Chọn D.


Câu 12:

21/07/2024

“Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương trong chiến dịch nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 133.

Cách giải:

“Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.

Chọn C.


Câu 13:

19/07/2024

Năm 1897, đánh dấu sự kiện quan trọng nào trong tiến trình xâm lược và bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 137.

Cách giải: Năm 1897, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.

Chọn D.


Câu 14:

20/07/2024

Sự kiện nào sau đây sẽ là yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 46.

Cách giải: Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 là yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.

Chọn C.


Câu 15:

20/07/2024

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10 – 1930) đã xác định động lực cách mạng là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 95.

Cách giải: Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10 – 1930) đã xác định động lực cách mạng là công nhân, nông dân.

Chọn C.


Câu 16:

23/07/2024

Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là do 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 17, suy luận.

Cách giải:

A chọn vì nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô mang tính chủ quan, duy ý chí. 

B, D loại vì sự chống phá của các thế lực thù địch đối với Liên Xô là nguyên nhân khách quan, không mang tính quyết định. 

C loại vì chính đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô mang tính chủ quan, duy ý chí đã làm cho Liên Xô không bắt kịp với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật trên thế giới.

Chọn A.


Câu 17:

20/07/2024

Những nước thực dân Âu-Mĩ nào sau đây đã quay lại tái chiếm Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

B loại vì Nhật là nước châu Á.

C, D loại vì Đức và Ý không phải là nước tiến hành tái chiếm Đông Nam Á.

Chọn A.


Câu 18:

23/07/2024

Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế gới thứ hai năm 1945 là trật tự 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 6.

Cách giải: Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế gới thứ hai năm 1945 là trật tự hai cực Ianta.

Chọn B.


Câu 19:

19/07/2024

Ở Quảng Châu (Trung Quốc), tháng 6 năm 1925 Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 83.

Cách giải: Ở Quảng Châu (Trung Quốc), tháng 6 năm 1925 Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Chọn D.


Câu 20:

21/07/2024

Hiệp định nào sau đây đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 154.

Cách giải: Hiệp định Giơnevơ (1954) đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.

Chọn B. 


Câu 21:

20/07/2024

Mở đầu cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta tấn công vào hướng chủ yếu nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 183.

Cách giải: Mở đầu cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta tấn công vào hướng chủ yếu là Quảng Trị.

Chọn D.


Câu 22:

23/07/2024

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với danh nghĩa Đồng minh vào Việt Nam giải giáp phát xít Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16 là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 121.

Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với danh nghĩa Đồng minh vào Việt Nam giải giáp phát xít Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16 là quân Anh.

Chọn D


Câu 23:

20/07/2024

Nội dung nào sau đây không phải mục tiêu của chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 44.

Cách giải: Duy trì hòa bình, an ninh thế giới không phải mục tiêu của chiến lược toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Chọn A.


Câu 24:

20/07/2024

Mục tiêu chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chống 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 35.

Cách giải: Mục tiêu chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chống chủ nghĩa thực dân cũ giành độc lập dân tộc. 

Chọn B.


Câu 25:

23/07/2024

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 119 – 120.

Cách giải: Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. 

Chọn D.


Câu 26:

13/07/2024

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương đối với Việt Nam có điểm hạn chế là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 155.

Cách giải: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương đối với Việt Nam có điểm hạn chế là mới giải phóng được miền Bắc.

Chọn C.


Câu 27:

19/07/2024

Việc Mĩ đưa quân viễn chinh vào tham chiến ở miền Nam Việt Nam trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) là để thực hiện thực hiện mưu đồ 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 173, phần chữ nhỏ.

Cách giải:

A loại và trực tiếp xâm lược là biện pháp.

B chọn vì việc Mĩ đưa quân viễn chinh vào tham chiến ở miền Nam Việt Nam trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) nhằm nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ lực của ta, buộc ta • cố giành thế chủ động trên chiến trường. 

C loại vì Mĩ là nước đứng đầu thế giới về quân sự nên không cần phải chứng minh.

D loại vì chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” thất bại, quân đội Sài Gòn đã có nguy cơ tan rã nên Mĩ phải đưa quân vào miền Nam trực tiếp tham chiến.

Chọn B.


Câu 28:

20/07/2024

Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chính của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 76, suy luận.

Cách giải: 

Pháp là nước thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ => nguyên nhân chính của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. 

Chọn C.


Câu 29:

20/07/2024

Sự kiện nào sau đây tác động trực tiếp đến việc Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (12/1946)? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 130, suy luận.

Cách giải:

- Ngay sau khi kí với ta Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thực dân Pháp vẫn tiến hành các hoạt động để chuẩn bị xâm lược nước ta 1 lần nữa. Đỉnh điểm là việc chúng gửi tối hậu thư đòi ta giao quyền kiểm soát thủ đô và giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu. => Nếu lúc này ta tiếp tục nhân nhượng thì ta sẽ mất nước.

- Trong “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946), Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”. Nội dung câu nói trên đã lí giải nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, bùng nổ ngày 19/12/1946.

Chọn A.


Câu 30:

20/07/2024

Nội dung nào dưới đây không phải là một tính chất của phong trào cách mạng 1930 1931 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích tính chất của phong trào 1930 – 1931.

Cách giải:

Phong trào 1930 – 1931 có tính chất sau:

- Triệt để: + Nhằm đúng vào kẻ thù là đế quốc và phong kiến –> không ảo tưởng vào kẻ thù

+ Kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang để đi đến đỉnh cảo.

+ Thành lập được chính quyền –> vấn đề cơ bản của 1 cuộc cách mạng.

- Quyết liệt: đấu tranh vũ trang.

- Rộng lớn: trên toàn quốc, mang tính thống nhất cao dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Chọn D.


Câu 31:

20/07/2024

Đối với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam, sự phát triển của phong trào công nhân (1926 - 1929) có ý nghĩa 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 89, suy luận.

Cách giải:

Đảng ra đời = chủ nghĩa Mác - Lênin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước.

–> Đối với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam, sự phát triển của phong trào công nhân (1926 - 1929) có ý nghĩa là một yếu tố dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Chọn B.


Câu 32:

20/07/2024

Trong các sự kiện sau đây của Lịch sử thế giới, sự kiện nào tác động trực tiếp đến sự thay đổi trong chủ trương của Đảng tại Hội nghị Trung ương tháng 7 năm 1936? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 99 – 100.

Cách giải:

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (7/1935) đã xác định kẻ thù là chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít, mục tiêu đấu tranh là giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi. 

–> tác động trực tiếp đến sự thay đổi trong chủ trương của Đảng tại Hội nghị Trung ương tháng 7 năm 1936.

Chọn D.


Câu 33:

11/07/2024

Sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) chứng tỏ ở Đông Dương

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 112.

Cách giải: Sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) chứng tỏ ở Đông Dương đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc. 

Chọn D. 


Câu 34:

22/07/2024

Phong trào cách mạng ở Việt Nam (1919 – 1930) có điểm giống so với phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX là

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A loại vì khuynh hướng vô sản bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam gắn liền với những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919 – 1930.

B loại vì chỉ đúng với những năm đầu thế kỉ XX.

C loại vì hình thức vận động cứu nước ở hai thời kì này khác nhau:

- Những năm đầu thế kỉ XX: bạo động, cải cách

- Thời kì 1919 – 1930: tiến hành phong trào cách mạng

D chọn vì phong trào cách mạng ở Việt Nam (1919 – 1930) có điểm giống so với phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX là đều mang tính chất dân tộc và dân chủ. Thể hiện ở nhiệm vụ là chống đế quốc để giành độc lập và phong kiến để giành ruộng đất cho dân cày; lực lượng tham gia là đông đảo quần chúng nhân dân. 

Chọn D.


Câu 35:

19/07/2024

Diễn biến nào sau đây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đưa đến sự kiện Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 112.

Cách giải: Nhật thua to ở mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương (đầu năm 1945) ở Đông Dương, lực lượng quân Pháp theo phái Đờ Gôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật. Mâu thuẫn Pháp – Nhật trở nên gay gắt – đưa đến sự kiện Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. 

Chọn C.


Câu 36:

20/07/2024

Điểm giống nhau của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1939) là 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải:

B loại vì cả hai hội nghị đều đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

C loại vì nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít chỉ có ở nội dung Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941). 

D loại vì tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ phản bội chia cho nông dân chỉ có ở nội dung của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1939).

 Chọn A.


Câu 37:

20/07/2024

Trong những năm 20 của thế kỉ XX, khuynh hướng cách mạng vô sản dần thắng thế và trở thành độc tôn trong phong trào cách mạng ở Việt Nam là vì 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A chọn vì khuynh hướng vô sản đáp ứng được yêu cầu thực tế của cách mạng Việt Nam nên được lịch sử và nhân dân Việt Nam lựa chọn.

B loại vì khuynh hướng dân chủ tư sản cũng có điểm phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc Việt Nam nhưng không được lịch sử và nhân dân Việt Nam lựa chọn. Ví dụ: khuynh hướng dân chủ tư sản có xu hướng bạo động của Phan Bội Châu, đấu tranh vũ trang của Việt Nam Quốc dân đảng, .... 

C loại vì ngoài khuynh hướng vô sản còn có khuynh hướng dân chủ tư sản.

D loại vì việc lựa chọn con đường cứu nước là do lịch sử và nhân dân Việt Nam lựa chọn, không liên quan đến sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.

Chọn A.


Câu 38:

20/07/2024

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), với việc thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, Việt Nam đã phát huy cao nhất 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A chọn vì:

- Sức mạnh dân tộc ở đây được thể hiện thông qua sức mạnh của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.

- Sức mạnh thời đại ở đây là ta tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. 

B, C loại vì mới chỉ phản ảnh 1 phần của đường lối kháng chiến.

D loại vì trong đường lối kháng chiến không nêu về lực lượng vũ trang ba thứ quân.

Chọn A.


Câu 39:

20/07/2024

Bài học kinh nghiệm nào của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A chọn vì để phát huy sức mạnh của dân tộc trong thực hiện được công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì Đảng cần đề ra đường lối đúng đắn, phù hợp, sáng tạo. 

B loại vì

- Để tập hợp được lực lượng yêu nước thì Đảng cũng phải có đường lối đúng đắn, phù hợp.

- Cần phải nêu rõ tập hợp các lực lượng yêu nước vào tổ chức, mặt trận nào? Tổ chức như thế nào? Đặt dưới sự lãnh đạo của ai? 

C loại vì nội dung này không phải bài học được rút ra từ Cách mạng tháng Tám năm 1945.

D loại vì nội dung phương án này không phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Chọn A.


Câu 40:

19/07/2024

Việc xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam chứng tỏ: 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải:

A, B, C loại và nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu. 

D chọn vì việc xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam chứng tỏ sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam. Cụ thể:

- Nhiệm vụ: Cương lĩnh đề cao vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu còn chủ nghĩa Mác-Lênin lại nghiêng về đấu tranh giai cấp nhiều hơn.

- Lực lượng: chủ nghĩa Mác-Lênin xác định lực lượng cách mạng chỉ là công nhân và nông dân còn Cương lĩnh đã dựa trên tình hình thực tế của Việt Nam để đánh giá khách quan và đúng đắn thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội và xác định lực lượng cách mạng không chỉ là công nhân và nông dân mà còn có trí thức, tiểu tư sản; ngoài ra, lực lượng phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. 

Chọn D. 


Bắt đầu thi ngay