Trang chủ Lớp 12 Địa lý Bài tập Biểu đồ Địa Lí ôn thi Đại học có lời giải

Bài tập Biểu đồ Địa Lí ôn thi Đại học có lời giải

Bài tập Biểu đồ Địa Lí ôn thi Đại học có lời giải ( vận dụng P5)

  • 2859 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Cho biểu đồ

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

 

Xem đáp án

Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét đúng với biểu đồ là Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn sông Hồng và tháng đỉnh lũ của sông Mê Công (tháng 10) muộn hơn sông Hồng (tháng 8)

=> Chọn đáp án D


Câu 2:

23/07/2024

Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình các tháng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

(đơn vị: °C)

Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh lần lượt là

Xem đáp án

Áp dụng công thức tính biên độ nhiệt trung bình năm = nhiệt độ tháng Max - nhiệt độ tháng Min

Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội = 28,9 - 16,4 = 12,50C Biên độ nhiệt trung bình năm của TP.Hồ Chí Minh = 28,9 - 25,7 = 3,20C => Chọn đáp án B


Câu 3:

23/07/2024

Cho biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thế giới phân theo các châu lục giai đoạn 1750-2015

Nhận xét không đúng với biểu đồ trên là

Xem đáp án

Nhận xét không đúng với biểu đồ đã cho là tỉ lệ dân số của các châu lục có sự thay đổi chủ yếu do xuất cư và nhập cư. Vì hầu như chỉ Bắc Mĩ gia tăng dân số do nhập cư là nhiều còn các châu lục khác gia tăng hoặc giảm dân số do gia tăng tự nhiên là chính => Chọn đáp án C


Câu 4:

23/07/2024

Cho biểu đồ sau

Biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2004

Dựa vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào dưới đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc?

Xem đáp án

Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét đúng về sự thay đổi tỉ trọng giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc là Năm 1985 tỉ trọng giá trị nhập khẩu vượt xuất khẩu (tỉ trọng nhập khẩu > xuất khẩu). Từ năm 1995 trở đi giá trị xuất khẩu vượt nhập khẩu (tỉ trọng nhập khẩu < xuất khẩu)

=> Chọn đáp án D


Câu 5:

23/07/2024

Cho bảng số liệu sau

Giá trị xuất, nhập khẩu của Liên Bang Nga thời kì 1997 - 2005 (Đơn vị: tỉ USD)

Nguồn: Sách nâng cao Địa lí 11)

Từ bảng số liệu đã cho, hãy cho biết tình hình cán cân thương mại của Liên Bang Nga qua hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 1997 - 2005 là

 

Xem đáp án

Dựa vào bảng số liệu đã cho và áp dụng công thức tính cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu - giá trị nhập khẩu.

Ta có cán cân xuất nhập khẩu của Liên Bang Nga thời kì 1997 - 2005 (Đơn vị: tỉ USD)

Nhận xét thấy Liên Bang Nga nhập siêu nhưng không đều qua các năm => Chọn đáp án D


Câu 6:

23/07/2024

Cho bảng số liệu dưới đây

Sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi

(Nguồn: SGK Địa lí 11)

Qua bảng số liệu trên cho thấy đặc điểm nào sau đây không đúng về dân số Nhật Bản?

 

Xem đáp án

Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận thấy đặc điểm không đúng về dân số Nhật Bản là Lực lượng lao động bổ sung ngày càng tăng. Vì Nhật Bản có gia tăng dân số tự nhiên rất nhỏ, thậm chí là âm dẫn đến nguy cơ thiếu lao động trong tương lai. Theo bảng số liệu số dân trong độ tuổi 15-64 có xu hướng tăng từ 1950 lên 1997 sau đó giảm trong giai đoạn 1997 - 2005 => Chọn đáp án C Chú ý: câu hỏi phủ định


Câu 7:

23/07/2024

Cho bảng số liệu

Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị của nước ta qua các năm

Nhận xét nào sau đây là chính xác nhất?

Xem đáp án

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kiến thức đã học, nhận xét thấy số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số cũng tăng; còn dân số nông thôn tăng nhưng tỉ lệ dân nông thôn trong cơ cấu dân số lại giảm => Chọn đáp án A


Câu 8:

23/07/2024

Cho biểu đồ

Nhận xét nào sau đây đúng với các biểu đồ trên

Xem đáp án

Dựa vào biểu đồ đã cho, dễ dàng nhận xét thấy diện tích gieo trồng cây cà phê, chè và cao su đều tăng.

=> Chọn đáp án D


Câu 9:

23/07/2024

Cho bảng số liệu:

Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua giai đoạn 1979-2014

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

Xem đáp án

Dựa vào bảng số liệu đã cho, dễ nhận thấy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm nhanh trong giai đoạn 1979-2014; giảm từ 2,16% năm 1979 xuống còn 1,08 % năm 2014, giảm 2 lần => Chọn đáp án A


Câu 10:

23/07/2024

Cho bảng số liệu:

Diện tích rừng và độ che phủ ở nước ta qua một số năm

(Đơn vị: triệu ha)

Nhận định đúng với sự biến động diện tích rừng nước ta là

 

Xem đáp án

Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận định đúng với sự biến động diện tích rừng nước ta là diện tích rừng và độ che phủ nước ta giảm ở giai đoạn 1943-1983 và tăng lại đến 2015.

=> Chọn dáp án B


Câu 11:

23/07/2024

Cho biểu đồ

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2013 (%)

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

 

Xem đáp án

Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét thấy cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế có sự

thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng lao động khu vực nông- lâm- ngư nghiệp và tăng tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

=> Chọn đáp án D


Câu 12:

23/07/2024

Cho biểu đồ:

Tỷ số giới tính của trẻ em nơi sinh phân theo vùng

Theo biểu đồ trên, nhận định nào sau đây không đúng về tỉ số giới tính từ năm 2010 đến 2014

Xem đáp án

Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét thấy Tỷ số giới tính của trẻ em ở Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn trung bình cả nước năm 2010 và 2013, nhưng đến 2014, Tỷ số giới tính của trẻ em ở Đồng bằng sông Cửu Long (114,1 bé trai/100 bé gái) cao hơn trung bình cả nước (112,2 bé trai/100 bé gái)

=> nhận xét Đồng bằng sông Cửu Long luôn thấp hơn cả nước là không đúng => Chọn đáp án B


Câu 13:

23/07/2024

Cho bảng số liệu:

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (đơn vị: tỉ đồng)

Từ bảng số liệu trên, nhận định nào đây đúng nhất về ngành trồng trọt?

Xem đáp án

Dựa vào bảng số liệu đã cho, và công thức tính tốc độ tăng trưởng = giá trị năm sau / giá trị năm gốc *100%

Ta có bảng tốc độ tăng trưởng Giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ 2005 đến 2013

Đơn vị: %

=> nhận định đúng nhất về ngành trồng trọt là Giá trị cây công nghiệp tăng nhanh nhất, tăng 152,9 % tương đương 1,5 lần => Chọn đáp án C


Câu 14:

23/07/2024

Cho bảng số liệu:

Tỉ trọng của ba khu vực ngành kinh tế một số quốc gia năm 2014 (đơn vị %)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng của ba khu vực ngành kinh tế một số quốc gia năm 2014?

 

Xem đáp án

Căn cứ vào bảng số liệu đã cho, nhận xét không đúng về tỉ trọng của ba khu vực ngành kinh tế một số quốc gia năm 2014 là Ở Việt Nam, khu vực sản xuất vật chất nhỏ hơn phi vật chất. Vì tỉ trọng của ngành “nông nghiệp + công nghiệp” của Việt Nam là 56,6% (sản xuất vật chất) lớn hơn tỉ trọng ngành dịch vụ 43,4% (phi vật chất)

=> Chọn đáp án C


Câu 15:

23/07/2024

Cho bảng số liệu

Diện tích và dân số một số quốc gia đông nam á năm 2015

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê, 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu trên cho biết quốc gia nào có mật độ dân số cao nhất năm 2015 ?

Xem đáp án

Dựa vào công thức: mật độ dân số = Dân số/ diện tích (người/km2), ta có kết quả mật độ dân số các quốc gia:

Xingapo: 7857,1 người/km2

Thái Lan: 126,88 người/km2

Phi -lip-pin: 343,333 người/km2

Việt Nam: 276,87 người/km2

Như vậy Xingapo có mật độ dân số cao nhất

=>Chọn đáp án D


Câu 16:

23/07/2024

Cho bảng số liệu

Số lượng gia súc và gia cầm của nước ta giai đoạn 2000 - 2015

(nguồn Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê, 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết vật nuôi nào có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2000 - 2015

Xem đáp án

Dựa vào bảng số liệu đã cho, dễ nhận thấy Từ năm 2000-2015, đàn trâu giảm - Áp dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng (đơn vị: lần):

Tốc độ tăng trưởng = giá trị năm sau / giá trị năm gốc

=> Tốc độ tăng trưởng đàn bò = 5367,2/ 4127,9 = 1,3 lần

Tốc độ tăng trưởng đàn lợn = 27750,7 / 20193,8 = 1,37 lần

Tốc độ tăng trưởng đàn gia cầm = 341,9/ 196,1 = 1,74 lần

=> Tốc độ tăng trưởng đàn gia cầm lớn nhất => Chọn đáp án B


Câu 17:

23/07/2024

Cho biểu đồ

Cơ cấu gdp phân theo khu vực kinh tế của một số nước năm 2015

( Nguồn số liệu: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê 2016)

Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của một số nước năm 2015 ?

Xem đáp án

Dựa vào biểu đồ đã cho, tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng của Thái Lan là 56%, cao nhất trong 3 nước => Chọn đáp án C


Câu 18:

23/07/2024

Cho bảng số liệu:

Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu khách du lịch ở một số khu vực của châu A năm 2014

Nhận xét nào sau đây đúng về số khách du lịch quốc tế đến và mức chi tiêu của khách ở một số khu vực châu Á năm 2014?

 

Xem đáp án

Dựa vào bảng số liệu đã cho, tính được

Chi tiêu bình quân mỗi lượt khách du lịch=Chi tiêu của khách du lịch(nghìn usd)/Số khách du lịch đến(nghìn lượt)

chi tiêu bình quân mỗi lượt khách du lịch Đông Á = 219 931 000 / 156 966 = 1401,1 usd/ người

chi tiêu bình quân mỗi lượt khách du lịch Đông Nam Á = 70 578 000 / 97 262 = 725,6 usd/ người

chi tiêu bình quân mỗi lượt khách du lịch Tây Nam Á = 94 255 000 / 93 016 = 1013,3 usd/ người

=> Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn so với Tây Nam Á và Đông Á

=> Chọn đáp án C


Câu 19:

23/07/2024

Cho bảng số liệu:

Diện tích và dân số các vùng ở nước ta năm 2014

Nhận xét nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Dựa vào bảng số liệu và công thức tính mật độ dân số = số dân/ diện tích

=> Ta có bảng

Diện tích và dân số, mật độ các vùng ở nước ta năm 2014

=> Dựa vào bảng số liệu đã xử lí, dễ nhận thấy Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long.

=> Nhận xét A không đúng => Chọn đáp án A


Câu 20:

23/07/2024

Cho bảng số liệu:

Tổng kim ngạch và kim ngạch xuất khẩu nước ta giai đoạn 2000 - 2014.

(Đơn vị triệu USD)

Từ bảng số liệu trên, cho biết kim ngạch nhập khẩu nước ta năm 2014 là bao nhiêu (triệu USD)

Xem đáp án

Dựa vào bảng số liệu đã cho và áp dụng công thức tổng kim ngạch xuất nhập khẩu = xuất khẩu + nhập khẩu

=> Kim ngạch nhập khẩu = Tổng - xuất khẩu

=> Kim ngạch nhập khẩu năm 2014 là 298 006, 2 - 150 217,3 = 147 849,1 (triệu usd)

=> Chọn đáp án C


Câu 21:

23/07/2024

Cho biểu đồ:

Cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 1990 - 2015

Căn cứ vào biểu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu ngành thủy sản nước ta giai đoạn 1990 - 2015?

 

Xem đáp án

Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét thấy tỉ trọng thủy sản đánh bắt cao hơn tỉ trọng thủy sản nuôi trồng trong giai đoạn 1990 - 2005; sau 2005 tỉ trọng thủy sản nuôi trồng cao hơn tỉ trọng thủy sản đánh bắt => Nhận xét “Tỉ trọng thủy sản nuôi trồng luôn chiếm tỉ trọng cao hơn đánh bắt trong cơ cấu ngành thủy sản” là không đúng => Chọn đáp án B


Câu 22:

04/01/2025

Cho bảng số liệu:

Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2012

Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2012?

 

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Sản lượng thủy sản và giá trị sản xuất thủy sản đều tăng, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm hơn thủy sản khai thác,là nhận định không đúng về tình hình sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2012.

Áp dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng (đơn vị: lần) Tốc độ tăng trưởng = giá trị năm sau / giá trị năm gốc

Sản lượng thủy sản khai thác tăng : 2705,4 / 1987,9 = 1,36 lần

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng: 3115,3 / 1479,9 = 2,1 lần => sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác

Nhận định không đúng về tình hình sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2012 là “sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm hơn thủy sản khai thác”

→ A đúng.B,C,D sai.

* Mở rộng:

1. Ngành thủy sản

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản

* Thuận lợi

- Bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

- Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác,…

- Có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau - Kiên Giang; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu; Hải Phòng - Quảng Ninh; quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giá trị kinh tế,...

- Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh, các bãi cá đẻ.

- Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt.

- Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.

- Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

* Khó khăn

- Nhiều thiên tai tự nhiên: bão, áp thấp nhiệt đới,…

- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

- Công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.

- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.

b) Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản

* Tình hình chung

- Sản lượng thủy sản năm 2019 hơn 8,3 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.

* Khai thác thuỷ sản

- Sản lượng khai thác hải sản năm 2019 đạt 3.777,7 nghìn tấn.

- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

- Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau.

* Nuôi trồng thủy sản

- Nuôi tôm

+ Nghề nuôi tôm nước lợ và tôm càng xanh phát triển mạnh.

+ Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.

+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long. Nghề nuôi tôm cũng đang phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh duyên hải.

+ Tính đến năm 2019, sản lượng tôm nuôi là 899,8 nghìn tấn.

- Nuôi cá nước ngọt

+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, nổi bật là tỉnh An Giang.

+ Tính đến năm 2019, sản lượng cá nuôi đã lên tới 3.137,2 triệu tấn.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp


Câu 23:

23/07/2024

Cho bảng số liệu:

Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2015

(Đơn vị: nghìn tấn)

Căn cứ vào bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

Xem đáp án

Căn cứ vào bảng số liệu đã cho và công thức tính tỉ trọng trong 1 tổng = giá trị thành phần / Tổng * 100(%) Ta có bảng

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015

(Đơn vị: %)

=> Tỉ trọng nuôi trồng tăng, tỉ trọng khai thác giảm => nhận xét B đúng => Chọn đáp án B

 


Câu 24:

23/07/2024

Cho biểu đồ sau

Biểu đồ thể hiện mật độ dân số các vùng kinh tế nước ta năm 2006

Nhận xét nào sau đây không đúng về biểu đồ trên

Xem đáp án

Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét thấy Mật độ dân số của Đông Nam Bộ cao gâp (551/69) 8,0 lần Tây Bắc; (551/89) 6,2 lần Tây Nguyên.

=> Nhận xét A Mật độ dân số của Đông Nam Bộ cao gâp 7,8 lần Tây Bắc; 6,9 lần Tây Nguyên là không đúng

=> Chọn đáp án A


Câu 25:

23/07/2024

Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta năm 2005 và 2015

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

Xem đáp án

Nhận xét đúng với biểu đồ đã cho là: Từ năm 2005 đến 2015, Khu vực kinh tế Nhà nước giảm (giảm từ 11,6% xuống 9,8%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng (từ 2,6% lên 4,2%)

=> Chọn đáp án C


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm