26 đề thi Sinh học lớp 12 học kì 1 có đáp án
26 đề thi Sinh học lớp 12 học kì 1 có đáp án ( đề 9)
-
4649 lượt thi
-
26 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
25/11/2024Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân bản?
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.
*Tìm hiểu thêm: "Nhân bản vô tính động vật"
- Tách nhân tế bào của cơ thể cần nhân bản và chuyển vào trứng đã hủy nhân → tế bào chứa nhân 2n của động vật cần nhân bản → Nuôi tế bào chuyển nhân trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi → Cấy phôi vào tử cung cái giống cho mang thai, sinh sản bình thường.
- Tạo được nhiều vật nuôi cùng mang các gen quý.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Câu 2:
14/07/2024Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) đựơc xác định bằng
Đáp án A
Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) đựơc xác định bằng tổng tỉ lệ các giao tử mang gen hoán vị.
Câu 3:
14/07/2024Ở người, gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ chồng sinh được một con gái bị mù màu và một con trai mắt nhìn màu bình thường. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của cặp vợ chồng này là:
Đáp án D
Người con gái bị mù màu sẽ có kiểu gen XbXb → cả bố và mẹ đều phải có alen b trong kiểu gen.
Câu 4:
21/07/2024Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai (P) trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e có tần số 40%, cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ
Đáp án C
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Giải chi tiết:
AB/ab × AB/ab
Có fB/b = 20%
→ giao tử ab = 0,4
→ kiểu hình aabb = 0,4 × 0,4 = 0,16
→ kiểu hình A-B- = 0,5 + 0,16 = 0,66
DE/de × DE/de
Có fE/e = 40%
→ giao tử de = 0,3
→ kiểu hình ddee = 0,3 × 0,3 = 0,09
→ kiểu hình D-E- = 0,5 + 0,09 = 0,59
Vậy kiểu hình A-bbD-ee = 0,09 x 0,16 = 0,3894 = 38,94%
Câu 5:
21/07/2024Theo Đacuyn, cơ chế chính của tiến hóa là
Đáp án B
Theo Đacuyn, cơ chế chính của tiến hóa là chọn lọc tự nhiên.
Câu 6:
15/11/2024Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể).
Tiến hoá nhỏ có các đặc điểm:
Diễn ra trên quy mô quần thể
Diễn biến không ngừng dưới tác động của nhân tố tiến hoá
Biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
Kết quả: hình thành loài mới
Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi xuất hiện loài mới.
*Tìm hiểu thêm: "Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn"
Tiêu chí |
Tiến hóa nhỏ |
Tiến hóa lớn |
Định nghĩa |
- Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. |
- Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành. |
Quy mô |
Phạm vi phân bố tương đối hẹp. |
Quy mô rộng lớn. |
Thời gian |
Thời gian lịch sử tương đối ngắn. |
Thời gian địa chất rất dài. |
Phương thức nghiên cứu |
Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. |
Thường chỉ được nghiên cứu gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học. |
Kết quả |
Hình thành loài mới. |
Hình thành các nhóm phân loại trên loài. |
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Câu 7:
19/07/2024Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại ?
(1). Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của loài.
(2). Giao phối không ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
(3). Giao phối ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm cho đột biến được phát tán trong quần thể, tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
(4). Đột biến không được xem là nhân tố tiến hóa vì phần lớn đột biến trong tự nhiên gây hại cho thể đột biến.
(5). CLTN được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
Đáp án D
(1) sai, giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quâdn thể.
(2) sai, giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá vì làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(3) sai, giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hoá vì không làm thay đổi thành phần kiểu gen, tần số alen của quần thể.
(4) sai, đột biến là nhân tố tiến hoá vì làm thay đổi thành phần kiểu gen, tần số alen của quần thể.
(5) đúng.
Câu 8:
17/07/2024Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là
Đáp án B
Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là ưu thế lai.
Câu 9:
22/07/2024Sự mềm dẻo về kiểu hình của một kiểu gen có được là do
Đáp án A
Sự mềm dẻo về kiểu hình của một kiểu gen có được là do sự tự điều chỉnh của kiểu gen trong một phạm vi nhất định.
Câu 10:
14/07/2024Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
Đáp án A
Tần số tương đối của một alen được tính bằng tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong quần thể.
Câu 11:
14/07/2024Ở phép lai XAXa ×XaY , nếu có hoán vị gen ở cả hai giới, mỗi gen quy định 1 tính trạng và các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con là:
Đáp án D
XAXa × XaY → 4 loại kiểu gen: 4 loại kiểu hình
x
→ 4 loại kiểu gen; 4 loại kiểu hình.
Câu 12:
14/07/2024Cho biết các bước của một quy trình như sau:
1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.
2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.
3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.
4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:
Đáp án C
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là: 3 → 1 → 2 → 4
Câu 13:
02/10/2024Vai trò của cônxixin trong đột biến nhân tạo tạo giống mới là
Đáp án D
Giải thích: Conxixin được sử dụng để gây đột biến đa bội vì chất này ngăn cản hình thành thoi vô sắc.
*Tìm hiểu thêm: "Một số thành tựu tạo giống bằng gây đột biến ở Việt Nam"
- Tạo được nhiều chủng VSV, nhiều giống lúa, đậu tương… có nhiều đặc tính quý.
- Sử dụng Cônsixin tạo được dâu tằm tứ bội 4n.
- Xử lí NMU/Táo Gia Lộc → Táo má hồng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, 02 vụ/năm.
- Sản xuất penicilin, vacxin...
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Câu 14:
02/10/2024Trong chọn giống cây trồng, để tạo ra các dòng thuần người ta tiến hành phương pháp
Đáp án đúng là : D
- Trong chọn giống cây trồng, để tạo ra các dòng thuần người ta tiến hành phương pháp tự thụ phấn.
- Cơ chế hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hoá là: - Các loài có họ hàng gần gũi có thể thụ phấn cho nhau tạo nên các con lai thường bất thụ. - Con lai khác loài nếu được đột biến làm nhân đôi số lượng NST (đa bội hóa hay song nhị bội) thì chúng có thể sinh sản bình thường.
→ A sai.
- Giao phối cận huyết hay cận huyết thống thường gọi là giao phối gần hay cận giao hay nội phối là quá trình giao phối giữa các sinh vật có quan hệ họ hàng, giống nhau nhiều về kiểu gen.
→ B sai.
- Phương pháp lai khác dòng là phương pháp lai hai dòng thuần chủng khác nhau rồi cho chúng giao phối với nhau và tạo ra giống mới.
→ C sai.
* Tạo giống thuần dựa trên biến dị tổ hợp:
Các bước tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp:
- Tạo ra các dòng thuần khác nhau.
- Lai giống và tạo ra những tổ hợp gen mong muốn.
- Tiến hành cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra giống thuần chủng.
II. TẠO GIỐNG LAI CÓ ƯU THẾ LAI CAO
1. Khái niệm về ưu thế lai
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.
- Ưu thế lai đạt cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ suy ra đây là lí do không dùng con lai F1 làm giống, chỉ dùng vào mục đích kinh tế.
2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai
- Giả thuyết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.
- Con lai F1 không dùng làm giống vì ở các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dẫn -> ưu thế lai giảm.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Câu 15:
22/07/2024Kiểu gen của hợp tử và f là bao nhiêu nếu khi giảm phân tạo giao tử ab = 30%
Đáp án D
ab = 30% →cơ thể phải là dị hợp 2 cặp gen, ab là giao tử liên kết = (1-f)/2
Câu 16:
22/07/2024Vật chất quyết định kiểu hình trong di truyền ngoài nhân là
Đáp án B
Vật chất quyết định kiểu hình trong di truyền ngoài nhân là ADN vòng (trong ti thể, lạp thể)
Câu 17:
14/07/2024Nguyên nhân phát sinh thường biến là
Đáp án C
Nguyên nhân phát sinh thường biến là: do tác động trực tiếp của điều kiện sống.Câu 18:
14/07/2024Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là
Đáp án A
Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là đột biến.
Câu 19:
12/07/2024Ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khóe mắt được gọi là
Đáp án C
Ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khóe mắt được gọi là cơ quan thoái hóa.
Câu 20:
21/10/2024Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở quần thể tự phối.
*Tìm hiểu thêm: "QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ"
1. Quan hệ hỗ trợ
- Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản,… đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.
- Ví dụ:
+ Các cây thông nhựa liền rễ nhau → Cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn, khi các cây thông liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới và tốt hơn cây không liền rễ.
+ Sư tử hỗ trợ nhau săn mồi do đó việc săn mồi của chúng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
+ Chim cánh cụt hỗ trợ bảo vệ con non.
- Ý nghĩa: Quan hệ hỗ trợ tạo nên hiệu quả nhóm đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Câu 21:
19/07/2024Theo Đacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên là
Đáp án B
Theo Đacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên là tạo nên loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường.
Câu 22:
01/12/2024Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là quần thể.
*Tìm hiểu thêm: "Chọn lọc tự nhiên"
a. Khái niệm
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa
- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).
- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:
+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.
+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.
Câu 23:
21/09/2024Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào?
Đáp án đúng là : A
- Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo ra bằng cách ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho.
ADN tái tổ hợp (recombinant DNA) được tạo ra bằng cách kết hợp một đoạn ADN của tế bào cho vào một phân tử ADN khác, chẳng hạn như ADN plasmid của vi khuẩn. Plasmid là một phân tử ADN vòng nhỏ, có khả năng tự sao chép độc lập với ADN nhiễm sắc thể của vi khuẩn, và thường được sử dụng như một vector (phương tiện) để chuyển gen trong công nghệ di truyền.
Quy trình tạo ADN tái tổ hợp bao gồm các bước:
+ Cắt ADN của tế bào cho và plasmid bằng enzyme giới hạn (restriction enzymes), tạo ra các đoạn ADN với đầu dính.
+ Nối đoạn ADN của tế bào cho vào plasmid bằng enzyme ligase, tạo thành phân tử ADN tái tổ hợp.
+ Đưa plasmid tái tổ hợp vào tế bào nhận (thường là vi khuẩn), nơi plasmid có thể tự sao chép và biểu hiện đoạn gen mới.
Kỹ thuật này là cơ sở của việc chuyển gen và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất protein tái tổ hợp, phát triển giống cây trồng biến đổi gen, và nghiên cứu y học.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Khái niệm công nghệ gen
- Công nghệ gen là qui trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.
- Trung tâm của công nghệ gen là kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp (kỹ thuật chuyển gen).
2. Các bước cần tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen
a. Tạo ADN tái tổ hợp
ADN tái tổ hợp là 1 phân tử ADN nhỏ được lắp ráp từ các đoạn ADN lấy từ các tế bào khác nhau.
- Thể truyền là 1 phân tử ADN nhỏ có khả năng nhân đôi một cách đọc lập với hệ gen của tế bào và có thể gắn vào hệ gen của tế bào.
- Các loại thể truyền: plasmit, virut, NST nhân tạo, thể thực khuẩn.
- Các bước tạo ADN tái tổ hợp:
+ Tách thể truyền và hệ gen cần chuyển ra khổi ế bào.
+ Dùng Restrictaza để cắt ADN và Plasmid tại những điểm xác định, tạo đầu dính.
+ Dùng Ligaza để gắn ADN và Plasmid lại thành ADN tái tổ hợp.
b)Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
- Dùng CaCl2 hoặc dùng xung điện để làm giãn màng sinh chất của tế bào nhận.
- Phân tử ADN tái tổ hợp dễ dàng chui qua màng vào tế bào nhận.
* Tải nạp: Trường hợp thể truyền là phagơ, chúng mang gen cần chuyển chủ động xâm nhập vào tế bào chủ (vi khuẩn).
c. Phân lập (tách) dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
- Nhận biết tế bào có ADN tái tổ hợp bằng cách chọn thể truyền có gen đánh dấu
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen
Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen
Câu 24:
22/07/2024Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
Đáp án A
Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấy tạo giống nhau nhưng hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác xa nhau.
Cơ quan tương đồng phản ánh tiến hoá phân li.
Câu 25:
23/07/2024Quần thể tự phối có cấu trúc ban đầu P: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa
a/ Xác định tần số mỗi alen trong quần thể.
b/ Xác định cấu trúc di truyền của quần thể qua 3 thế hệ tự phối.
Phương pháp giải:
Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền
Quần thể có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa
Tần số alen pA
Giải chi tiết:
Quần thể tự phối cú cấu trúc ban đầu P: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa
a/ Tần số alen A: pA= 0,36+0,48/2=0,6
Tần số alen a: qa= 0,16+0,48/2=0,4
b/ Xác định cấu trúc di truyền của quần thể trờn qua 3 thế hệ tự phối.
Tần số kiểu gen dị hợp Aa = (1/2)3.0,48=0,06
Tần số kiểu gen đồng hợp AA = 0,36+(0,48-0,06)/2=0,57
Tần số kiểu gen đồng hợp aa = 0,16+(0,48-0,06)/2=0,37
→Cấu trúc di truyền quần thể tự phối ở F3: 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa
Câu 26:
23/07/2024Quần thể giao phối ngẫu nhiên có cấu trúc ban đầu P: 0,4AA; 0,4Aa; 0,2aa
a/ Xác định cấu trúc di truyền cân bằng của quần thể trên.
b/ Giả sử trong quá trình giao phối kiểu gen đồng hợp lặn không có khả năng sinh sản.
Xác định cấu trúc di truyền của quần thể giao phối ngẫu nhiên ở thế hệ F1.
Quần thể giao phối ngẫu nhiên có cấu trúc ban đầu P: 0,4AA; 0,4Aa; 0,2aa
a/ Tần số alen A: pA= 0,4+0,4/2=0,6
Tần số alen a: qa= 0,2+0,4/2=0,4
Cấu trúc di truyền cân bằng của quần thể là.(0,6)2AA+2.0,6.0,4Aa+ (0,4)2aa=1
→0,36 AA+0,48Aa+ 0,16aa=1
b/ Kiểu gen aa không có khả năng sinh sản →cấu trúc quần thể P’:0,5AA: 0,5Aa
→ tần số alen mới (pA=0,5+0,5/2=0,75, qa= 0,25)
Quần thể giao phối ngẫu nhiên ở F1có cấu trúc :(0,75)2AA+2.0,75.0,25Aa+ (0,25)2aa=1
→0,5625 AA+0,3750Aa+ 0,0625aa=1
Bài thi liên quan
-
26 đề thi Sinh học lớp 12 học kì 1 có đáp án ( đề 1)
-
33 câu hỏi
-
45 phút
-
-
26 đề thi Sinh học lớp 12 học kì 1 có đáp án ( đề 2)
-
32 câu hỏi
-
45 phút
-
-
26 đề thi Sinh học lớp 12 học kì 1 có đáp án ( đề 3)
-
30 câu hỏi
-
45 phút
-
-
26 đề thi Sinh học lớp 12 học kì 1 có đáp án ( đề 4)
-
30 câu hỏi
-
45 phút
-
-
26 đề thi Sinh học lớp 12 học kì 1 có đáp án ( đề 5)
-
40 câu hỏi
-
45 phút
-
-
26 đề thi Sinh học lớp 12 học kì 1 có đáp án ( đề 6)
-
33 câu hỏi
-
45 phút
-
-
26 đề thi Sinh học lớp 12 học kì 1 có đáp án ( đề 7)
-
25 câu hỏi
-
45 phút
-
-
26 đề thi Sinh học lớp 12 học kì 1 có đáp án ( đề 8)
-
40 câu hỏi
-
45 phút
-
-
26 đề thi Sinh học lớp 12 học kì 1 có đáp án ( đề 10)
-
15 câu hỏi
-
45 phút
-
-
26 đề thi Sinh học lớp 12 học kì 1 có đáp án ( đề 11)
-
40 câu hỏi
-
45 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- 26 đề thi Sinh học lớp 12 học kì 1 có đáp án (4648 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 12 (có đáp án): Đề thi học kì 1 (275 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Đề thi học kì 2 Sinh 12 (Bài kiểm tra cuối kì) (430 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 2 Sinh 12 (392 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 (Lần 3) (273 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 12 (có đáp án): Đề thi học kì 2 (260 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 (Lần 4) (210 lượt thi)