Đề thi giữa kì 2 Sinh 12
-
392 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
12/07/2024Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học:
Đáp án là D
Câu 3:
01/10/2024Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có:
Đáp án là D
Giải thích: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học
*Tìm hiểu thêm: "Quá trình tiến hóa hóa học"
- Tiến hóa hóa học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ: Trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất (chứa nước, khí cacbônic, khí amôniac, rất ít khí nitơ, không có khí ôxi,…), với nguồn năng lượng là các tia chớp, núi lửa, tia tử ngoại,… từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản (axit amin, nuclêôtit, đường đơn, axit béo,…) → hình thành các đại phân tử hữu cơ → hình thành nên các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi (ADN, ARN).
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống
Câu 4:
22/07/2024Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ C - C. Khoảng nhiệt độ này gọi là
Đáp án là C
Câu 5:
15/07/2024Các ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật là các mối quan hệ giữa
(1) Chim sáo và trâu rừng
(2) Vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu
(3) Chim mỏ đỏ và linh dương
(4) Cá ép với cá mập.
Trả lời đúng là:
Đáp án là A
Câu 6:
23/07/2024Phát biểu nào dưới đây về các biến động khí hậu và địa chất là không đúng:
Đáp án là C
Câu 8:
23/07/2024Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt Nam là
Đáp án là C
Câu 9:
22/07/2024Loài thuỷ sinh vật có giới hạn sinh thái rộng nhất đối với nồng độ muối sống ở
Đáp án là A
Câu 10:
01/08/2024Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
Đáp án đúng là: A
- Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
A đúng.
- Ý B thiếu tính chất hóa học của môi trường.
B sai.
- Ý C thiếu tính chất vật lí của môi trường.
C sai.
- Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
D sai.
* Tìm hiểu về môi trường sống và các nhân tố sinh thái
1. Môi trường sống
a. Khái niệm
- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp, hoặc qua lại với sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của sinh vật.
b. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật
- Môi trường nước: Gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các sinh vật thủy sinh. Ví dụ: Tôm, cá, cây bèo tây,…
- Môi trường trên cạn: Gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất. Ví dụ: Các loài chó, mèo, lợn, cây bàng,…
- Môi trường đất: Gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật sống dưới đất. Ví dụ: giun đất, dế,…
- Môi trường sinh vật: Gồm thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác nhau như sinh vật kí sinh, cộng sinh. Ví dụ: Trong đường ruột của con người, có vi khuẩn E.coli → Con người chính là môi trường sống của vi khuẩn E.coli.
2. Nhân tố sinh thái
a. Khái niệm
- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
- Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
- Quan hệ giữa sinh vật và môi trường là mối quan hệ qua lại: Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
b. Các nhóm nhân tố sinh thái
Gồm 2 nhóm: nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Nhân tố sinh thái vô sinh: Là tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường quanh sinh vật. Ví dụ: Ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí,...
- Nhân tố sinh thái hữu sinh: Là thế giới hữu cơ của môi trường và là mối quan hệ giữa sinh vật này (hoặc một nhóm sinh vật) với sinh vật khác (hoặc một nhóm sinh vật) sống xung quanh. Ví dụ: Các loài động vật, thực vật, côn trùng, vi sinh vật, con người,…
- Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Giải SGK Sinh học 12 Bài 23: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Câu 12:
21/07/2024Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
Đáp án là B
Câu 18:
23/07/2024Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật biến nhiệt là
Đáp án là B
Câu 22:
12/07/2024Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm
Đáp án là C
Câu 23:
23/07/2024Sự phát triển phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú là đặc điểm của thời đại ..... (C: Cổ sinh, M: Trung sinh, T: Tân sinh), sự phát triển ưu thế của cây hạt trần và nhất là của bò sát là đặc điểm của đại ..... (C: Cổ sinh, M: Trung sinh, T: Tân sinh) và sự chinh phục đất liền của thực vật, động vật sau khi được vi khuẩn, tảo xanh và đại y chuẩn bị là điểm đáng chú ý nhất của đại ..... (C: Cổ sinh, M: Trung sinh, T: Tân sinh):
Đáp án là D
Câu 24:
21/07/2024Nếu mật độ cá thể của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì
Đáp án là A
Câu 25:
22/07/2024Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?
Đáp án là C
Câu 26:
18/07/2024Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là
Đáp án là B
Câu 27:
10/12/2024Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
Đáp án đúng là : B
- Ví dụ Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng ,phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài.
Cả hai loài đều được hưởng lợi, mối quan hệ này không chặt chẽ.
- A sai vì đó là quan hệ cộng sinh:
- C, sai vì là quan hệ hội sinh
- D sai vì là quan hệ kí sinh
→ B đúng. A, C, D sai.
* Mở rộng:
QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT
1. Các mối quan hệ sinh thái
a. Quan hệ cộng sinh
- Quan hệ công sinh là quan hệ giữa hai hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các bên đều có lợi; tuy nhiên, mỗi bên chỉ có thể sống và phát triển tốt nếu có sự hợp tác của bên kia.
- Ví dụ:
+ Cộng sinh giữa tảo đơn bào với nấm trong địa y.
+ Vi khuẩn cố định đạm (Rhizobium) cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu.
b. Quan hệ hợp tác
- Quan hệ hợp tác là quan hệ giữa hai hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia đều có lợi. Khác với cộng sinh, quan hệ hợp tác không phải là quan hệ chặt chẽ và nhất thiết phải có đối với mỗi loài.
- Ví dụ:
+ Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng (Chim ăn con ve, bét dưới lớp lông của trâu → Chim có thức ăn, trâu được loại bỏ kí sinh gây hại).
+ Hợp tác giữa chim nhỏ ăn thức ăn thừa ở răng cá sấu (cá sấu không khó chịu vì thức ăn thừa trong răng, chim nhỏ có thức ăn)
c. Quan hệ hội sinh
- Quan hệ hôi sinh là quan hệ giữa hai hay nhiều loài sinh vật, trong đó một bên có lợi bên kia không có lợi cũng không có hại gì.
- Ví dụ:
+ Cá ép sống bám trên cá lớn (cá voi, cá mập), nhờ đó cá ép được mang đi xa, kiếm thức ăn dễ dàng.
+ Cây lan sống bám trên thân cây gỗ (cây lan có lợi do lấy được ánh sáng, cây gỗ không có lợi cũng không có hại).
d. Quan hệ cạnh tranh
- Quan hệ cạnh tranh là mối quan hệ giữa các loài có cùng chung nhau nguồn sống, các loài cạnh tranh nhau giành thức ăn, nơi ở,… Trong mối quan hệ này, các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên một loài thắng thế còn các loài khác bị hại hoặc cả hai đều bị hại.
- Đối với thực vật, cạnh tranh giành khoảng không gian có nhiều ánh sáng, những cây lấy được nhiều ánh sáng sẽ vươn cao hơn những cây khác, rễ phát triển mạnh sẽ có cơ hội sống sót hơn.
- Ví dụ:
+ Cây đua nhau vươn lên lấy ánh sáng.
+ Cạnh tranh giữa chim ưng và cú mèo tranh giành thức ăn.
e. Kí sinh
- Kí sinh là quan hệ loài sinh vật này sống nhờ cơ thể của loài sinh vật khác lấy chất dinh dưỡng để sống.
- Loài sống nhờ gọi vật kí sinh, loài kia là vật chủ. Vật kí sinh không giết chết ngay vật chủ mà làm suy yếu dần, bệnh rồi chết.
- Ví dụ:
+ Chấy kí sinh trên người và động vật.
+ Cây tầm gửi sống bám trên thân cây khác.
f. Ức chế cảm nhiễm
- Ức chế cảm nhiễm là quan hệ một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của loài khác.
- Ví dụ: Tảo giáp phát triển mạnh vào mùa sinh sản tiết ra chất độc gọi là “thủy triều đỏ” hay “nước nở hoa“ làm chết nhiều cá, tôm và chim ăn cá, tôm,…
g. Sinh vật này ăn sinh vật khác
- Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn. Bao gồm:
+ Động vật ăn thực vật: Trong quá trình ăn lá, hạt, quả,… động vật cũng đã góp phần thụ phấn cho thực vật.
+ Động vật ăn động vật: Động vật ăn thịt tấn công con mồi, tuy nhiên, chúng thường bắt được những con già hoặc yếu → Chọn lọc tự nhiên loại bớt những cá thể yếu.
+ Thực vật ăn động vật: Các loài cây bắt mồi, cây nắp ấm,… cây tiết ra chất phân giải thịt sâu bọ thành chất dinh dưỡng nuôi cây.
Ví dụ:
+ Bò ăn cỏ.
+ Sư tử ăn thịt ngựa vằn.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sinh Học 12 (có đáp án): Đề thi học kì 2 (260 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 (Lần 3) (273 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 2 Sinh 12 (391 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Sinh 12 Học kì 2 (Lần 4) (210 lượt thi)
- Đề thi học kì 2 Sinh 12 (Bài kiểm tra cuối kì) (429 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- 26 đề thi Sinh học lớp 12 học kì 1 có đáp án (4647 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 12 (có đáp án): Đề thi học kì 1 (275 lượt thi)