Câu hỏi:
02/10/2024 208
Trong chọn giống cây trồng, để tạo ra các dòng thuần người ta tiến hành phương pháp
Trong chọn giống cây trồng, để tạo ra các dòng thuần người ta tiến hành phương pháp
A. lai xa va đa bội hóa.
A. lai xa va đa bội hóa.
B. giao phối cận huyết.
B. giao phối cận huyết.
C. lai khác dòng.
D. tự thụ phấn.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Trong chọn giống cây trồng, để tạo ra các dòng thuần người ta tiến hành phương pháp tự thụ phấn.
- Cơ chế hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hoá là: - Các loài có họ hàng gần gũi có thể thụ phấn cho nhau tạo nên các con lai thường bất thụ. - Con lai khác loài nếu được đột biến làm nhân đôi số lượng NST (đa bội hóa hay song nhị bội) thì chúng có thể sinh sản bình thường.
→ A sai.
- Giao phối cận huyết hay cận huyết thống thường gọi là giao phối gần hay cận giao hay nội phối là quá trình giao phối giữa các sinh vật có quan hệ họ hàng, giống nhau nhiều về kiểu gen.
→ B sai.
- Phương pháp lai khác dòng là phương pháp lai hai dòng thuần chủng khác nhau rồi cho chúng giao phối với nhau và tạo ra giống mới.
→ C sai.
* Tạo giống thuần dựa trên biến dị tổ hợp:
Các bước tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp:
- Tạo ra các dòng thuần khác nhau.
- Lai giống và tạo ra những tổ hợp gen mong muốn.
- Tiến hành cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra giống thuần chủng.
II. TẠO GIỐNG LAI CÓ ƯU THẾ LAI CAO
1. Khái niệm về ưu thế lai
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.
- Ưu thế lai đạt cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ suy ra đây là lí do không dùng con lai F1 làm giống, chỉ dùng vào mục đích kinh tế.
2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai
- Giả thuyết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.
- Con lai F1 không dùng làm giống vì ở các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dẫn -> ưu thế lai giảm.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là
Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là
Câu 6:
Quần thể giao phối ngẫu nhiên có cấu trúc ban đầu P: 0,4AA; 0,4Aa; 0,2aa
a/ Xác định cấu trúc di truyền cân bằng của quần thể trên.
b/ Giả sử trong quá trình giao phối kiểu gen đồng hợp lặn không có khả năng sinh sản.
Quần thể giao phối ngẫu nhiên có cấu trúc ban đầu P: 0,4AA; 0,4Aa; 0,2aa
a/ Xác định cấu trúc di truyền cân bằng của quần thể trên.
b/ Giả sử trong quá trình giao phối kiểu gen đồng hợp lặn không có khả năng sinh sản.
Câu 8:
Kiểu gen của hợp tử và f là bao nhiêu nếu khi giảm phân tạo giao tử ab = 30%
Câu 10:
Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào?
Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào?
Câu 13:
Quần thể tự phối có cấu trúc ban đầu P: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa
a/ Xác định tần số mỗi alen trong quần thể.
b/ Xác định cấu trúc di truyền của quần thể qua 3 thế hệ tự phối.
Quần thể tự phối có cấu trúc ban đầu P: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa
a/ Xác định tần số mỗi alen trong quần thể.
b/ Xác định cấu trúc di truyền của quần thể qua 3 thế hệ tự phối.
Câu 15:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại ?
(1). Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của loài.
(2). Giao phối không ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
(3). Giao phối ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm cho đột biến được phát tán trong quần thể, tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
(4). Đột biến không được xem là nhân tố tiến hóa vì phần lớn đột biến trong tự nhiên gây hại cho thể đột biến.
(5). CLTN được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại ?
(1). Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của loài.
(2). Giao phối không ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
(3). Giao phối ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm cho đột biến được phát tán trong quần thể, tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
(4). Đột biến không được xem là nhân tố tiến hóa vì phần lớn đột biến trong tự nhiên gây hại cho thể đột biến.
(5). CLTN được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.