Câu hỏi:
01/12/2024 271
Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là
Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là
A. cá thể.
B. quần thể.
C. giao tử.
D. nhiễm sắc thể.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là quần thể.
*Tìm hiểu thêm: "Chọn lọc tự nhiên"
a. Khái niệm
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa
- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).
- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:
+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.
+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 5:
Quần thể giao phối ngẫu nhiên có cấu trúc ban đầu P: 0,4AA; 0,4Aa; 0,2aa
a/ Xác định cấu trúc di truyền cân bằng của quần thể trên.
b/ Giả sử trong quá trình giao phối kiểu gen đồng hợp lặn không có khả năng sinh sản.
Quần thể giao phối ngẫu nhiên có cấu trúc ban đầu P: 0,4AA; 0,4Aa; 0,2aa
a/ Xác định cấu trúc di truyền cân bằng của quần thể trên.
b/ Giả sử trong quá trình giao phối kiểu gen đồng hợp lặn không có khả năng sinh sản.
Câu 7:
Kiểu gen của hợp tử và f là bao nhiêu nếu khi giảm phân tạo giao tử ab = 30%
Câu 8:
Trong chọn giống cây trồng, để tạo ra các dòng thuần người ta tiến hành phương pháp
Trong chọn giống cây trồng, để tạo ra các dòng thuần người ta tiến hành phương pháp
Câu 10:
Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào?
Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào?
Câu 12:
Quần thể tự phối có cấu trúc ban đầu P: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa
a/ Xác định tần số mỗi alen trong quần thể.
b/ Xác định cấu trúc di truyền của quần thể qua 3 thế hệ tự phối.
Quần thể tự phối có cấu trúc ban đầu P: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa
a/ Xác định tần số mỗi alen trong quần thể.
b/ Xác định cấu trúc di truyền của quần thể qua 3 thế hệ tự phối.
Câu 15:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại ?
(1). Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của loài.
(2). Giao phối không ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
(3). Giao phối ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm cho đột biến được phát tán trong quần thể, tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
(4). Đột biến không được xem là nhân tố tiến hóa vì phần lớn đột biến trong tự nhiên gây hại cho thể đột biến.
(5). CLTN được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại ?
(1). Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của loài.
(2). Giao phối không ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
(3). Giao phối ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm cho đột biến được phát tán trong quần thể, tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
(4). Đột biến không được xem là nhân tố tiến hóa vì phần lớn đột biến trong tự nhiên gây hại cho thể đột biến.
(5). CLTN được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.