Hãy lấy thêm các ví dụ về cảm ứng ở sinh vật và cho biết: Tên kích thích và phản ứng

Trả lời Câu hỏi 1 trang 129 Bài 27 Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7.

1 727 05/12/2022


Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Câu hỏi 1 trang 129 KHTN lớp 7: Hãy lấy thêm các ví dụ về cảm ứng ở sinh vật và cho biết:

a) Tên kích thích và phản ứng của cơ thể đối với kích thích đó.

b) Ý nghĩa của cảm ứng đó đối với cơ thể.

Trả lời:

a) Một số ví dụ cảm ứng ở sinh vật, tên kích thích và phản ứng của cơ thể đối với kích thích trong ví dụ đó:

- Ví dụ 1: Chuột nhìn thấy mèo thì bỏ chạy. Trong đó: kích thích chính là mèo – vật săn mồi, phản ứng của trả lời là bỏ chạy.

- Ví dụ 2: Khi tham gia giao thông, nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ thì người tham gia giao thông dừng xe lại. Trong đó: kích thích chính là đèn giao thông chuyển màu đỏ, phản ứng trả lời là dừng xe lại.

- Ví dụ 3: Vào mùa đông, cây bàng rụng lá. Trong đó: kích thích chính là nhiệt độ thấp, phản ứng trả lời là rụng lá.

b) Ý nghĩa của cảm ứng đó đối với cơ thể:

- Trong ví dụ 1, phản ứng bỏ chạy của chuột khi gặp mèo giúp chuột tránh được kẻ thù, bảo toàn được tính mạng.

- Trong ví dụ 2, phản ứng dừng lại khi gặp đèn đỏ của người tham gia giao thông giúp người tham gia giao thông thực hiện đúng luật an toàn giao thông, bảo vệ được tính mạng của bản thân và những người khác.

- Trong ví dụ 3, phản ứng rụng lá vào mùa đông của cây bàng giúp cây bàng hạn chế diện tiếp tiếp xúc với nhiệt độ thấp, hạn chế sự thoát hơi nước,… từ đó giúp bảo vệ cây trước tác động xấu của nhiệt độ thấp.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 129 Bài 27 KHTN lớp 7: Em có nhận xét gì khi quan sát lá cây trinh nữ ở hình 27.1a và hình 27.1b...

Câu hỏi 2 trang 130 KHTN lớp 7: Vì sao cảm ứng có vai trò quan trọng đối với cơ thể...

Câu hỏi 3 trang 130 KHTN lớp 7: Quan sát hình 27.2 và 27.3, cho biết hình thức cảm ứng của mỗi sinh vật...

Vận dụng 1 trang 130 KHTN lớp 7: Vì sao có tên gọi cây hoa hướng dương...

Vận dụng 2 trang 130 KHTN lớp 7: Vào rừng nhiệt đới, chúng ta có thể gặp nhiều cây dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn vào vươn lên cao...

Tìm hiểu thêm trang 130 KHTN lớp 7: Nếu một bộ phận của cơ thể bị tổn thương mà con người không có cảm giác đau...

Câu hỏi 4 trang 131 KHTN lớp 7: Trình bày và giải thích các bước của hai thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng và tính hướng nước...

Câu hỏi 5 trang 131 KHTN lớp 7: Nêu kết quả các thí nghiệm và giải thích...

Luyện tập 1 trang 131 KHTN lớp 7: Nêu kết quả các thí nghiệm và giải thích...

Vận dụng 3 trang 131 KHTN lớp 7: Nêu kết quả các thí nghiệm và giải thích...

Câu hỏi 6 trang 132 KHTN lớp 7: Nêu một số ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn...

Luyện tập 2 trang 132 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ một số loại cây trồng thường được chăm sóc bằng một trong những biện pháp...

Vận dụng 4 trang 132 KHTN lớp 7: Nêu một số biện pháp tăng năng suất cây trồng dựa trên hiểu biết về các hình thức cảm ứng ở thực vật...

1 727 05/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: