Giáo án Ôn tập | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 11

Với Giáo án Ôn tập Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 11 Ôn tập.

1 798 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo): Ôn tập

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Kiến thức về tùy bút và tản văn.

- Kiến thức về cách giải thích nghĩa của từ.

2. Về năng lực

- Chỉ ra được đặc điểm cơ bản của thể loại tùy bút và tản văn.

- Giải thích nghĩa của các từ ngữ.

3. Về phẩm chất

- Yêu thương con người và yêu thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung các bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung:

GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

- Xác định được kiến thức

d) Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV chiếu hình ảnh, hướng dẫn luật chơi.

- HS quan sát, lắng nghe & trả lời câu hỏi.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS tham gia trò chơi dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.

- Quan sát câu hỏi, suy nghĩ trả lời nhanh.

GV hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe.

- Theo dõi Hs trả lời, ghi điểm.

B3: Báo cáo thảo luận

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động trò chơi của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động ôn tập.

- Viết tên bài học, nêu mục tiêu chung của bài học và chuyển dẫn tri thức Ngữ văn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm

Hoàn thành bảng danh sách các kiến thức đã học ở bài 1.

- Trình bày khái niệm tùy bút và tản văn.

- Trình bày các đặc điểm cơ bản về tùy bút và tản văn

- Trình bày cách giải thích nghĩa của từ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu.

B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày;

Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

(Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo)

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2.

Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

1. Tùy bút

- Tùy bút là tiểu loại thuộc loại hình kí, thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác gủa, luôn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.

- Ở tùy bút chi tiết, sự kiện chỉ là cái cớ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống.

- Ngôn ngữ của tùy bút giàu chất thơ (có chất trữ tình, giàu nhạc điệu, sức gợi…)

2. Tản văn

- Tản văn là một dạng văn xuôi gần với tùy bút; thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc họa nhân vật.

- Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả.

- Nếu sức hấp dẫn của tùy bút là tính chất tự do, tài hoa trong liên tưởng gắn với cái tôi tác giả thì sức hấp dẫn của tản văn chủ yếu ở khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng hay khả năng kết nối, xâu chuỗi các sự việc, đối tượng có vẻ rời rạc, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề của tác phẩm.

+ Yếu tố tự sự trong tùy bút, tản văn là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm.

+ Yếu tố trữ tình trong tùy bút, tản văn là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của cái tôi tác giả trong tùy bút hay của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn.

+ Ngôn ngữ văn học là: ngôn ngữ chủ yếu dùng trong tác phẩm văn chương, có tính nghệ thuật, thể hiện qua các đặc điểm:

1. Giàu sức truyền cảm, biểu cảm: có khả năng chứa đựng nhiều tình cảm, cảm xúc.

2. Tính đa nghĩa: các hình thức ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng… khiến câu văn, câu thơ hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa.

3. Tính hình tượng: có khả năng khơi gợi hình ảnh, hình tượng, mang lại cho người đọc ấn tượng sinh động về sự vật được nói đến, từ đó có những liên tưởng, phán đoán thú vị.

4. Tính thẩm mĩ: ngôn ngữ văn học phải được gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ chung để đạt tới giá trị nghệ thuật, tạo được rung động thẩm mĩ trong người đọc. Ngôn ngữ trong tùy bút, tản văn, ngoài các đặc điểm chung của ngôn ngữ văn học còn có thêm nét riêng của thể loại; thường thấm đượm chất thơ và dấu ấn riêng của tác giả.

3. Cách giải thích nghĩa của từ

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.

- Có thể giải thích nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:

+ Phân tích nội dung nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:

Ví dụ: Hắn (khẩu ngữ): từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba, với hàm ý coi thường hoặc thân mật. Hắn không phải là người tử tế.

+ Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

Ví dụ: Đẫy đà: to béo, mập mạp

Bất chợt: chợt

Bất an: không yên ổn

+ Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

Ví dụ: Tươi trẻ: tươi tắn và trẻ trung.

Sơn hà: sơn là núi, hà là sông, sơn hà: núi sông, thường dùng để chỉ đất đai thuộc chủ quyền của một nước.

- Không giải thích từ, cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

+ Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ

Ví dụ: Tấm thảm trải sàn này đẹp quá!

Thảm ở ví dụ trên mang nghĩa gốc, chỉ “hàng dệt bằng sợ to, thường có hàng trang trí, dùng trải trên lối đi, trên sàn nhà”.

+ Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Ví dụ: Tôi yêu những thảm lá vàng tuyệt đẹp ở nơi này

Thảm trong trường hợp này là nghĩa chuyển, chỉ “lớp lá cây dày phủ trên mặt đất”

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 13 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 11 Ôn tập Chân trời sáng tạo.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 20

Giáo án Trăng sáng trên đầm sen

Giáo án Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Giáo án Giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân

Giáo án Nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi về bài thuyết minh

1 798 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: