Giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 9 (Cánh diều): Thăng Long - Hà Nội

Lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 9: Thăng Long - Hà Nội sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

1 312 06/01/2024


Giải VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 9: Thăng Long - Hà Nội

Lựa chọn đáp án đúng trong các câu hỏi từ 1 đến 4.

Câu 1 trang 24 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hà Nội không tiếp giáp với tỉnh nào dưới đây?

A. Vĩnh Phúc. B. Ninh Bình.

C. Hưng Yên. D. Bắc Giang.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B. Ninh Bình

Câu 2 trang 25 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Sông nào dưới đây chảy qua địa bàn Hà Nội?

A. Sông Hồng. B. Sông Lô.

C. Sông Chảy. D. Sông Gâm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A. Sông Hồng.

Câu 3 trang 25 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Địa hình của Hà Nội chủ yếu là

A. đồi núi. B. cao nguyên.

C. thung lũng. D. đồng bằng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D. đồng bằng

Câu 4 trang 25 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hà Nội còn có tên gọi khác nào dưới đây?

A. Hoa Lư. B. Đại La. C. Sài Gòn. D. Tây Đô.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B. Đại La

Câu 5 trang 25 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: a) Ghép các từ cho sẵn vào chỗ chấm (...) đã được đánh số trong đoạn tư liệu dưới đây.

A. rồng cuộn hổ ngồi. B. sáng sủa.

C. tươi tốt. D. bằng phẳng.

“Ở giữa khu vực trời đất, được thế ...(1)..., chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà ...(2)..., thế đất cao mà ...(3)..., dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức ...(4)... phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

(Ngô Sĩ Liên (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.241)

b) Đoạn tư liệu trên miêu tả vùng đất nào?

c) Những điều kiện tự nhiên nào của Hà Nội xưa được nhắc đến trong đoạn tư liệu?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

“Ở giữa khu vực trời đất, được thế (1) rồng cuộn hổ ngồi chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà (2) bằng phẳng, thế đất cao mà (3) sáng sủa dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức (4) tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

♦ Yêu cầu b) Đoạn tư liệu mô tả Thăng Long - Hà Nội xưa

♦ Yêu cầu c) Vị trí địa lí, địa hình, cư dân, sinh vật,...

Câu 6 trang 25 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát các hình dưới đây, lựa chọn, tìm hiểu và giới thiệu về một di tích lịch sử - văn hoá ở Hà Nội mà em thích.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 9: Thăng Long - Hà Nội

Lời giải:

(*) Tham khảo: Giới thiệu Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội được xây dựng dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu 1 năm 1805, hoàn thành năm 1812). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột. Cột cờ được coi là một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Câu 7 trang 26 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát hình 3, hãy:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 9: Thăng Long - Hà Nội

a) Cho biết đây là nhân vật nào? (gợi ý: Một vị Tổng đốc cùng quân dân bảo vệ thành Hà Nội trước các cuộc tấn công của thực dân Pháp).

b) Trình bày một số hiểu biết của em về nhân vật này.

c) Kể tên một số đường, phố hoặc trường học mang tên nhân vật này.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Tổng đốc Hoàng Diệu.

♦ Yêu cầu b) Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, tự là Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai. Ông sinh năm 1829, trong một gia đình có truyền thống nho học tại làng Xuân Đài, xã Điện Quang, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thị xã Điện Quang, tỉnh Quảng Nam). Năm 1873, sau khi chiếm được Nam Kì, Pháp chuẩn bị tiến ra Bắc Kì. Năm 1880, vua Tự Đức giao cho Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Bắc Ninh). Ngay khi tới Hà Nội, chi Hoàng Diệu đã chú tâm tới việc xây dựng thành luỹ, chuẩn bị lực lượng để chống Pháp.

♦ Yêu cầu c) Đường Hoàng Diệu có ở Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng,... Trường học mang tên Hoàng Diệu có ở Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai,...

Câu 8 trang 26 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây để thấy rõ Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị quan trọng của cả nước.

Hà Nội – Thủ đô của cả nước

Chính trị:

Kinh tế:

Văn hóa:

Lời giải:

Hà Nội – Thủ đô của cả nước

Chính trị:

+ Là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương.

+ Nơi đặt trụ sở đại sứ quán của các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Kinh tế: có nhiều ngành công nghiệp, khu công nghiệp và công nghệ cao, nhiều trung tâm thương mại, siêu thị lớn...

Văn hóa:

+ Có nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng.

+ Tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tàng, thư viện,...

Câu 9 trang 26 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Viết một đoạn văn ngắn thể hiện niềm tự hào của em về truyền thống lịch sử - văn hoá của Thăng Long - Hà Nội.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Em rất tự hào về truyền thống lịch sử - văn hoá của Thăng Long - Hà Nội, một thành phố mang trong mình hơn 1,000 năm văn hiến và phát triển không ngừng. Hà Nội, với những cung đường đan xen và những tòa nhà cổ kính, là nguồn cảm hứng vô tận cho em.

Truyền thống lịch sử của Thăng Long - Hà Nội là một hòn ngọc quý giữa lòng đất Việt. Từ những triều đại vương quyền, những cuộc chiến tranh và những vấp ngã, Thăng Long đã vượt qua mọi thử thách để trở thành một trong những trung tâm văn hóa đáng kính trên thế giới.

Văn hoá của Hà Nội không chỉ tồn tại trong những công trình kiến trúc độc đáo như Văn Miếu Quốc Tử Giám và Chùa Một Cột, mà còn hiện hữu trong cách sống của người dân nơi đây. Em tự hào về tinh thần học tập và nghệ thuật, với những tài liệu lịch sử và văn bản cổ truyền được bảo tồn kỹ càng. Những nghệ nhân tài ba và những nét văn hóa độc đáo đã giúp Hà Nội trở thành một nơi đáng sống và truyền cảm hứng cho tất cả mọi người.

Thăng Long - Hà Nội đã trở thành điểm đến không thể thiếu cho những người yêu thích văn hóa và lịch sử. Em tự hào được sống trong một thành phố có những giá trị văn hoá sâu sắc, và em hãnh diện là một người con của Thăng Long - Hà Nội.

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 10: Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Bài 11: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Bài 12: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Duyên hải miền Trung

Bài 13: Cố đô Huế

Bài 14: Phố cổ Hội An

1 312 06/01/2024