Giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 2 (Cánh diều): Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương)

Lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 2: Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương) sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

1 420 06/01/2024


Giải VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 2: Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương)

Câu 1 trang 6 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát hình 1, hãy:

a) Chỉ vị trí của địa phương em trên lược đồ.

b) Cho biết địa phương em tiếp giáp với tỉnh/ thành phố nào.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 2: Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương)

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 2: Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương)

Yêu cầu b) Hà Nội giáp 8 tỉnh, trong đó Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông; Hòa Bình, Phú Thọ phía Tây.

Câu 2 trang 8 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Tìm hiểu và trình bày về tự nhiên ở địa phương em theo gợi ý dưới đây.

- Tên của địa phương em là gì?

- Địa phương em có những dạng địa hình nào?

- Dạng địa hình nào là chủ yếu?

- Địa phương em có những hồ hoặc sông, suối nào?

- Khí hậu địa phương em có mấy mùa? Mỗi mùa có đặc điểm như thế nào?

- Kể tên các yếu tố tự nhiên khác của địa phương em (đất, rừng, biển, đảo).

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 2: Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương)

Lời giải:

- Tên địa phương em: thành phố Hà Nội

- Địa hình:

+ Các dạng địa hình ở Hà Nội là: đồng bằng và đồi núi thấp.

+ Dạng địa hình chủ yếu là: đồng bằng.

- Sông, hồ:

+ Các con sông lớn ở Hà Nội là: sông Hồng; sông Đáy; sông Tích; sông Tô Lịch,…

+ Các hồ lớn ở Hà Nội là: hồ Gươm, hồ Tây; hồ Thiền Quang; hồ Trúc Bạch,…

- Khí hậu:

+ Khí hậu Hà Nội có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.

+ Đặc điểm khí hậu: mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa.

- Các yếu tố tự nhiên khác: chủ yếu là đất phù sa màu mỡ (tập trung ở khu vực đồng bằng); ở vùng đồi núi có đất ba dan,…

Câu 3 trang 8 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Tìm hiểu và trình bày một số hoạt động kinh tế ở địa phương em theo gợi ý dưới đây:

- Nông nghiệp: Có những cây trồng, vật nuôi nào?

- Lâm nghiệp: Trồng và khai thác tài nguyên rừng thế nào?

- Thuỷ sản: Đánh bắt và nuôi trồng các loại thuỷ sản nào?

- Công nghiệp: Có khu công nghiệp nào?

- Thủ công nghiệp: Một số sản phẩm thủ công ở địa phương em là gì? Có những địa điểm du lịch nào? Có chợ hoặc trung tâm thương mại nào?

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 2: Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương)

Lời giải:

- Nông nghiệp:

+ Những cây trồng chủ yếu ở địa phương em là: cây lương thực (lúa, ngô,…); cây ăn quả (Cam, bưởi, ổi,…) và cây công nghiệp (chè).

+ Những vật nuôi chủ yếu ở địa phương em là: trâu, bò, lợn và một số loại gia cầm, như: gà, vịt,…

- Công nghiệp:

+ Một số ngành công nghiệp ở Hà Nội là: điện tử - tin học; hóa chất; dệt may; cơ khí,…

+ Một số ngành thủ công nghiệp ở Hà Nội là: dệt lụa, đúc đồng, làm gốm,…

+ Một số sản phẩm thủ công nghiệp của Hà Nội là: lụa tơ tằm Vạn Phúc; gốm sứ Bát Tràng; nón lá làng Chuông,…

- Dịch vụ:

+ Một số trung tâm thương mại nổi tiếng ở Hà Nội là: hệ thống trung tâm thương mại Vincom; trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza (ở quận Hoàn Kiếm); trung tâm thương mại Aeon Mall (ở quận Long Biên); trung tâm thương mại BigC Thăng Long (ở quận Cầu Giấy);…

+ Một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội là: chùa Hương (huyện Mỹ Đức); chùa Thầy (huyện Quốc Oai); phố Cổ (khu vực nội đô thành phố Hà Nội),…

Câu 4 trang 9 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Mô tả một số nét văn hoá ở địa phương em theo gợi ý dưới đây:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 2: Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương)

Lời giải:

(*) Tham khảo: thành phố Hà Nội

- Ẩm thực:

+ Phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng.

+ Nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...

- Nhà ở:

+ Nhà ở truyền thống được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói. Nhà thường có ba gian: gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách; hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng....

+ Hiện nay, nhà ở của người dân có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.

- Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...

Câu 5 trang 9 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Giới thiệu về một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em theo New De gợi ý dưới đây:

- Tên danh nhân.

- Địa chỉ, quê quán.

- Đóng góp của danh nhân đối với địa phương.

- Địa phương có những hoạt động gì để tưởng nhớ, tri ân danh nhân.

- Em học hỏi được điều gì từ danh nhân.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 2: Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương)

Lời giải:

- Tên danh nhân: Ngô Quyền

- Địa chỉ, quê quán:Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội)

- Đóng góp của danh nhân: lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nam Hán. Với chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) do Ngô Quyền lãnh đạo, thời kì Bắc thuộc đã chấm dứt, thời kì độc lập, tự chủ lâu dài được mở ra trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

- Những hoạt động tưởng nhớ, tri ân: lập đền thờ; dùng tên của danh nhân để đặt cho các con đường, trường học,,…

- Điều em học hỏi được từ danh nhân: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm; thái độ chủ động, thông minh và tinh thần sáng tạo,…

Câu 6 trang 9 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Nêu cảm nghĩ của em về địa phương mình.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Hà Nội trong em đẹp ở mọi góc nhìn. Đẹp ở nét cổ kính của 36 phố phường. Đẹp ở vẻ hiện đại, trẻ trung của một thành phố đang vươn mình phát triển. Đẹp ở vẻ thanh bình của những chiều thu dạo quanh bờ hồ…. Với em, Hà Nội đáng yêu từ những điều giản dị nhất, dẫu dung dị nhưng vẫn lay chạm tới trái tim.

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 4: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Bài 6: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Bài 7: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

1 420 06/01/2024