Giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 4 (Cánh diều): Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 4: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

1 510 06/01/2024


Giải VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 4: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 1 trang 13 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Kinh, Mường, Tày, Ê Đê,...

B. Thái, Mông, Dao, Kinh,...

C. Thái, Gia Rai, Mông, Dao,...

D. Kinh, Nùng, Tày, Ba Na,...

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao,...

Câu 2 trang 13 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình và Nhà máy Thuỷ điện Sơn La được xây dựng trên sông nào dưới đây?

A. Sông Hồng.

B. Sông Chảy.

C. Sông Đà.

D. Sông Lô.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình và Nhà máy Thuỷ điện Sơn La được xây dựng trên sông Đà

Câu 3 trang 13 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều loại khoáng sản, đặc biệt là:

A. than đá, sắt, thiếc, a-pa-tit. B. than đá, sắt, thiếc, bô-xit.

C. than đá, sắt, thiếc, vàng. D. than đá, sắt, thiếc, đồng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều loại khoáng sản, đặc biệt là: than đá, sắt, thiếc, a-pa-tit.

Câu 4 trang 13 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Ghép các từ cho sẵn vào chỗ chấm (...) trong đoạn văn dưới đây để có thông tin đúng về dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

A. đô thị.

B. trung du.

C. nhiều.

D. thưa thớt.

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ...(1)... dân tộc cùng chung sống. Đây là nơi có dân cư ...(2).... Phân bố dân cư có sự khác nhau giữa miền núi và ...(3).... Ở vùng thấp và các ...(4)..., dân cư đông hơn vùng cao.

Lời giải:

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dân tộc cùng chung sống. Đây là nơi có dân cư thưa thớt, phân bố dân cư có sự khác nhau giữa miền núi và trung du.Ở vùng thấp và các đô thịdân cư đông hơn vùng cao.

Câu 5 trang 13 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các bước làm ruộng bậc thang.

A. San sườn núi hoặc sườn đồi thành các mặt bằng ruộng.

B. Làm bờ để giữ nước, chặn đất khỏi bị xói mòn.

C. Chọn sườn núi hoặc sườn đồi có nguồn nước.

Lời giải:

- Sắp xếp các nội dung theo trình tự sau: C => A => B

C. Chọn sườn núi hoặc sườn đồi có nguồn nước.

A. San sườn núi hoặc sườn đồi thành các mặt bằng ruộng.

B. Làm bờ để giữ nước, chặn đất khỏi bị xói mòn.

Câu 6 trang 14 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Cho biết các câu dưới đây về một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là đúng hay sai.

A. Chợ phiên vùng cao họp vào tất cả các ngày trong tuần.

B. Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán hàng hoá mà còn là nơi giao lưu văn hoá của người dân.

C. Hoạt động chính của lễ hội Lồng Tồng là nghi lễ xuống đồng.

D. Lễ hội Lồng Tồng có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn,...

E. Xoè Thái là loại hình hát truyền thống, đặc sắc của người Thái.

G. Xoè Thái có rất nhiều điệu, trong đó xoè vòng là phổ biến nhất.

Lời giải:

- Các câu đúng là: B, C, E, G

- Các câu sai là: A

Câu 7 trang 14 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Ghép ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp.

Cột A. Điều kiện tự nhiên

Cột B. Hoạt động sản xuất

1. Địa hình dốc

A. Khai thác khoáng sản

2. Sông dốc, nhiều nước

B. Làm ruộng bậc thang

3. Nhiều loại khoáng sản

C. Xây dựng các công trình thuỷ điện

Lời giải:

Ghép các thông tin theo trình tự sau:

1 - B

2 - C

3 - A

Câu 8 trang 14 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát các hình dưới đây:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 4: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

a) Lựa chọn và tìm hiểu về một nét văn hoá đặc sắc của một trong các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b) Nếu là học sinh thuộc dân tộc đó, em sẽ làm gì để giữ gìn nét văn hoá này?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) giới thiệu về Lễ hội Gầu Tào

- Tên lễ hội: Lễ hội Gầu Tào

- Thời gian: tổ chức vào đầu năm mới.

- Hoạt động chính: tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: kéo co, đánh cù, múa khèn, múa ô, thổi sáo, thi hát đối giao duyên,…

- Ý nghĩa: cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu

♦ Yêu cầu b) Để giữ gìn nét văn hoá này, em cần:

+ Tích cực tuyên truyền để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội.

+ Tăng cường quảng bá hình ảnh của lễ hội này đến bạn bè trong và ngoài nước.

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Bài 6: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Bài 7: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Bài 8: Sông Hồng và văn minh sông Hồng

Bài 9: Thăng Long - Hà Nội

1 510 06/01/2024