Giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 3 (Cánh diều): Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 3: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

1 197 lượt xem


Giải VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 3: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 1 trang 10 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với những vùng nào?

A. Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ.

B. Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Bắc Bộ.

C. Đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên.

D. Duyên hải miền Trung và Nam Bộ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với:

+ Vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Bắc Bộ (ở phía nam).

+ Vịnh Bắc Bộ (ở phía đông nam)

+ Các nước Lào và Trung Quốc (ở phía tây và phía bắc).

Câu 2 trang 10 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với những quốc gia nào?

A. Trung Quốc và Lào. C. Trung Quốc và Cam-pu-chia.

B. Lào và Cam-pu-chia. D. Cam-pu-chia và Thái Lan.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với:

+ Vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Bắc Bộ (ở phía nam).

+ Vịnh Bắc Bộ (ở phía đông nam)

+ Các nước Lào và Trung Quốc (ở phía tây và phía bắc).

Câu 3 trang 10 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Ý nào dưới đây không đúng về đặc điểm địa hình ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có vùng trung du với các đồi dạng bát úp.

B. Tất cả các dãy núi đều có hình cánh cung.

C. Có các cao nguyên nổi tiếng như: Mộc Châu, Đồng Văn,...

D. Có nhiều dạng địa hình khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên,...

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Điểm nổi bật về địa hình của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Có vùng trung du với các đồi dạng bát úp.

+ Có các cao nguyên nổi tiếng như: Mộc Châu, Đồng Văn,...

+ Có nhiều dạng địa hình khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên,...

Câu 4 trang 10 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Ý nào dưới đây là đặc điểm khí hậu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Mùa hạ nóng và ít mưa.

B. Mùa đông lạnh và mưa nhiều.

C. Có mùa đông lạnh nhất cả nước.

D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước. Một số vùng núi cao vào mùa đông đôi khi có tuyết rơi như: Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Mẫu Sơn (tỉnh Lạng Sơn)....

Câu 5 trang 11 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: ông ngòi ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm nào dưới đây?

A. Ít sông, sông có nhiều thác ghềnh và nước chảy mạnh.

B. Nhiều sông, sông có nhiều thác ghềnh và nước chảy mạnh.

C. Ít sông, sông có nhiều phù sa và nước chảy chậm.

D. Nhiều sông, sông có nhiều phù sa và nước chảy chậm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông, suối; trong đó sông Hồng, sông Đà, sông Lô là những sông lớn. Sông Đà và sông Lô là hai sông đổ nước vào sông Hồng.

+ Do địa hình dốc nên sông ở đây có nhiều thác ghềnh, nước chảy mạnh, đặc biệt là sông Đà.

Câu 6 trang 11 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoạt động sản xuất nào dưới đây không phát triển ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Trồng các loại cây xứ lạnh.

B. Chăn nuôi gia súc: trâu, bò, dê,...

C. Khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên.

D. Xây dựng các công trình thuỷ điện.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

- Các hoạt động sản xuất phát triển ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

+ Trồng các loại cây xứ lạnh.

+ Chăn nuôi gia súc: trâu, bò, dê,...

+ Xây dựng các công trình thuỷ điện.

Câu 7 trang 11 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Ghép các địa danh dưới đây tương ứng với các vị trí đánh số trên hình 1 sao cho đúng.

A. Dãy Hoàng Liên Sơn.

C. Cao nguyên Đồng Văn.

E. Sông Đà.

B. Cao Nguyên Mộc Châu.

D. Sông Hồng.

G. Sông Lô.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 3: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 – Dãy Hoàng Liên Sơn

2 – Cao nguyên Đồng Văn

3 – Cao nguyên Mộc Châu

4 – Sông Lô

5 – Sông Đà

6 – Sông Hồng

Câu 8 trang 12 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Ghép tên thiên tai ở cột A với hình ảnh ở cột B sao cho phù hợp.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 3: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - B

2 - C

3 - A

Câu 9 trang 12 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Cho biết các câu dưới đây là đúng hay sai.

A. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với biển.

B. Một số địa điểm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tuyết rơi vào mùa đông.

C. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình dốc, phức tạp và nhiều thiên tại.

D. Dãy Hoàng Liên Sơn dài nhất nước ta, nằm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

E. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều cảnh đẹp để phát triển du lịch.

Lời giải:

- Các câu đúng là: B, C, D, E

- Các câu sai là: A.

Câu 10 trang 12 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Chúng ta cần làm gì để phòng chống thiên tai (giá rét, lũ quét, sạt lở đất) nhằm bảo đảm sức khoẻ và an toàn tính mạng của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Lời giải:

- Biện pháp phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Phòng chống giá rét: che chắn nhà cửa kín gió, sưởi ấm đúng cách; người già và trẻ nhỏ hạn chế ra khỏi nhà, đặc biệt vào ban đêm.

+ Phòng chống lũ quét, sạt lở đất: không xây dựng nhà ở khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết; chủ động quan sát các dấu hiệu lũ quét, sạt lở đất; sẵn sàng sơ tán khi cần thiết.

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Bài 6: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Bài 7: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Bài 8: Sông Hồng và văn minh sông Hồng

1 197 lượt xem