Giải Tin học 10 Bài 6 (Cánh diều): Câu lệnh rẽ nhánh

Với giải bài tập Tin học 10 Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 6.

1 5,090 11/10/2024
Tải về


Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh

Khởi động

Khởi động trang 72 Tin học lớp 10: Cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán dùng để thể hiện một hành độnh được thực hiện hay không tùy thuộc vào một điều kiện có được thỏa mãn hay không. Nếu em trình bày cách giải một phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0, em có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh hay không?

Trả lời:

Em có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh.

Bước 1: Tính Δ = b2 - 4ac

Bước 2: So sánh Δ với 0

- Nếu Δ > 0: phương trình tồn tại 2 nghiệm: x1=b+Δ2a x2=bΔ2a

- Nếu Δ = 0, phương trình có nghiệm kép x= – b/2a

- Nếu Δ < 0, phương trình đã cho vô nghiệm.

1. Cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán

Hoạt động

Hoạt động 1 trang 72 Tin học lớp 10: Em hãy vẽ sơ đồ khối thể hiện cấu trúc rẽ nhánh trong ví dụ ở Hình 1b.

Trả lời:

3. Câu lệnh rẽ nhánh trong chương trình Python

Luyện tập

Bài 1 trang 75 Tin học lớp 10: Hoàn thiện câu lệnh if trong chương trình ở Hình 8a để có được chương trình nhập từ bàn phím ba số thực a, b, c và đưa ra màn hình thông báo “Cả ba số đều dương” nếu ba số nhập vào đều dương. Hình 8b minh họa một kết quả chạy chương trình.


Trả lời:

Trong bài này cả 3 số nhập vào đều phải là số dương thì mới in kết quả ra màn hình, do đó sử dụng câu lệnh if kết hợp với phép and.

Chương trình

Kết quả

Bài 2 trang 76 Tin học lớp 10: Viết chương trình để nhập vào từ bàn phím 2 số nguyên a và b, đưa ra màn hình thông báo “Positive” nếu a + b > 0, “Negative” nếu a + b < 0 và “Zero” nếu a + b = 0.

Ví dụ

Trả lời:

Trong bài này có 3 trường hợp > 0, < 0 và = 0, do đó ta sử dụng 2 câu lệnh if kết hợp với else.

Chương trình

Kết quả

Vận dụng

Vận dụng trang 76 Tin học lớp 10: Năm nhuận là những năm chia hết cho 400 hoặc là những năm chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100 và 400. Đặc biệt, những năm chia hết cho 3 328 được đề xuất là những năm nhuận kép. Với số nguyên dương n nhập vào từ bàn phím, em hãy đưa ra màn hình thông báo “Không phải là năm nhuận” nếu n không phải là năm nhuận, “Năm nhuận” nếu n là năm nhuận, và “Năm nhuận kép” nếu n là năm nhuận kép.

Trả lời:

Với bài này, trước hết, kiểm tra xem n có phải là “Năm nhuận” không, nếu là năm nhuận thì kiểm tra tiếp điều kiện “Năm nhuận kép”, ngược lại n “Không phải là năm nhuận”. Do đó, ta sẽ sử dụng câu lệnh if lồng nhau. Chương trình như sau:

Chương trình

Kết quả

Câu hỏi tự kiểm tra

Câu hỏi tự kiểm tra trang 76 Tin học lớp 10: Trong các câu sau đây, những câu nào đúng?

1) Trong câu lệnh rẽ nhánh của ngôn ngữ lập trình bậc cao phải có một biểu thức lôgic thể hiện điều kiện rẽ nhánh.

2) Biểu thức logic chỉ được lấy làm điều kiện rẽ nhánh nếu chưa chạy chương trình đã xác định được giá trị của biểu thức đó đúng hay sai.

3) Có thể kết nối các biểu thức lôgic với nhau bằng các phép tính lôgic để được một điều kiện rẽ nhánh.

4) Trong Python câu lệnh rẽ nhánh có dạng if <điều kiện> else <các câu lệnh>.

Trả lời:

Đáp án đúng: câu 1, 3.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh

1. Cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh (ảnh 6)

Các ngôn ngữ lập trình bậc cao cung cấp công cụ mô tả <điều kiện>, tính giá trị <điều kiện> và thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dựa trên giá trị tính được của <điều kiện>.

2. Điều kiện rẽ nhánh

- Trong mô tả thuật toán, <điều kiện> rẽ nhánh là một biểu thức logic True hoặc False.

Bảng 1. Kí hiệu phép so sánh trong Python

So sánh

Kí hiệu trong Python

Lớn hơn

>

Lớn hơn hoặc bằng

>=

Nhỏ hơn

<

Nhỏ hơn hoặc bằng

<=

Bằng

= =

Khác

!=

- Kết nối các biểu thức logic với nhau bằng các phép tính logic (and – và, or – hoặc, not – phủ định) ta lại nhận được một biểu thức logic (Hình 6.2).

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh (ảnh 2)

Hình 6.2: Một số phép toán logic

3. Câu lệnh rẽ nhánh trong chương trình Python

- Python cung cấp hai câu lệnh rẽ nhánh:

+ Câu lệnh rẽ nhánh dạng if

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh (ảnh 3)

Hình 6.3: Cách viết và sơ đồ khối của câu lệnh if

Ví dụ: Minh họa chương trình sử dụng câu lệnh if trong Python

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh (ảnh 4)

Hình 6.4: Chương trình kiểm tra số nguyên dương có hai chữ số

+ Câu lệnh rẽ nhánh if – else:

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh (ảnh 5)

Hình 6.5: Cách viết và sơ đồ khối của câu lệnh if-else

Câu lệnh hoặc các câu lệnh cùng nhóm viết lùi vào trong một số vị trí so với dòng điều kiện và viết thẳng hàng với nhau gọi là một khối lệnh.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh (ảnh 6)

Hình 6.6: Cách viết các câu lệnh

Lưu ý: Cách viết các câu lệnh trong Python:

- Các câu lệnh ở khối trong viết lùi các đầu dòng nhiều hơn các lệnh khối ngoài.

- Các câu lệnh cùng một khối có khoảng cách đầu dòng như nhau.a

Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Thực hành câu lệnh rẽ nhánh

Bài 8: Câu lệnh lặp

Bài 9: Thực hành câu lệnh lặp

Bài 10: Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn

Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện

1 5,090 11/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: