Giải Tin học 10 Bài 4 (Cánh diều): Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội

Với giải bài tập Tin học 10 Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 4.

1 2,321 11/10/2024
Tải về


Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội

Khởi động

Khởi động trang 20 Tin học lớp 10: Em hãy nêu một ví dụ minh họa về đóng góp của tin học đối với xã hội.

Trả lời:

Tin học đóng góp cho xã hội qua những ứng dụng công nghệ thông tin.

- Chuyển đổi số: tạo ra thay đổi về chất.

- Công nghệ thông tin và truyền thông: trụ cột để phát triển kinh tế tri thức.

- Công nghiệp 4.0: sản xuất thông minh trong các nhà máy thông minh.

Ví dụ như “chính phủ điện tử”, giao tiếp giữa người dân và cơ quan chính phủ có thể thực hiện qua mạng. Người dân có thể thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng như: đăng ký khai sinh cho con, cấp bản sao trích lục hộ tịch, xin cấp lại giấy khai sinh …

1. Các ứng dụng công nghệ thông tin

Hoạt động

Hoạt động 1 trang 20 Tin học lớp 10: Em hiểu E-goverment, E-banking, E-learing là những gì?

Trả lời:

- E-government là chính phủ điện tử. Giao tiếp giữa người dân và cơ quan chính phủ có thể thực hiện qua mạng. Người dân có thể thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng như: đăng ký khai sinh cho con, cấp bản sao trích lục hộ tịch, xin cấp lại giấy khai sinh …

- E-banking: Ngân hàng điện tử, người dùng có thể thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng qua điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối Internet.

- E-learing: Sử dụng những ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, có thể học tập và giảng dạy qua mạng và sử dụng những phần mềm để học tập và giảng dạy qua mạng, các phần mềm kiểm tra, đánh giá, quản lý kết quả học tập.

2. Xã hội tri thức và kinh tế tri thức

Hoạt động

Hoạt động 2 Trang 21 Tin học lớp 10: Em hiểu thế nào là xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp và xã hội thông tin?

Trả lời:

- Xã hội nông nghiệp bao gồm các hoạt động kinh tế nuôi trồng, đánh bắt. Các hoạt động còn đơn giản, chủ yếu dựa vào sức người, công cụ lao động còn thô sơ.

- Xã hội công nghiệp: làm ra máy móc và sử dụng máy móc trong các hoạt động kinh tế.

- Xã hội thông tin: là xã hội dựa trên việc không ngừng tạo ra và sử dụng hàng loạt tri thức trong mọi lĩnh vực, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại.

4. Đồ dùng và thiết bị thông minh

Hoạt động

Hoạt động 3 Trang 23 Tin học lớp 10:

1) Em hãy kể một loại đồ dùng thông minh mà em biết.

2) Theo em đồ dùng như thế nào thì được gọi là thông minh?

Trả lời:

1) Đồ dùng thông minh như:

Vòng đeo tay thông minh

Đồng hồ thông minh

Ti vi thông minh

2) Đồ dùng được gọi là thiết bị thông minh khi có khả năng xử lý thông tin, kết nối với người dùng hoặc kết nối với thiết bị khác, có thể hoạt động tương tác và tự chủ ở một mức độ nào đó.

5. Các cuộc cách mạng công nghiệp

Hoạt động

Hoạt động 4 Trang 24 Tin học lớp 10: Em hãy cho biết đã có những cuộc cách mạng công nghiệp nào.

Trả lời:

Đã có những cuộc cách mạng công nghiệp sau:

- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: phát minh ra động cơ hơi nước, động cơ đốt trong.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: phát minh và sử dụng điện, động cơ điện, sản xuất hàng loạt theo dây chuyền.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba: sản xuất tự động hóa dựa vào máy tính và các thiết bị điện tử.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: đẩy mạnh phát triển công nghệ giúp xóa mờ ranh giới giữa các yếu tố vật chất, kỹ thuật số và sinh học đem đến nền sản xuất thông minh.

6. Internet vạn vật và máy móc thông minh trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Luyện tập

Bài 1 trang 25 Tin học lớp 10: Em hãy nêu một vài ví dụ minh họa về những đóng góp cơ bản của tin học đối với xã hội.

Trả lời:

Đóng góp cơ bản của tin học đối với xã hội như:

- Y tế số (digital healthcare): Là ứng dụng công nghệ thông tin quản lý bệnh viện, bệnh nhân và quá trình điều trị với hồ sơ sức khỏe, bệnh án số.

- Ngân hàng số trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử, thực hiện các giao dịch thanh toán qua điện thoại thông minh và máy tính có kết nối internet hoặc các thiết bị thông minh khác tương ứng.

Bài 2 trang 25 Tin học lớp 10: Em hãy nêu tên một vài thiết bị số thông dụng khác ngoài máy tính để bàn và máy tính xách tay và giải thích tại sao các thiết bị đó cũng là những hệ thống xử lý thông tin.

Trả lời:

- Một vài thiết bị số thông minh như: đồng hồ thông minh, tivi thông minh, robot, …

- Các thiết bị đó cũng là những bộ xử lý thông tin bởi vì chúng có khả năng xử lý thông tin, kết nối với người dùng hoặc kết nối với các thiết bị khác, có thể hoạt động tương tác và tự chủ ở một mức độ nào đó. Chẳng hạn, tivi thông minh có thể đưa ra các kết quả tìm kiếm theo yêu cầu của người dùng, ghi nhớ và phân tích các kết quả đó đó rồi đưa ra những gợi ý gần với mục đích của người dùng ở những lần tìm kiếm sau.

Vận dụng

Vận dụng trang 25 Tin học lớp 10: Hàng năm Việt Nam được công bố Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông. Em hãy tìm hiểu và cho biết trong sách Trắng, ứng dụng công nghệ thông tin gồm có những chỉ số nào.

Trả lời:

Ứng dụng công nghệ thông tin trong Sách trắng bao gồm những chỉ số:

- Chính phủ điện tử

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội

Câu hỏi tự kiểm tra

Câu 1 trang 25 Tin học lớp 10: Em hãy nêu các thuật ngữ chỉ các dịch vụ số có trong bài học.

Trả lời:

Một số thuật ngữ có trong bài học: ngân hàng số, y tế số, doanh nghiệp số.

- Doanh nghiệp số hàm ý doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh.

- Y tế số là ứng dụng công nghệ thông tin để quản lí bệnh viện, bệnh nhân và quá trình điều trị với hồ sơ sức khỏe, bệnh án số.

- Ngân hàng số gồm có dịch vụ ngân hàng điện tử , ví điện tử và thanh toán qua điện thoại thông minh.

Câu 2 trang 25 Tin học lớp 10: Em hiểu thế nào về công nghiệp 4.0

Trả lời:

Công nghiệp 4.0 là sản xuất thông minh trong các nhà máy thông minh. Máy móc thiết bị ảo tương tác với nhau trong thế giới ảo theo các quy trình sản xuất. Máy tính tính toán để đưa ra các quyết định điều khiển sản xuất, gửi đến máy móc, thiết bị vật lý. Các máy móc thiết bị trở nên thông minh.

Nhờ có internet vạn vật, các máy móc, thiết bị giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực. Máy móc, thiết bị thông minh là nhân vật trung tâm trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Bài tìm hiểu thêm

Mã QR và ứng dụng

QR là viết tắt của Quick Response. Mã QR (Quick Response code) đang được ứng dụng rộng rãi để trao đổi thông tin, thanh toán tiêu dùng, … vì rất tiện lợi. Em hãy tìm hiểu và giải thích ngắn gọn mã QR là gì. Muốn thanh toán tiêu dùng bằng mã QR thì cần thiết bị gì và làm như thế nào?

Hình ảnh một mã QR

Trả lời:

- QR Code bao gồm những chấm đen và ô vuông mẫu trên nền trắng, có thể chứa những thông tin như URL, thời gian, địa điểm của sự kiện, mô tả, giới thiệu một sản phẩm nào đó, ...

- QR Code cho phép quét và đọc mã nhanh hơn bằng các thiết bị như máy đọc mã vạch hoặc điện thoại có camera với ứng dụng cho phép quét mã.

- Để thanh toán qua mã QR chúng ta cần có app tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử. Khi thanh toán, chúng ta chọn thanh toán bằng QR, rồi dùng camera điện thoại để quét mã QR, tiến hành thanh toán theo chỉ dẫn.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội

1. Các ứng dụng công nghệ thông tin

Chính phủ điện tử và doanh nghiệp số

- Chính quyền phục vụ nhân dân thông qua cung cấp các dịch vụ công. Ta thường gặp cách viết tắt G2B (Government to Business), G2C (Government to Citizen) khi nói về quan hệ chính phủ - doanh nghiệp, chính phủ - người dân trong chính phủ điện tử.

- Doanh nghiệp số hàm ý daonh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh.

Chuyển đổi số các dịch vụ

- Ngân hàng số (Digital Banking) có E-Banking và giao dịch qua điện thoại thông minh.

Ví dụ: Các loại ví điện tử, chuyển tiền qua điện thoại.

- Y tế số (Digital Healthcare) quản lí bệnh viện, bệnh nhân và quá trình điều trị với hồ sơ sức khỏe, bệnh án.

Ví dụ: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe qua điện thoại thông minh; đồng hồ thông minh có chức năng đo huyết áp, nhịp tim, đếm số bước,...

2. Xã hội tri thức và kinh tế tri thức

- Xã hội tri thức là bước phát triển tiếp theo của xã hội thông tin, dựa trên việc không ngừng sáng tạo và sử dụng tri thức trong mọi lĩnh vực.

- Kinh tế tri thức là nền kinh tế trực tiếp vào việc tạo ra, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin.

- Ngân hàng Thế giới đưa ra chiến lược phát triển bốn lĩnh vực:

+ Thể chế và môi trường kinh doanh.

+ Khoa học và công nghệ.

+ Giáo dục và đào tạo.

+ Công nghệ thông tin và truyền thông.

⇒ Công nghệ thông tin và truyền thông là một trụ cột để phát triển kinh tế tri thức.

3. Khai thác tri thức từ dữ liệu

- Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực khoa học nhằm tạo ra các hệ thống thông minh, góp phần là nên các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao.

- Dữ liệu lớn là lĩnh vực khoa học nhằm trích xuất thông tin từ khối dữ liệu khổng lồ, mang lại tri thức khó có được theo cách xử lí truyền thống.

⇒ Công nghệ thông tin rất quan trọng trong quản trị tri thức, khai thác tri thức toàn cầu, tạo ra tri thức mới, sáng tạo và đổi mới để cạnh tranh hiệu quả.

4. Đồ dùng và thiết bị thông minh

Đồ dùng, thiết bị được gọi là thông minh khi có khả năng xử lí thông tin, kết nối với người dùng hoặc với các thiết bị khác, hoạt động tương tự và tự chủ ở mức độ nào đó.

- Đồng hồ thông minh có thể coi như điện thoại thông minh đơn giản bớt chức năng và thu nhỏ lại.

- Ti vi thông minh hay đầu ti vi kĩ thuật số cũng có hệ điều hành, cài đặt thêm hoặc gỡ bỏ các ứng dụng giải trí, điều khiển đóng vai trò như chuột và bàn phím.

- Robot lau nhà nó biết đi vòng, tránh trở ngại trên đường đi, tự tìm về chỗ nạp điện khi sắp hết điện.

5. Các cuộc cách mạng công nghiệp

- Các mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh từ cuối thế kỉ XVIII, phát minh ra động cơ hơi nước, động cơ đốt trong.

- Các mạng công nghiệp lần thứ hai vào nửa cuối thế kỉ XIX với phát minh và sử dụng điện, động cơ điện ở Đức và Mỹ.

- Các mạng công nghiệp lần thứ ba từ những năm 70 thế kỉ XX với sản xuất tự động hóa dựa vào máy tính và các thiết bị điện tử. Người máy thay thế con người và Internet ra đời.

- Các mạng công nghiệp lần thứ tư là sự cải tiến công nghệ nhanh chóng thông qua việc tăng cường sử dụng truyền thông di động và kết nối Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano và công nghệ sinh học,...

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội (ảnh 1)

Hình 4.1: Robot lau nhà, hút bụi thông minh

6. Internet vạn vật và máy móc thông minh trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

- Công nghiệp 4.0 là sản xuất thông minh trong nhà máy thông minh.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội (ảnh 2)

Hình 4.2: Công nghiệp 4.0

- Internet vạn vật kết nối máy móc, thiết bị cộng tác thông minh, tạo ra hệ thống thực - ảo, tự chủ cùng nhau sản xuất.

Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Máy tính với cuộc sống

Bài 2: Điện toán đám mây và internet vạn vật

Bài 3: Thực hành: Một số ứng dụng của mạng máy tính

Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số

Bài 2: Thực hành vận dụng một số điều luật về chia sẻ thông tin trong môi trường số

1 2,321 11/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: