Giải Tin học 10 Bài 1 (Cánh diều): Tuân thủ pháp luật trong môi trường số

Với giải bài tập Tin học 10 Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 1.

1 2,640 11/10/2024
Tải về


Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số

Khởi động

Khởi động trang 40 Tin học lớp 10: Trên một số đồ dùng ta thường gặp ký hiệu ©, ký hiệu đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ký hiệu © - Bản quyền (Copyrighted). Đây là ký hiệu dùng để tuyên bố đối tượng đó đã được bảo hộ độc quyền, nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu.

1. Bản quyền thông tin và sản phẩm số

Hoạt động

Hoạt động 1 trang 40 Tin học lớp 10: Trang web của một công ty kinh doanh trò chơi trực tuyến có đăng bài giới thiệu về trò chơi. Nội dung bài giới thiệu và các video minh họa được dịch và lấy từ trang web của nhà sản xuất game nước ngoài. Công ty chưa liên hệ để xin phép nhà sản xuất đó. Em hãy tham khảo các khoản 7, 8, 10 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ và cho biết công ty có vi phạm quyền tác giả không. Nếu có vi phạm thì theo em, công ty sẽ bị xử phạt ra sao?

Trả lời:

Do công ty chưa liên hệ để xin phép nhà sản xuất mà tự ý lấy bài để đăng lên trang web của mình nên công ty đã vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ theo quy định tại các khoản 7, 8, 10 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) của Quốc hội quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Tùy từng tình huống, mức độ cụ thể công ty sẽ bị xử phạt theo một trong những quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Trong đó:

- Điều 17, xử phạt từ 15 đến 30 triệu đồng Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng.

- Điều 18 phạt tiền từ 15 đến 35 triệu với hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm.

Hoạt động 2 trang 41 Tin học lớp 10: Em muốn viết bài đăng lên trang web của trường giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở địa phương trong đó sử dụng bức ảnh và lời bình lấy từ một trang web du lịch. Em hãy tham khảo Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ và cho biết mình cần phải thực hiện việc gì để không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ.

Trả lời:

Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố, không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Trong đó, khoản b, c có quy định:

“b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình.

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;”

Do đó để không vi phạm luật sở hữu trí tuệ em có thể sử dụng bức ảnh và lời bình với điều kiện không làm sai ý tác giả và có trích dẫn 1 cách hợp lý.

2. Tác hại của sự bất cẩn khi chia sẻ thông tin qua internet

Hoạt động

Hoạt động 3 trang 42 Tin học lớp 10: Tháng 3/2020, chủ tài khoản Facebook chia sẻ lại trên trang Facebook của mình thông tin sai sự thật về dịch covid-19 từ một tài khoản Facebook khác với nội dung: “Bắt đầu từ ngày 28/ 3/2020, toàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị phong tỏa trong 14 ngày”.

Theo Luật an ninh mạng, hành vi của chủ tài khoản Facebook nói trên bị nghiêm cấm. Em hãy tìm hiểu điểm a khoản 1 Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ và cho biết chủ tài khoản đó bị xử phạt bằng hình thức nào?

Trả lời:

Theo điểm a khoản 1 Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ, việc chia sẻ thông tin sai sự thật thì bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Hoạt động 4 trang 43 Tin học lớp 10: Năm 2017, một người đàn ông Thụy Sỹ bị tòa án tuyên phạt hơn 4 129 USD vì bấm nút Like các bình luận có nội dung nói xấu, phỉ báng người khác trên Facebook (Nguồn: báo điện tử Vietnamnet ngày 1/6/2017). Theo em ngoài việc thể hiện sự vô văn hóa, việc bấm nút Like một thông tin sai trái có vi phạm pháp luật Việt Nam hay không?

Trả lời:

Việc bấm nút Like của người đàn ông này là tiếp tay cho việc tuyên truyền thông tin sai trái. Vì vậy, hành vi đó có thể bị xử lý theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020 NĐ-CP, theo luật Việt Nam.

Luyện tập

Luyện tập trang 43 Tin học lớp 10: Em hãy viết một đoạn mô tả ngắn về lịch sử của tỉnh hay thành phố của em, trong đó sử dụng và có trích dẫn hợp lý hình ảnh, tư liệu và lời bình từ những tài liệu thu thập được trên Internet.

Trả lời:

Các em tham khảo:

Vịnh Hạ Long là nơi gắn liền với những trang sử của quân dân Việt Nam trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước với những địa danh như Vân Đồn, nơi có hải cảng cổ tại miền Bắc Việt Nam vào thế kỷ 12. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết sự hình thành thương cảng Vân Đồn: "Kỷ Tỵ, (Đại Định) năm thứ 10 (1149). Mùa xuân, tháng hai, thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào cảng Hải Đông (vịnh Hạ Long) xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở hải đảo, gọi là Vân Đồn, để mua bán hàng hóa quý, dâng tiến sản vật địa phương".

(Nguồn: https://sachphapluat.net/nhung-chung-tich-lich-su-van-hoa-va-phong-tuc-cua-vinh-ha-long Ngày 3/10/2018)

Đặc trưng cơ bản của vịnh Hạ Long 1000 năm qua là biển lấn mở rộng vịnh, xói lở mạnh các bãi bằng sú vẹt, nước Vịnh trong hơn, mặn hơn và san hô phát triển. Quá trình ăn mòn của nước biển tích cực tạo nên các ngấn sâu làm tăng thêm vẻ đẹp kỳ dị độc đáo của địa tầng Caxtơ.

(Nguồn: Báo tuổi trẻ, ngày 26/10/2007 https://tuoitre.vn/gia-tri-dia-chat-vinh-ha-long 223852.htm#:~:text=V%E1%BB%8Bnh%20H%E1%BA%A1%20Long%20hi%E1%BB%87n%20%C4%91%E1%BA%A1i,%2D%2010%20tri%E1%BB%87u%20n%C4%83m%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc)

Vận dụng

Vận dụng trang 43 Tin học lớp 10: Qua mạng xã hội, An thông báo rủ các bạn tới chúc mừng sinh nhật Bình tại nhà, trong thông báo có họ tên và địa chỉ của nhà Bình. An và các bạn không hỏi ý kiến Bình về việc này để tạo sự bất ngờ. Theo em, An có vi phạm Luật An toàn thông tin mạng không? Nếu An vi phạm, em hãy cho biết hậu quả có thể xảy ra.

Trả lời:

Việc An đưa họ tên và địa chỉ nhà Bình lên mạng xã hội mà không hỏi ý kiến bình là vi phạm luật.

Việc đưa thông tin cá nhân lên mạng có thể vô tình bị kẻ xấu lợi dụng gây ảnh hưởng hoặc làm phiền tới cuộc sống của họ.

Câu hỏi tự kiểm tra

Câu hỏi tự kiểm tra trang 43 Tin học lớp 10: Em hãy nêu một số ví dụ về sự vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hoặc thiếu văn hóa thường gặp trong giao tiếp qua mạng.

Trả lời:

Ví dụ về một trường hợp đăng thông tin sai sự thật:

Ngày 13/8/2017 và ngày 17/8/2020, tài khoản Facebook cá nhân có tên “Thanh Hiền” và “Tuấn Trương” có đăng tải thông tin kèm theo video clip “Bệnh viện Quân y 105 Sơn Tây bác sĩ tiêm nhầm thuốc chết người thương tâm”.

Nguồn: “http://benhvienquany105.vn/uncategorized/xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-doi-tuong-dua-thong-tin-sai-su-that-len-facebook.html”.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số

1. Bản quyền thông tin và sản phẩm số

- Quyền tác giả là quyền của tác giả đối với những sáng tạo tinh thần và văn hóa ( gọi tắt là tác phẩm) của mình.

- Các tác phẩm số cũng được bảo vệ bởi quyền tác giả.

2. Tác hại của sự bất cẩn khi chia sẻ thông tin qua Internet

a) Thông tin cá nhân lưu trữ trong máy tính có thể bị tiết lộ

- Khi lưu trữ hoặc giao tiếp một cách bất cẩn trong môi trường số rất dễ bị kẻ xấu thu nhập, đánh cắp và dùng các thông tin đó để đe dọa, lừa đảo, tống tiền nạn nhân.

- Sử dụng kĩ thuật số, kẻ xấu thực hiện những thủ đoạn chiếm đoạt thông tin rất tinh vi, vì vậy hãy sử dụng mật khẩu mạnh, phần mềm diệt virus để chống phần mềm độc hại.

Ví dụ: Cổng thông tin điện tử của Chính phủ ngày 22/09/2020 cảnh báo “Người dân cần nâng cao cảnh giác trước những cuộc điện thoại tự xưng là cán bộ cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng”.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số (ảnh 1)

Hình 1.1: Cảnh báo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ

(Nguồn: baochinhphu.vn)

- Khi chia sẻ thông tin trên mạng, bản thân mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ thông tin cá nhân của mình, chú ý giữ gìn, không tùy tiện tiết lộ thông tin của người khác.

b) Vi phạm pháp luật khi chia sẻ thông tin số

- Nhiều diễn đàn, trang tin và nguồn thông tin hoạt động theo hướng tự phát, thiếu kiểm duyệt dẫn đến những thông tin sai sự thật, lời lẽ thiếu văn hóa. Hành vi, theo điểm d khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 bị nghiêm cấm.

- Khi bấm nút Like, Share hay Comment với một nội dung vô căn cứ hay sai trái thì đó là hành động tiếp tay cho việc làm truyền thông tin. Hành vi này có thể bị xử phạt theo khoản 1 Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

- Hiện nay, đa số thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi lối sống thực dụng, vô cảm với xã hội. Tham gia mạng xã hội để cổ vũ lối sống ích kỉ, coi thường pháp luật, đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự người khác, vi phạm “Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội” theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ban hành ngày 17/6/2021.

(Xem thêm các điều luật trong phần Phụ lục sách giáo khoa từ trang 44 – 47)

Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Thực hành vận dụng một số điều luật về chia sẻ thông tin trong môi trường số

Bài 1: Làm quen với ngôn ngữ lập trình bậc cao

Bài 2: Biến phép gán và biểu thức số học

Bài 3: Thực hành làm quen và khám phá Python

Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào ra đơn giản

1 2,640 11/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: