Giải Sinh học 10 Bài 17 (Cánh diều): Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Với lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Sinh học 10 Bài 17
Giải Sinh học 10 Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Mở đầu trang 102 Sinh học 10: Vi sinh vật thuộc giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới (hình 17.1)? Dựa vào đặc điểm gì để phân biệt chúng với các sinh vật khác?
Trả lời:
- Vi sinh vật thuộc giới Khởi sinh (vi khuẩn), giới Nguyên sinh (tảo đơn bào và nguyên sinh động vật), giới Nấm (vi nấm).
- Đặc điểm chủ yếu để phân biệt vi sinh vật với các sinh vật khác là kích thước cơ thể nhỏ, chỉ quan sát đường bằng kính hiển vi.
I. Khái niệm vi sinh vật
Trả lời:
- Quan sát vi khuẩn lactic có trong sữa chua và nấm men có trong cơm rượu nếp bằng kính hiển vi.
- Vì: Vi khuẩn lactic có kích thước nhỏ, không thể quan sát bằng mắt thường.
Trả lời:
- Quan sát hình nhận thấy:
+ Kích thước vi khuẩn E. coli là 2 μm, chu kì tế bào 20 phút.
+ Kích thước vi khuẩn là S. cereviside là 4 μm, chu kì tế bào 2 giờ.
→ Mối liên hệ giữa hai thông số kích thước và thời gian chu kì tế bào của E. coli và S. cerevisiae: Kích thước tế bào càng nhỏ thì thời gian chu kì tế bào càng ngắn.
- Giải thích: Kích thước càng nhỏ, tỉ lệ S/V càng lớn thì tốc độ trao đổi chất càng lớn khiến cho tốc độ sinh trưởng và sinh sản của tế bào càng nhanh.
Bảng 17.1. Đặc điểm của các nhóm vi sinh vật
Trả lời:
Bảng 17.1. Đặc điểm của các nhóm vi sinh vật
Đặc điểm |
Giới sinh vật |
Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng. |
Giới Nguyên sinh |
Sinh vật nhân sơ, đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng. |
Giới Khởi sinh |
Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào, dị dưỡng |
Giới Nấm |
II. Các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật
Trả lời:
Kiểu dinh dưỡng |
Sinh vật |
Hóa dị dưỡng |
Vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, trùng giày, trùng roi (khi không có ánh sáng kéo dài). |
Quang tự dưỡng |
Tảo silic, trùng roi (khi có ánh sáng). |
Trả lời:
Nếu chỉ cung cấp nguồn carbon và năng lượng thì vi sinh vật không thể phát triển được vì bên cạnh việc cung cấp nguồn carbon và năng lượng phù hợp, sự sinh trưởng phát triển của các vi sinh vật cũng cần nhiều yếu tố khác.
III. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Trả lời:
- Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật: phân lập vi sinh vật, nuôi cấy và giữ giống, nghiên cứu hình thái vi sinh vật, nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật,…
- Ý nghĩa: Việc nghiên cứu vi sinh vật giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn về hình thái, cấu tạo, sinh lí, di truyền, sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Đồng thời, việc nghiên cứu vi sinh vật là cơ sở để con người có thể khai thác, ứng dụng vi sinh vật trong cuộc sống.
Trả lời:
- Mục đích của phương pháp phân lập vi sinh vật: Phân lập giúp tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật.
- Ý nghĩa của phương pháp phân lập vi sinh vật: Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về hình thái, sinh lí, hóa sinh hoặc sử dụng loài nào đó vào thực tiễn.
- Các bước để thực hiện phương pháp phân lập vi sinh vật:
+ Bước 1: Chuẩn bị môi trường phân lập và hỗn hợp vi sinh vật cần phân lập.
+ Bước 2: Cấy hỗn hợp vi sinh vật cần phân lập lên môi trường.
+ Bước 3: Nuôi cấy trong điều kiện thích hợp để tạo ra các khuẩn lạc riêng rẽ trên các môi trường phân lập.
+ Bước 4: Quan sát và phân tích kết quả nuôi cấy.
Trả lời:
- Hình a có khuẩn lạc nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc → Hình a - Khuẩn lạc vi khuẩn.
- Hình b có khuẩn lạc khô, tròn đều và lồi ở tâm, thường có màu trắng sữa → Hình b - Khuẩn lạc nấm men.
- Hình c có khuẩn lạc lan rộng, có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh,… → Hình c - Khuẩn lạc nấm mốc.
Trả lời:
- Phương pháp quan sát gồm hai bước: chuẩn bị mẫu vật và quan sát bằng kính hiển vi.
- Muốn quan sát được vi khuẩn và nấm men thì phải làm tiêu bản và nhuộm còn nấm mốc và trùng giày lại có thể quan sát trực tiếp vì kích thước của vi khuẩn và nấm men nhỏ hơn nấm mốc và trùng giày rất nhiều.
Câu hỏi 6 trang 105 Sinh học 10: Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm ở hình 17.6.
Trả lời:
- Kết quả thí nghiệm: Mẫu vi khuẩn bên trái không có bọt khí, mẫu vi khuẩn bên phải có bọt khí.
- Giải thích:
+ Mẫu vi khuẩn bên trái không có enzyme catalase → không có phản ứng phân hủy H2O2 sinh O2 → không xuất hiện hiện tượng sủi bọt khí.
+ Mẫu vi khuẩn bên phải có enzyme catalase → có phản ứng phân hủy H2O2 sinh O2 → xuất hiện hiện tượng sủi bọt khí.
IV. Thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Báo cáo thực hành trang 106 Sinh học 10:
- Tại sao lại phải dùng băng dính quấn chặt miệng đĩa petri?
Trả lời:
- Mở nắp đĩa petri và để trong không khí 5, 10 và 15 phút sẽ tạo ra thời gian môi trường nuôi cấy tiếp xúc với các vi sinh vật trong không khí khác nhau. Kết quả cho thấy thời gian mở nắp 15 phút sẽ có số lượng khuẩn lạc nhiều nhất.
- Dùng băng dính quấn chặt miệng đĩa petri nhằm ngăn cản không cho các vi sinh vật trong không khí tiếp tục lọt vào trong môi trường sau thời gian mở nắp.
- Cách nhận biết các khuẩn lạc:
+ Khuẩn lạc vi khuẩn thường nhầy nhớt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,…), một số khuẩn lạc đặc biệt có dạng bột mịn.
+ Khuẩn lạc nấm men thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, khuẩn lạc thường có màu trắng sữa.
+ Khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành dạng sợi dài, xốp, khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh,…
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:
Trả lời:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Phân lập các vi sinh vật trong không khí
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Phân biệt được khuẩn lạc của một số vi sinh vật trong không khí.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Dụng cụ: 9 đĩa petri (đường kính 10 cm) vô trùng, đũa thủy tinh, băng dính, găng tay, khẩu trang, bếp điện hoặc bếp từ, nồi có nắp (đường kính khoảng 20 cm), rổ lỗ nhỏ, cốc đong (thể tích 1 lít).
- Nguyên liệu: 100 g thịt bò thái nhỏ (2 – 3 cm), 300 mL nước, 4 g thạch.
3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Cho thịt bò, nước vào nồi và đun sôi trong khoảng 5 phút.
- Bước 2: Sử dụng rổ và cốc đong để lọc lấy nước thịt bò.
- Bước 3: Cho 4 g thạch vào nước thịt bò, dùng đũa thủy tinh khuấy đều và đun sôi trong khoảng 3 phút tạo thành môi trường nước thịt bò.
- Bước 4: Đậy nắp nồi và chờ 3 – 5 phút cho nhiệt độ môi trường nước thịt bò giảm xuống còn khoảng 60 – 80 oC.
- Bước 5: Lấy 9 đĩa petri và đổ vào mỗi đĩa khoảng 25 mL môi trường nước thịt bò.
- Bước 6: Mở nắp đĩa petri và để trong không khí ở các thời gian khác nhau: 5, 10 và 15 phút tương ứng với 3 lô thí nghiệm (mỗi lô có 3 đĩa).
- Bước 7: Đánh dấu và đậy nắp đĩa petri, sau đó dùng băng dính quấn xung quanh giữ chặt nắp.
- Bước 8: Giữ đĩa petri ở nhiệt độ khoảng 30 – 35 oC trong khoảng 2 – 3 ngày.
- Bước 9: Quan sát các lô thí nghiệm và ghi thông tin theo gợi ý như bảng 17.3.
4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
- HS đếm và ghi kết quả vào bảng.
5. Kết luận:
- Vi sinh vật trong không khí rất đa dạng.
Báo cáo thực hành trang 108 Sinh học 10:
- Nêu hình thức sinh sản của vi khuẩn, nấm mốc và nấm men trong các mẫu quan sát.
Trả lời:
- Đặc điểm hình dạng, kích thước của nấm mốc, nấm men và vi khuẩn quan sát được:
+ Nấm mốc có dạng sợi phân nhánh; kích thước lớn hơn vi khuẩn.
+ Nấm men có dạng hình bầu dục; kích thước lớn hơn vi khuẩn.
+ Vi khuẩn có dạng hình que, ngắn; kích thước nhỏ.
- Hình thức sinh sản của vi khuẩn, nấm mốc và nấm men trong các mẫu quan sát:
+ Vi khuẩn Bacillus subtilis có hình thức sinh sản phân đôi.
+ Nấm mốc Aspergillus niger có hình thức sinh sản bằng bào tử đính.
+ Nấm men Saccharomyces cerevisiae có hình thức sinh sản nảy chồi.
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:
Trả lời:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Quan sát hình thái nấm mốc, vi khuẩn, nấm men
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Quan sát được hình thái của nấm mốc, vi khuẩn, nấm men.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Mẫu vật: mẩu bánh mì, vỏ quả chín hoặc hạt bị mốc; nước dưa chua; bánh men rượu hòa trong nước.
- Hóa chất: thuốc nhuộm xanh methylene hoặc fuchsin.
- Dụng cụ: lam kính, que cấy, bình tia nước, giấy thấm, đèn cồn, chậu rửa, kính hiển vi, dầu soi kính, panh.
3. Các bước tiến hành:
• Quan sát nấm mốc
- Bước 1: Dùng panh gắp mẫu vật (mẩu bánh mì, vỏ quả hoặc hạt bị mốc) cho lên lam kính.
- Bước 2: Đặt lam kính lên bàn kính và quan sát ở vật kính 10×.
Lưu ý: tập trung quan sát hệ sợi và cơ quan sinh sản của nấm mốc, có thể chuyển sang vật kính 40× để quan sát rõ hơn.
• Quan sát vi khuẩn hoặc nấm men
- Bước 1: Dùng que cấy lấy mẫu vật (nước dưa chua hoặc dịch bánh men) cho lên lam kính và dàn đều.
- Bước 2: Hong khô tiêu bản trên ngọn lửa đèn cồn.
- Bước 3: Nhỏ 1 giọt thuốc nhuộm lên trên tiêu bản và giữ trong 1 phút.
- Bước 4: Rửa thuốc nhuộm thừa bằng bình tia nước.
- Bước 5: Thấm khô tiêu bản, đặt lên bàn kính và quan sát ở vật kính 10× để chọn tiêu cự phù hợp rồi chuyển sang vật kính 100× (vật kính dầu) để quan sát.
- Bước 6: Vẽ lại hình ảnh quan sát được dưới kính hiển vi vào vở.
4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
Học sinh vẽ lại hình ảnh quan sát được dưới kính hiển vi vào vở.
Vi khuẩn Bacillus subtilis |
Nấm men Saccharomyces cerevisiae |
Nấm mốc Aspergillus niger |
5. Kết luận:
- Vi sinh vật có hình dạng và kích thước đa dạng.
Báo cáo thực hành trang 108 Sinh học 10:
- Trình bày cơ chế hình thành bọt khí.
Trả lời:
- Cơ chế hình thành bọt khí: Enzyme catalase phản ứng với nước oxi già (H2O2) sẽ tạo thành nước và oxygen, oxygen sinh ra sẽ tạo hiện tượng sủi bọt.
- Cơ sở khoa học của việc sử dụng nước oxi già thường để khử trùng vết thương: Tế bào có enzyme catalase. Khi sử dụng nước oxi già, catalase sẽ xúc tác gây ra quá trình phân hủy H2O2 thành nước và khí oxygen. Oxygen sinh ra sẽ tạo hiện tượng sủi bọt giúp làm sạch các mảnh vụn mô và vi khuẩn ở vết thương.
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:
Trả lời:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Xác định khả năng sinh catalase
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Quan sát và giải thích được hiện tượng về khả năng sinh catalase của vi khuẩn hoặc nấm men.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Mẫu vật: vi khuẩn, nấm men phân lập được trên môi trường nước thịt, chế phẩm men tiêu hóa (vi khuẩn) dạng bột.
- Hóa chất: dung dịch nước oxi già.
- Dụng cụ: lam kính, que cấy.
3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Dùng que cấy lấy mẫu tế bào vi khuẩn hoặc nấm men hoặc chế phẩm men tiêu hóa cho lên lam kính.
- Bước 2: Nhỏ 1 giọt dung dịch nước oxi già lên mẫu vật.
- Bước 3: Thu thập số liệu.
Quan sát hiện tượng xảy ra và ghi lại thông tin theo gợi ý như bảng 17.4.
Ghi chú: nếu có bọt khí ghi dấu (+), nếu không có ghi dấu (-).
4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
- Học sinh dựa vào thí nghiệm thực tế để hoàn thành bảng 17.4.
- Giải thích: Enzyme catalase phản ứng với nước oxi già (H2O2) sẽ tạo thành nước và oxygen, oxygen sinh ra sẽ tạo hiện tượng sủi bọt.
5. Kết luận:
- Catalase là một loại enzyme có nhiều trong hầu hết các tế bào sống.
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
I. Khái niệm vi sinh vật
- Khái niệm: Vi sinh vật là các sinh vật có kích thước nhỏ, thường không nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ quan sát được bằng kính hiển vi. Ví dụ: vi khuẩn lactic, nấm men, trùng roi, trùng giày, tảo silic,…
- Vi sinh vật gồm có các nhóm: vi khuẩn và vi sinh vật cổ (giới Khởi sinh), tảo đơn bào và nguyên sinh động vật (giới Nguyên sinh), vi nấm (giới Nấm).
- Đặc điểm chung của vi sinh vật:
+ Kích thước nhỏ, thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi.
+ Đa số có cấu tạo đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.
+ Số lượng nhiều và phân bố rộng.
+ Hấp thu và chuyển hóa vật chất nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh. Khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh của vi sinh vật là một thế mạnh mà công nghệ sinh học đang tập trung khai thác.
* Nhận xét về mối liên hệ giữa kích thước và thời gian chu kì tế bào của vi sinh vật: Tốc độ trao đổi chất của tế bào sinh vật phụ thuộc vào tỉ lệ S/V (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích tế bào). Kích thước càng nhỏ, tỉ lệ S/V càng lớn thì tốc độ trao đổi chất càng lớn khiến cho tốc độ sinh trưởng và sinh sản của tế bào càng nhanh (chu kì tế bào càng ngắn).
II. Các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật
- Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và nguồn carbon sử dụng, vi sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng là: Quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng, quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng.
- Các nhà khoa học đã tạo ra môi trường chứa các chất dinh dưỡng phù hợp để nuôi vi sinh vật. Ví dụ: Để nuôi nấm mốc thì thường sử dụng môi trường Czapek – Dox, gồm các thành phần: 30 g sucrose; 2 g NaNO3; 1 g K2HPO4; 0,5 g MgSO4; 0,5 g KCl; 0,01 g FeSO4; 1 lít nước.
III. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
- Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật: phân lập, nuôi cấy và giữ giống, quan sát hình thái, nghiên cứu đặc điểm hóa sinh, sinh lí, di truyền,…
- Mục đích của các phương pháp nghiên cứu: giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn về các đặc điểm của vi sinh vật nhằm khai thác, ứng dụng vi sinh vật trong đời sống.
1. Phân lập vi sinh vật
- Phương pháp phân lập nhằm tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật bằng cách pha loãng và trải đều mẫu trên môi trường đặc.
- Tế bào từng loài vi sinh vật phát triển trên bề mặt môi trường đặc sẽ tạo ra những khuẩn lạc có hình thái đặc trưng nên có thể dựa vào đó để phân biệt và tách riêng từng khuẩn lạc vi sinh vật cần nghiên cứu:
+ Khuẩn lạc vi khuẩn thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,…), một số khuẩn lạc đặc biệt có dạng bột mịn.
+ Khuẩn lạc nấm men thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, khuẩn lạc thường có màu trắng sữa.
+ Khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành dạng sợi dài, xốp, khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh,…
2. Nghiên cứu hình thái vi sinh vật
- Phương pháp nghiên cứu hình thái thường được sử dụng để nhận biết nhóm vi sinh vật.
- Quy trình nghiên cứu hình thái vi sinh vật:
+ Phương pháp quan sát gồm hai bước là chuẩn bị mẫu và quan sát bằng kính hiển vi.
+ Tùy từng đối tượng vi sinh vật mà quy trình thực hiện nghiên cứu hình thái có thể có những điểm khác nhau nhất định. Ví dụ: Mẫu vi khuẩn và nấm men thường sẽ làm vết bôi, nhuộm với xanh methylene hoặc fuchsin sau đó quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính 100×, nấm mốc và nguyên sinh vật có thể quan sát trực tiếp bằng kính hiển vi ở vật kính 10× hoặc 40×.
3. Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật
- Các hợp chất tham gia cấu tạo và thực hiện các chức năng sống của tế bào vi sinh vật có thể được nhận biết thông qua một số phản ứng hóa học.
- Quy trình nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật gồm 2 bước: chuẩn bị mẫu và thực hiện phản ứng hóa học để nhận biết các chất có ở vi sinh vật.
+ Ví dụ: Nhận biết sự có mặt của enzyme catalase trong hai mẫu vi khuẩn: mẫu vi khuẩn có catalase sẽ phản ứng với nước oxi già (H2O2) để tạo ra nước và oxygen, ngược lại, vi khuẩn không có catalase sẽ không phản ứng với nước oxi già.
IV. Thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
1. Phân lập các vi sinh vật trong không khí
1.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ: 9 đĩa petri (đường kính 10 cm) vô trùng, đũa thủy tinh, băng dính, găng tay, khẩu trang, bếp điện hoặc bếp từ, nồi có nắp (đường kính khoảng 20 cm), rổ lỗ nhỏ, cốc đong (thể tích 1 lít).
- Nguyên liệu: 100 g thịt bò thái nhỏ (2 – 3 cm), 300 mL nước, 4 g thạch.
1.2. Tiến hành
- Bước 1: Cho thịt bò, nước vào nồi và đun sôi trong khoảng 5 phút.
- Bước 2: Sử dụng rổ và cốc đong để lọc lấy nước thịt bò.
- Bước 3: Cho 4 g thạch vào nước thịt bò, dùng đũa thủy tinh khuấy đều và đun sôi trong khoảng 3 phút tạo thành môi trường nước thịt bò.
- Bước 4: Đậy nắp nồi và chờ 3 – 5 phút cho nhiệt độ môi trường nước thịt bò giảm xuống còn khoảng 60 – 80 oC.
- Bước 5: Lấy 9 đĩa petri và đổ vào mỗi đĩa khoảng 25 mL môi trường nước thịt bò.
- Bước 6: Mở nắp đĩa petri và để trong không khí ở các thời gian khác nhau: 5, 10 và 15 phút tương ứng với 3 lô thí nghiệm (mỗi lô có 3 đĩa).
- Bước 7: Đánh dấu và đậy nắp đĩa petri, sau đó dùng băng dính quấn xung quanh và giữ chặt nắp.
- Bước 8: Giữ đĩa petri ở nhiệt độ khoảng 30 – 35 oC trong khoảng 2 – 3 ngày.
- Bước 9: Quan sát các lô thí nghiệm và ghi thông tin theo gợi ý như bảng 17.3.
1.3. Báo cáo
- Viết báo cáo theo gợi ý ở bài 6.
- Thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao lại mở nắp đĩa petri và để trong không khí 5, 10 và 15 phút? So sánh kết quả ở các lô khác nhau.
+ Tại sao lại phải dùng băng dính quấn chặt miệng đĩa petri?
+ Em hãy tìm hiểu thông tin và nêu cách nhận biết khuẩn lạc vi khuẩn, nấm mốc và nấm men. Đồng thời, hãy đánh dấu từng loại khuẩn lạc đó (nếu có) trong mẫu phân lập.
2. Quan sát hình thái nấm mốc, vi khuẩn và nấm men
2.1. Chuẩn bị
- Mẫu vật: mẩu bánh mì, vỏ quả chín hoặc hạt bị mốc; nước dưa chua; bánh men rượu hòa trong nước.
- Hóa chất: thuốc nhuộm xanh methylene hoặc fuchsin.
- Dụng cụ: lam kính, que cấy, bình tia nước, giấy thấm, đèn cồn, chậu rửa, kính hiển vi, dầu soi kính, panh.
2.2. Tiến hành
Quan sát nấm mốc
- Bước 1: Dùng panh gắp mẫu vật (mẩu bánh mì, vỏ quả hoặc hạt bị mốc) cho lên lam kính.
- Bước 2: Đặt lam kính lên bàn kính và quan sát ở vật kính 10×.
Lưu ý: tập trung quan sát hệ sợi và cơ quan sinh sản của nấm mốc, có thể chuyển sang vật kính 40× để quan sát rõ hơn.
Quan sát vi khuẩn hoặc nấm men
- Bước 1: Dùng que cấy lấy mẫu vật (nước dưa chua hoặc dịch bánh men) cho lên lam kính và dàn đều.
- Bước 2: Hong khô tiêu bản trên ngọn lửa đèn cồn.
- Bước 3: Nhỏ 1 giọt thuốc nhuộm lên trên tiêu bản và giữ trong 1 phút.
- Bước 4: Rửa thuốc nhuộm bằng bình tia nước.
- Bước 5: Thấm khô tiêu bản, đặt lên bàn kính và quan sát ở vật kính 10× để chọn tiêu cự phù hợp rồi chuyển sang vật kính 100× (vật kính dầu) để quan sát.
- Bước 6: Vẽ lại hình ảnh quan sát được dưới kính hiển vi vào vở.
2.3. Báo cáo
- Viết báo cáo theo gợi ý ở bài 6.
- Thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm hình dạng, kích thước của nấm mốc, nấm men và vi khuẩn?
+ Nêu hình thức sinh sản của vi khuẩn, nấm mốc và nấm men trong các mẫu quan sát.
3. Xác định khả năng sinh catalase
3.1. Chuẩn bị
- Mẫu vật: vi khuẩn, nấm men phân lập được trên môi trường nước thịt, chế phẩm men tiêu hóa (vi khuẩn) dạng bột.
- Dụng cụ: lam kính, que cấy.
- Hóa chất: dung dịch nước oxi già.
3.2. Tiến hành
- Bước 1: Dùng que cấy lấy mẫu tế bào vi khuẩn hoặc nấm men hoặc chế phẩm men tiêu hóa cho lên lam kính.
- Bước 2: Nhỏ 1 giọt dung dịch nước oxi già lên mẫu vật.
- Bước 3: Thu thập số liệu.
Quan sát hiện tượng xảy ra và ghi lại thông tin theo gợi ý như bảng 17.4.
3.3. Báo cáo
- Viết báo cáo theo gợi ý ở bài 6.
- Thảo luận để trả lời các câu hỏi sau đây:
+ Trình bày cơ chế hình thành bọt khí.
+ Nước oxi già có chứa khoảng 3 % H2O2 thường được dùng để khử trùng vết thương. Em hãy nêu cơ sở khoa học của ứng dụng này.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Bài 19: Quá trình tổng hợp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng
Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật
Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus
Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều