Giải Sinh học 10 Bài 4 (Cánh diều): Khái quát về tế bào

Với giải bài tập Sinh học 10 Bài 4: Khái quát về tế bào sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10 Bài 4.

1 9,399 01/10/2024
Tải về


Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 4: Khái quát về tế bào

Bài giảng Sinh học lớp 10 Bài 4: Khái quát về tế bào

Mở đầu trang 23 Sinh học 10: Nêu các cấp độ tổ chức sống mà em đã học? Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống?

Trả lời:

- Các cấp độ tổ chức sống đã học: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

- Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống vì: Tế bào là đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sống và tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ những dấu hiệu đặc trưng của sự sống, mọi hoạt động sống của cơ thể đều dựa trên cơ sở hoạt động sống của tế bào.

I. Khái quát học thuyết tế bào

Câu hỏi 1 trang 23 Sinh học 10: Muốn quan sát được tế bào, ta thường sử dụng dụng cụ gì? Vì sao?

Trả lời:

- Muốn quan sát được tế bào, ta thường sử dụng dụng cụ là kính hiển vi.

- Phải sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào vì tế bào có kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường.

Câu hỏi 2 trang 23 Sinh học 10: Trình bày nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào?

Trả lời:

- Nội dung chính của học thuyết tế bào:

+ Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.

+ Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.

+ Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.

+ Tế bào chứa vật chất di truyền, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia.

+ Các tế bào đều được cấu tạo từ những thành phần hóa học tương tự nhau.

+ Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng đều diễn ra trong tế bào.

+ Hoạt động của tế bào phụ thuộc vào hoạt động của các bào quan bên trong tế bào. Sự phối hợp hoạt động giữa các bào quan này làm cho tế bào mang đặc tính của một hệ thống.

+ Hoạt động của một cơ thể sống phụ thuộc vào sự phối hợp hoạt động của các tế bào trong cơ thể.

- Ý nghĩa của học thuyết tế bào: Học thuyết tế bào làm thay đổi nhận thức giới khoa học thời đó, định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào và cơ thể.

Luyện tập 1 trang 23 Sinh học 10: Trình bày lịch sử phát triển học thuyết tế bào. Có ý kiến cho rằng: “Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi”. Ý kiến của em thế nào?

Trả lời:

• Lịch sử phát triển học thuyết tế bào:

- Vào những năm 1665, qua kính hiển vi tự chế thô sơ, Robert Hooke đã quan sát được hình dạng của các tế bào ở lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi.

- Vào những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek đã phát hiện ra vi khuẩn và nguyên sinh động vật.

- 1838: Matthias Schleiden đề xuất ý tưởng thực vật được cấu tạo từ tế bào.

- 1839: Schwann kết luận rằng tất cả các loài động vật đều được cấu tạo từ các tế bào. Ngay sau đó, ông xuất bản quyển sách đầu tiên về học thuyết tế bào, trong đó kết luận rằng tất cả các sinh vật sống được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.

- 1855: Rudolf Virchow đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đến từ các tế bào có trước.

• Em đồng ý với ý kiến “Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi”. Vì nhờ có sự phát triển của kính hiển vi, các nhà khoa học mới có thể quan sát hình dạng, cấu trúc, hoạt động sống của tế bào làm cơ sở cho việc nghiên cứu tế bào.

II. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống

Câu hỏi 3 trang 24 Sinh học 10: Kể tên những loại tế bào mà em đã học.

Trả lời:

Các loại tế bào mà em đã học được chia thành 2 nhóm là tế bào nhân sơ (vi khuẩn) và tế bào nhân thực (nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động vật).

Câu hỏi 4 trang 24 Sinh học 10: Nêu ví dụ chứng minh tế bào là nơi thực hiện các hoạt động sống như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản.

Trả lời:

Ví dụ chứng minh tế bào là nơi thực hiện các hoạt động sống như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản: Tế bào lá lấy khí CO2, nước, muối khoáng từ ngoài môi trường để thực hiện quá trình quang hợp. Quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ cung cấp cho các tế bào để thực hiện các hoạt động sống khác như sinh trưởng, phân chia, cảm ứng làm cơ sở cho sự sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản của cơ thể.

Luyện tập 2 trang 24 Sinh học 10: Nêu tên và chức năng một số loại tế bào trong cơ thể người.

Trả lời:

Tên và chức năng một số loại tế bào trong cơ thể người:

- Tế bào thần kinh có chức năng tiếp nhận, xử lí, dẫn truyền xung thần kinh.

- Tế bào hồng cầu có chức năng vận chuển khí O2 từ phổi đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể đồng thời nhận lại khí CO2 từ tế bào đưa về phổi để thải ra ngoài.

- Tế bào có chức năng co dãn tạo ra các vận động của cơ quan và cơ thể.

- Tế bào da có chức năng bảo vệ cơ thể.

Vận dụng trang 24 Sinh học 10: Vì sao học thuyết tế bào được đánh giá là một trong ba phát minh vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên trong thế kỉ XIX.

Trả lời:

Học thuyết tế bào làm thay đổi nhận thức của giới khoa học về cấu tạo của sinh vật và định hướng phát triển nghiên cứu sau này ở các lĩnh vực khác nhau, đem lại những ứng dụng to lớn trong đời sống của con người. Bởi vậy, học thuyết tế bào được đánh giá là một trong ba phát minh vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên trong thế kỉ XIX.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 4: Khái quát về tế bào

I. Học thuyết tế bào

1. Khái quát về sự ra đời của học thuyết tế bào

- Năm 1665, Robert Hooke dùng kính hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát lát mỏng vỏ bần cây sồi thấy vỏ bần được cấu tạo bởi các khoang rỗng nhỏ.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Khái quát về tế bàoRobert Hooke và các khoang rỗng mà ông quan sát được

- Năm 1674, Antonie van Leeuwenhoek là một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống. Ông đã quan sát thấy nhiều loài nguyên sinh vật bơi trong giọt nước ao và vi khuẩn.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Khái quát về tế bào

Antonie van Leeuwenhoek và một số vi sinh vật mà ông quan sát được

- Dựa vào cơ sở công trình nghiên cứu của bản thân và những kết quả nghiên cứu trước đó, nhà thực vật học Matthias Schleiden (1838) và nhà động vật học Theodor Schwann (1839) đã cho thấy sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và động vật, đồng thời đã đưa ra học thuyết tế bào với nội dung: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.”

- Năm 1855, Rudolf Virchow đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước.

2. Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào

Học thuyết tế bào có những nội dung cơ bản sau:

- Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

- Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.

- Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

- DNA là vật chất di truyền của tế bào.

- Các tế bào có thành phần hóa học tương tự nhau.

- Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của nhiều bào quan trong tế bào.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Khái quát về tế bào

Mô hình tế bào

II. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống

Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng cơ bản của cơ thể sống:

- Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Khái quát về tế bào

Cơ thể người được cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau

- Các hoạt động sống của cơ thể (chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh sản,...) đều diễn ra trong tế bào.

+ Sinh vật đơn bào dù chỉ cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.

+ Sinh vật đa bào (cấu tạo từ nhiều tế bào) thì các hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Khái quát về tế bào

Mối quan hệ giữa chức năng của tế bào với cơ thể và môi trường

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Bài 6: Các phân tử sinh học

Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực

Bài 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững

1 9,399 01/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: