Giải SBT Lịch sử 6 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Với giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Lịch sử 6. 

1 778 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải SBT Lịch sử 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Câu 1 trang 28 SBT Lịch Sử 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây.

Hoàng Hà dài 5464 km, là con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc. Con sông này chứa lượng phù sa cao nhất so với các con sông khác trên thế giới. “Một bát nước Hoàng Hà, nửa bát phù sa“ Lưu vực Hoàng Hà là nơi khởi nguồn của văn minh Trung Hoa, là kinh đô của 4 triều đại: Chu, Tần, Hán, Đường; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của Trung Quốc suốt một thời kì dài. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều phát minh nổi tiếng: đồ gốm, đồ đồng, lụa, giấy,....

Em hãy cho biết:

1. Cụm từ nào cho thấy nguồn nước Hoàng Hà rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp?

2. Những cụm từ nào cho thấy tầm quan trọng của lưu vực Hoàng Hà với sự phát triển của văn minh Trung Quốc?

3. Hình ảnh Hoàng Hà gợi nhớ cho em về con sông nào ở miền Bắc Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Những cụm từ cho thấy nước Hoàng Hà rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp:

+ Lượng phù sa cao nhất so với các con sông khác trên thế giới.

+ “Một bát nước Hoàng Hà, nửa bát phù sa”.

Yêu cầu số 2:

- Những cụm từ cho thấy tầm quan trọng của lưu vực Hoàng Hà với sự phát triển của văn minh Trung Quốc:

+ Nơi khởi nguồn của văn minh Trung Hoa.

+ Là kinh đô của 4 triều đại: Chu, Tần, Hán, Đường

+ Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của Trung Quốc.

+ Nơi ra đời của nhiều phát minh nổi tiếng: đồ gốm, đồ đồng, lụa, giấy,....

Yêu cầu số 3:

- Hình ảnh Hoàng Hà gợi nhớ cho em về sông Hồng ở miền Bắc.

Câu 2 trang 29 SBT Lịch Sử 6: Hãy hoàn thiện sơ đồ 5W1H về quá trình thống nhất đất nước của Tần Thuỷ Hoàng.

Trả lời:

Câu 3 trang 29 SBT Lịch Sử 6: Cho bảng thống kê sau.

Niên đại tiêu diệt 6 nước của nhà Tần

Năm

Tên nước

Kinh đô

Năm 230 TCN

Hàn

Dương Địch

Năm 228 TCN

Triệu

Hàm Đan

Năm 225 TCN

Nguỵ

An Ấp

Năm 223 TCN

Sở

Dĩnh

Năm 222 TCN

Yên

Kế

Năm 221 TCN

Tề

Lâm Truy

1. Dựa vào bảng thống kê và bản đồ “Chiến quốc thất hùng” em hãy vẽ các đường mũi tên thể hiện sự chinh phục lần lượt các nước của Tần Doanh Chính.

(Gợi ý: Các đường mũi tên đó xuất phát từ Hàm Dương (kinh đô nước Tần) đến kinh đô các nước. Trên đường mũi tên ghi chú lần lượt năm các nước bị tiêu diệt).

2. Em hãy tính Tần Doanh Chính mất bao nhiêu năm để tiêu diệt được 6 nước, thống nhất Trung Quốc?

Trả lời:

- Yêu cầu số 1:

- Yêu cầu số 2: Tần Doanh Chính mất 9 năm (từ năm 230 – 221 TCN) để thống nhất Trung Quốc.

Câu 4 trang 31 SBT Lịch Sử 6: Em hãy cho biết ý nghĩa của những từ khoá sau đây.

Từ khoá

Ý nghĩa

Hoàng Hà

Tần Thuỷ Hoàng

Khổng Tử

Kinh Thi

Giáp cốt

Kĩ thuật làm giấy

Vạn Lý Trường Thành

Trả lời:

Từ khoá

Ý nghĩa

Hoàng Hà

Con sông lớn thứ 2 ở Trung Quốc, được người dân triều mến gọi là “sông Mẹ”.

Tần Thuỷ Hoàng

Vua nước Tần, có công lao thống nhất Trung Quốc; vị vua khởi đầu cho việc xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền ở Trung Quốc.

Khổng Tử

Nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc thời cổ đại, ông là người sáng lập ra học thuyết Nho gia.

Kinh Thi

Tác phẩm văn học cổ nhất của Trung Quốc.

Giáp cốt

Chữ được khắc trên mai rùa, xương thú

Kĩ thuật làm giấy

Một trong những phát minh quan trọng của người Trung Quốc

Vạn Lý Trường Thành

Công trình kiến trúc kì vĩ của người Trung Quốc

Câu 5 trang 31 SBT Lịch Sử 6: Lập sơ đồ tư duy về các thành tựu của văn minh Trung Quốc theo mẫu dưới đây.

Trả lời:

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 10: Hy Lạp cổ đại

Bài 11: La Mã cổ đại

Bài 12: Các vương quốc Đông Nam Á trước thế kỉ X

Bài13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

1 778 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: