Giải SBT Lịch sử 6 Bài 12 (Chân trời sáng tạo): Các vương quốc Đông Nam Á trước thế kỉ X

Với giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 12: Các vương quốc Đông Nam Á trước thế kỉ X sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Lịch sử 6. 

1 522 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải SBT Lịch sử 6 Bài 12: Các vương quốc Đông Nam Á trước thế kỉ X

Câu 1 trang 38 SBT Lịch Sử 6: Tham khảo thêm bản đồ 12.1 (SGK), em hãy liệt kê tên của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hiện nay; nêu một đặc điểm mà em biết được về mỗi quốc gia đó?

Quốc gia

Đặc điểm

Trả lời:

Quốc gia

Đặc điểm

Việt Nam

- Tên gọi chính thức là: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Diện tích: 331212 Km2.

- Thủ đô: Hà Nội

Lào

- Tên gọi chính thức là: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

- Diện tích: 236800 Km2.

- Thủ đô: Viêng Chăn.

Campuchia

- Tên gọi chính thức là: Vương quốc Campuchia

- Diện tích: 181035 Km2.

- Thủ đô: Phnôm Pênh.

Thái Lan

- Tên gọi chính thức là: Vương quốc Thái Lan.

- Diện tích: 69.63 triệu Km2.

- Thủ đô: Băng Cốc

Inđônêxia

- Tên gọi chính thức là: Cộng hòa Inđônêxia

- Diện tích: 207.6 triệu Km2.

- Thủ đô: Jakarta

Malaixia

- Tên gọi chính thức là: Malaixia

- Diện tích: 330803 Km2.

- Thủ đô: Kuala Lumpur

Philíppin

- Tên gọi chính thức là: Cộng hòa Philíppin

- Diện tích: 108.1 triệu Km2.

- Thủ đô: Manila

Mianma

- Tên gọi chính thức là: Cộng hòa liên bang Mianma

- Diện tích: 676575 Km2.

- Thủ đô: Naypyidaw

Xingapo

- Tên gọi chính thức là: Cộng hòa Xingapo

- Diện tích: 728.6 Km2.

- Thủ đô: Xingapo

Brunây

- Tên gọi chính thức là: Nhà nước Brunei Daussalam

- Diện tích: 5765 Km2.

- Thủ đô: Bandar Seri Begawan

Đôngtimo

- Tên gọi chính thức là: Cộng hòa nhân dân Đôngtimo

- Diện tích: 15007 Km2.

- Thủ đô: Đi-li.

Câu 2 trang 39 SBT Lịch Sử 6: Xác định vị trí địa lí của các vương quốc cổ trong hai bảng dưới đây. Em rút ra được những đặc điểm chung gì về vị trí địa lí của các quốc gia trong mỗi bảng?

Bảng 1:

Tên các vương quốc cổ

Vị trí

Pê-gu

Tha-tơn

Chân Lạp

Phù Nam

Đốn Tốn

Bảng 2:

Tên các vương quốc cổ

Vị trí

Chăm-pa

Xích thổ

Tu-ma-sic

Ma-lay-u

Ta-ru-ma

Em rút ra được những đặc điểm chung gì về vị trí địa lí của các quốc gia trong mỗi bảng?

Bảng 1:………………………………………………………………………….

Bảng 2:………………………………………………………………………….

Trả lời:

Bảng 1:

Tên các vương quốc cổ

Vị trí

Pê-gu

Lưu vực sông I-ra-oa-đi.

Tha-tơn

Lưu vực sông I-ra-oa-đi.

Chân Lạp

Lưu vực sông Mê Công.

Phù Nam

Lưu vực sông Mê Công.

Đốn Tốn

Lưu vực sông Mê Nam.

Bảng 2:

Tên các vương quốc cổ

Vị trí

Chăm-pa

Ven biển Đông

Xích thổ

Ven biển Đông

Tu-ma-sic

Ven biển Đông

Ma-lay-u

Nằm trên quần đảo lớn giáp Ấn Độ Dương.

Ta-ru-ma

Nằm trên vùng biển Gia-va.

Câu 3 trang 40 SBT Lịch Sử 6: Quá trình ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X gắn với sự phát triển của những ngành kinh tế nào? Hãy nêu vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dẫn đến sự phát triển đó?

Trả lời:

- Quá trình ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X gắn với sự phát triển của nông nghiệp và thương mại đường biển.

- Điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và thương mại đường biển:

+ Có sự hiện diện của các dòng sông lớn; có các đồng bằng phù sa màu mỡ; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa…. Thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.

+ Nằm ở ven biển, khu vực Đông Nam Á án ngữ ở vị trí ngã tư đường giao thương quốc tế (tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với châu Đại Dương) => thuận lợi cho sự phát triển của thương mại đường biển.

Câu 4 trang 40 SBT Lịch Sử 6: Quan sát lược đồ và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

Lược đồ vị trí các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII

Lược đồ vị trí các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X

1. Dùng bút chì khoanh phạm vi vùng nào phát triển nhất khu vực trước và sau thế kỉ VII.

2. Vương quốc nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử khu vực ở mỗi giai đoạn?

3. Đánh dấu những địa danh nào là trung tâm văn hoá, kinh tế quan trọng của lịch sử khu vực trong hai giai đoạn đó? (nhớ ghi lại thời gian tồn tại bên cạnh tên địa danh).

Trả lời:

- Thực hiện yêu cầu số 1:

Lược đồ vị trí các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII

Lược đồ vị trí các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X

- Thực hiện yêu cầu số 2:

+ Giai đoạn 1 (đầu công nguyên đến thế kỉ VII): Vương quốc Phù Nam với trung tâm là Óc Eo là vương quốc phát triển nhất.

+ Giai đoạn 2 (thế kỉ VII – thế kỉ X): Vương quốc Sri Vi-giay-a trở thành trung tâm của khu vực Đông Nam Á trong suốt 2 thế kỉ VII – VIII. Từ thế kỉ VIII – X, vương quốc Ka-lin-ga mạnh lên và trở thành bá chủ vùng hải đảo.

- Thực hiện yêu cầu số 2:

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc

Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

1 522 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: