Giải SBT Lịch sử 6 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Hy Lạp cổ đại

Với giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 10: Hy Lạp cổ đại sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Lịch sử 6. 

1 949 13/03/2024
Tải về


Mục lục Giải SBT Lịch sử 6 Bài 10: Hy Lạp cổ đại

Câu 1 trang 32 SBT Lịch Sử 6: Từ những thông tin về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại, em hãy cho biết:

1. Tại sao cuộc sống của người Hy Lạp cổ đại phụ thuộc vào biển?

2. Những nghề nghiệp nào của người Hy Lạp cổ đại mà em có thể suy ra từ sự phụ thuộc này?

3. Điều gì về vị trí địa lí của Hy Lạp cho phép nó trở thành một quốc gia thương mại lớn?

Trả lời:

- Yêu cầu số 1:

Cuộc sống của người Hi Lạp cổ đại phụ thuộc vào biển, vì:

+ Phần lớn lãnh thổ Hi Lạp có sự tiếp giáp với biển (ví dụ: đường bờ biển dài, hàng ngàn đảo nhỏ…)

+ Bờ biển phía Đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh kín gió, tạo nên các cảng tự nhiên.

+ Vị trí địa lí của Hi Lạp thuận lợi cho các hoạt động giao thương qua đường biển.

+ Địa hình lãnh thổn của Hi Lạp chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn => không thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.

- Yêu cầu số 2:

Từ sự phụ thuộc vào biển, cư dân Hi Lạp cổ đại có thể phát triển các ngành nghề như:

+ Đóng thuyền.

+ Thương nhân (buôn bán qua đường biển).

+ Vận chuyển, khuân vác hàng hóa tại các cảng biển.

+ ….

- Yêu cầu số 3:

+ Lãnh thổ Hi Lạp chủ yếu nằm ở phía Nam bán đảo Ban-căng, các đảo trên vùng biển Ê-giê và miền ven biển phía Tây Tiểu Á – đây là vị trí thuận lợi cho việc giao lưu thương mại => cho phép Hi Lạp trở thành một quốc gia thương mại lớn.

Câu 2 trang 32 SBT Lịch sử 6 – CTST: Từ những thông tin ở trang 54 và 55 trong SGK liên quan đến tổ chức nhà nước ở A-ten...

Câu 2 trang 32 SBT Lịch Sử 6: Từ những thông tin ở trang 54 và 55 trong SGK liên quan đến tổ chức nhà nước ở A-ten, em hãy cho biết:

1. Nhà nước A-ten có những cơ quan chính nào?

2. Cơ quan nào được quyết định việc bầu cử, bốc thăm bổ nhiệm các chức vụ của nhà nước? Ý nghĩa của việc đó là gì?

3. Những ai thực sự được tham gia bầu cử và bầu chọn?

4. Những ai không được tham gia bầu cử, bầu chọn?

5. Nền dân chủ A-ten có thực sự là chế độ dân chủ? Hãy so sánh chế độ dân chủ của A-ten với một chế độ dân chủ ngày nay mà em cho là tiêu biểu.

Trả lời:

- Yêu cầu số 1: Những cơ quan chính của Nhà nước A-ten là: Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tướng lĩnh; Hội đồng 500 và tòa án 6000 người.

- Yêu cầu số 2

+ Đại hội nhân dân có quyền bầu cử, giám sát, bãi miễn các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò.

+ Việc này cho thấy: quyền làm chủ đất nước thuộc về nhân dân.

- Yêu cầu số 3

+ Những người được quyền tham gia bầu cử là: nam giới từ 18 tuổi trở lên (người đó phải là công dân A-ten và có tài sản).

- Yêu cầu số 4

+ Những người không được tham gia bầu cử, bầu chọn là: công dân Nam dưới 18 tuổi; phụ nữ; kiều dân, nô lệ.

- Yêu cầu số 5

+ Nền dân chủ A-ten thực chất là nền dân chủ chủ nô.

+ Chế độ dân chủ ngày nay: mọi công dân trên 18 tuổi (không phân biệt giới tính – giàu nghèo) đều được quyền tham gia bầu cử.

Câu 3 trang 33 SBT Lịch Sử 6: Hoàn thành lược đồ dưới đây để xác định những nơi mà người Hy Lạp đã sinh sống khoảng năm 400 TCN.

1. Hãy điền vào lược đồ vị trí của biển Ê-giê, biển I-nô-ni, đảo Crét.

2. Điền tên các quốc gia thành thị sau vào lược đồ: A-ten, Xpác.

3. Điền tên hai địa danh nổi tiếng sau vào lược đồ: Ma-ra-tông và Ô-lim-pi-a.

4. Tô màu cho bản đồ. Hãy dùng màu xanh da trời cho vùng biển và màu vàng cho đất liền.

5. Tham khảo thêm các thông tin để viết một câu chuyện lịch sử ngắn về một trong hai địa danh: Ma-ra-tông và Ô-lim-pi-a.

Trả lời:

- Thực hiện yêu cầu số 1 đến 4:

- Thực hiện yêu cầu số 5: Câu chuyện về địa danh Ma-ra-tông

Truyền thuyết kể rằng, đội quân Hy Lạp sau một trận chiến đấu quyết liệt với quân Ba Tư cuối cùng đã giành chiến thắng. Lúc đó thống soái đã lệnh cho người lính Pheidippides đi báo tin mừng về cho tổ quốc. Quãng đường từ nơi diễn ra trận đánh là thị trấn Marathon đến thành Athens là hơn 42km, chàng lính đã không màng đến sức lực đã cạn kiệt sau trận đấu kéo dài mà nhanh chóng bắt đầu ngay cuộc hành trình. Không may là khi tới nơi chàng chỉ kịp hét to “ Nikomem” (“Chúng ta đã chiến thắng”) rồi gục ngã và qua đời vì kiệt sức.

Câu 4 trang 35 SBT Lịch Sử 6: Em hãy cho biết ý nghĩa của những từ khoá sau đây.

Từ khoá

Ý nghĩa

Pi - rê

Thành bang

Đại hội nhân dân

I-li-at và Ô – đi- xê

Pác – tê – nông

Pi-ta-go

Hê-rô-đốt

Trả lời:

Từ khoá

Ý nghĩa

Pi-rê

Cảng biển nổi tiếng nhất của Hi Lạp thời cổ đại, là trung tâm buôn bán của các thành bang lúc bấy giờ.

Thành bang

Một hệ thống chính trị bao gồm một thành phố độc lập, có chủ quyền đối với lãnh thổ tiếp giáp, đóng vai trò là trung tâm đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa.

Đại hội nhân dân

Cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước của thành bang A-ten. Đại hội nhân dân bao gồm tất cả các nam công dân từ 18 tuổi trở lên, có quyền bầu cử, giám sát, bãi miễn các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò.

I-li-at và Ô-đi-xê

Hai bộ sử thi nổi tiếng của Hi Lạp do Hô-mê sáng tác, 2 bộ sử thi này đã góp phần đặt nền móng cho sự phát triển của văn học phương Tây.

Pác-tê-nông

Kiệt tác kiến trúc của Hi Lạp cổ đại, được xây dựng dưới thời Pê-ri-clét.

Pi-ta-go

Nhà toán học nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại, ông là tác giả của định lí về mối quan hệ giữa 3 cạnh trong tam giác vuông (định lí Pi-ta-go).

Hê-rô-đốt

Nhà sử học nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại.

Câu 5 trang 35 SBT Lịch sử 6 – CTST: Đọc đoạn văn bên dưới và cho biết: Ác-si-mét đã ứng dụng kiến thức khoa học...

Câu 5 trang 35 SBT Lịch Sử 6: Đọc đoạn văn bên dưới và cho biết: Ác-si-mét đã ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tế như thế nào?

Ác-si-rmét (287 TCN - 212 TCN) là nhà khoa học Hy Lạp cổ đại đi tiên phong trong việc ứng dụng kiến thức toán học và vật lí vào thực tế. Ví dụ, ông đã sử dụng kĩ thuật đòn bẩy, ròng rọc,... của vật lí để chế tạo vũ khí phòng thủ. Khi người La Mã tấn công Syracuse (quê hương của ông trên đảo Xi-xin thuộc nước Ý ngày nay), Ác-si-mét đã chế tạo các thiết bị để đánh trả họ. Theo nhà sử học Plu-tác (Plutarch) của La Mã cổ đại, vũ khí của Ác-si-mét hiệu quả đến nỗi nếu người La Mã “có nhìn thấy một sợi dây thừng nhỏ hoặc một mảnh gỗ trên tường... họ đã quay lưng và bỏ chạy”.

Trả lời:

- Ác-si-mét ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tế: sử dụng kĩ thuật đòn bẩy, ròng rọc,... của vật lí để chế tạo vũ khí phòng thủ.

Câu 6 trang 35 SBT Lịch Sử 6: Theo thứ tự từ đáy lên đỉnh, em hãy viết ra:

1. Ba điều em đã học được từ bài Hy Lạp cổ đại.

2. Hai điều mà em thấy thú vị nhất qua bài học này.

3. Một điều từ bài Hy Lạp cổ đại, em có thể áp dụng vào cuộc sống.

Trả lời:

1. Ba điều em đã học được từ bài Hy Lạp cổ đại

- Tổ chức bộ máy nhà nước của thành bang A-ten có nhiều điểm tiến bộ hơn so với các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Các thành tựu văn hóa của Hi Lạp rất đa dạng, phong phú

- Những phát minh của cư dân Hi Lạp cổ đại đã đặt nền móng cho sự phát triển của văn hóa phương Tây sau này.

2. Hai điều mà em thấy thú vị nhất qua bài học này

- Nhiều định lí, định luật của các nhà toán học, vật lí học Hi Lạp cổ đại vẫn được giảng dạy trong các trường học ngày nay.

- Logo của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (USEECO) được lấy cảm hứng từ đền Pác-tê-nông.

3. Một điều từ bài Hy Lạp cổ đại, em có thể áp dụng vào cuộc sống

- Áp dụng Lực đẩy Ác-si-mét vào thực tế cuộc sống.

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

1 949 13/03/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: