Giải SBT Lịch sử 6 Bài 17 (Chân trời sáng tạo): Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

Với giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Lịch sử 6. 

1 762 14/03/2024
Tải về


Mục lục Giải SBT Lịch sử 6 Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

Câu 1 trang 53 SBT Lịch Sử 6: Em hãy lựa chọn và khoanh tròn vào chữ cái ứng với câu trả lời mà em cho là đúng.

1. Những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại?

A. Những cuộc đấu tranh chống lại phong kiến phương Bắc.

B. Tiếng Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục tập quán vẫn được bảo tồn.

C. Đứng đầu là xã là tù trưởng, hào trưởng người Việt.

D. Lễ hội diễn ra thường xuyên.

Đáp án: C

Giải thích: Chính quyền đô hộ đã thi hành chính sách đồng hóa dân tộc ta về văn hóa bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Tuy nhiên, người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa. Người Việt vẫn nghe – nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt); những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, các phong tục tập quán vẫn được duy trì (SGK – trang 85).

2. Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào nước ta trong thời Bắc thuộc?

A. Nhuộm răng đen.

B.. Làm bánh chưng.

C. Chữ viết.

D. Tôn trọng phụ nữ.

Đáp án: C

Giải thích:

- Người Việt chủ động tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt, dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình thành vốn từ Hán – Việt.

- Nhuộm răng đen, làm bánh chưng, tôn trọng phụ nữ…. là những phong tục, tập quán… của người Việt có từ thời Văn Lang, Âu Lạc.

3. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc được truyền vào nước ta trong thời Bắc thuộc?

A. Làm giấy.

B. Đúc trống đồng.

C. Làm gốm.

D. Sản xuất muối.

Đáp án: A

Giải thích:

- Người Việt đã tiếp thu một số kĩ thuật tiến bộ của Trung Quốc như: làm giấy, dệt lụa…

- Làm giấy, đúc trống đồng, sản xuất muối… là những nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời của người Việt.

4. Trung tâm Phật giáo lớn nhất ở nước ta trong thời Bắc thuộc là

A. Tống Bình.

B. Mê Linh.

C. Luy Lâu.

D. Cổ Loa.

Đáp án: C

Giải thích: Trung tâm Phật giáo lớn nhất ở nước ta trong thời Bắc thuộc là Luy Lâu (SGK – trang 86).

Câu 2 trang 53 SBT Lịch Sử 6: Theo em, trong các chính sách về văn hoá, xã hội của chính quyền đô hộ phương Bắc, chính sách nào là nguy hiểm nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Chính sách nguy hiểm nhất là: chính sách đồng hóa dân tộc Việt về văn hóa

- Vì: Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích: khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán; từ đó làm thui chột và dập tắt ý chí đấu tranh của người Việt.

Câu 3 trang 54 SBT Lịch Sử 6: Chọn những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.

nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình

Sáng tạo

Hán – Việt

Tiếng Việt

Thờ cúng tổ tiên

Chủ động

Làng Việt

Thời Bắc thuộc, người Việt vừa bảo tốn văn hoá truyền thống vừa …...... tiếp thu có chọn lọc và......................... những giá trị văn hoá bên ngoài để phát triển nền văn hoá dân tộc. Người Việt chủ động tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng........................, dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình thành vốn từ........................... ngày càng phong phú và đặc sắc. Những tín ngưỡng truyền thống như............... thờ các vị thần tự nhiên,......................tiếp tục được duy trì. Ẩn mình sau những luỹ tre,............................là thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình.

Trả lời:

Thời Bắc thuộc, người Việt vừa bảo tốn văn hoá truyền thống vừa chủ động tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo những giá trị văn hoá bên ngoài để phát triển nền văn hoá dân tộc. Người Việt chủ động tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt, dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình thành vốn từ Hán – Việt ngày càng phong phú và đặc sắc. Những tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình…. tiếp tục được duy trì. Ẩn mình sau những luỹ tre, làng Việt là thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình.

Câu 4 trang 54 SBT Lịch Sử 6: Quan sát tư liệu 17.4 và 17.5 trong SGK, em hãy cho biết yếu tố văn hoá nào du nhập từ bên ngoài đã được nhân dân ta tiếp thu có chọn lọc?

Trả lời:

Các yếu tố văn hoá bên ngoài du nhập vào được nhân dân ta tiếp thu có chọn lọc là:

+ Tiếp thu Phật giáo, Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian.

+ Tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt, dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình thành vốn từ Hán – Việt.

+ Học một số phát minh kỹ thuật của người Trung Quốc. Ví dụ: làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh, kĩ thuật bón phân bắc trong trồng trọt...

+ Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hóa của người Việt. Ví dụ: tết Trung Thu của người Trung Quốc mang ý nghĩa đoàn viên; khi du nhập vào Việt Nam, tết Trung Thu là tết thiếu nhi...

+ Tiếp thu một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hán, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền, nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ...

Câu 5 trang 55 SBT Lịch Sử 6: Đánh dấu (X) vào cột B những đáp án đúng với nguyên nhân các triều đại phong kiến phương Bắc không thực hiện được mục đích đồng hoá nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.

A

B

a. Tinh thần đấu tranh bền bỉ, bất khuất của nhân dân ta.

b. Phong kiến phương Bắc không khống chế được làng xã Việt, văn hoá truyền thống của người Việt vẫn được bảo tồn.

c. Nhân dân vừa bảo tồn văn hoá truyền thống vừa tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hoá bên ngoài.

d. Nhân dân ta không chấp nhận chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc.

e. Một số yếu tố văn hoá phương Bắc du nhập sang đã bị nhân dân ta “Việt hoá”.

Trả lời:

A

B

a. Tinh thần đấu tranh bền bỉ, bất khuất của nhân dân ta.

X

b. Phong kiến phương Bắc không khống chế được làng xã Việt, văn hoá truyền thống của người Việt vẫn được bảo tồn.

c. Nhân dân vừa bảo tồn văn hoá truyền thống vừa tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hoá bên ngoài.

X

d. Nhân dân ta không chấp nhận chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc.

X

e. Một số yếu tố văn hoá phương Bắc du nhập sang đã bị nhân dân ta “Việt hoá”.

X

Câu 6 trang 55 SBT Lịch Sử 6: Em hiểu thế nào về câu thơ: “Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất”? (Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ). Theo em, yếu tố nào là quan trọng nhất giúp “Ta vẫn là ta” sau hơn mười thế kỉ mất nước?

Trả lời:

- Câu thơ “Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất” cho thấy: giữ được tiếng nói – hồn cốt của một dân tộc là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam là trường hợp hiếm hoi trong lịch sử thế giới dù mất nước từ rất sớm và kéo dài hơn 10 thế kỉ nhưng chúng ta vẫn giành lại được độc lập.

- Theo em, tinh thần yêu nước, đoàn kết; ý chí bất khuất của nhân dân và sức sống bền bỉ của nền văn hóa bản địa là những yếu tố quan trọng nhất giúp người Việt không bị đồng hoá, “ta vẫn là ta” và vẫn luôn nuôi dưỡng ý chí giành lại độc lập sau hàng nghìn năm bị đô hộ.

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X

Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Bài 20: Vương quốc Chăm- pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam

1 762 14/03/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: