Giải Lịch sử 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Với soạn, giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch sử 7 Bài 1.

1 16,733 07/10/2024
Tải về


Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Video giải Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Câu hỏi mở đầu trang 8 Bài 1 Lịch Sử lớp 7: Bức tranh khắc gỗ "Người cầu, người đánh, người làm" mô tả những tầng lớp trong xã hội phong kiến ở Tây Âu. Tác phẩm nghệ thuật có từ thời “Trung cổ” này dẫn dắt chúng ta bắt đầu chuyến hành trình khám phá lịch sử Tây Âu sau khi đế chế La Mã sụp đổ: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu đã diễn ra như thế nào?

Giải Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (ảnh 1)

Trả lời:

- Đế quốc La Mã tồn tại đến cuối thế kỉ V thì bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm.

- Sau khi chiếm được lãnh thổ của đế chế La Mã cổ đại, người Giéc-man đã thành lập nên nhiều vương quốc của mình ở Tây Âu.

- Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, chiến tranh vẫn tiếp diễn, cùng với quá trình đó, chế độ phong kiến ở Tây Âu dần được hình thành và xác lập.

1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

Câu hỏi trang 8 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin trong bài, quan sát lược đồ 1.2, em hãy:

- Nêu những việc làm của người Giéc-man (German) khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã.

- Trình bày những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu.

Nêu những việc làm của người Giéc-man (German) khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã

Trả lời:

Yêu cầu số 1: những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã:

+ Phế truất hoàng đế La Mã.

+ Thành lập nên nhiều vương quốc mới của người Giéc-man, như: Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt, Vương quốc Ăng-lô Xắc-xông; Vương quốc Phơ-răng…

+ Chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô La Mã rồi đem chia cho các thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội.

Yêu cầu số 2: những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu:

+ Thế kỉ IV, đế chế La Mã cổ đại suy yếu, bị chia thành 2 phần là Đông La Mã và Tây La Mã. Cuộc xâm lược của các bộ tộc Giéc-man sống ngoài biên giới của đế chế làm cho tình hình ngày càng trở nên hỗn loạn hơn.

+ Thế kỉ V, chế độ chiến nô ở La Mã sụp đổ, nhiều vương quốc của người Giec-man ra đời ở Tây Âu, trên vùng đất trước đó vốn thuộc Tây La Mã.

+ Từ thế kỉ VI dến thế kỉ IX, chiến tranh vẫn tiếp diễn, vương quốc Phơ-răng dần làm chủ cả vùng Tây Âu lục địa. Cùng với quá trình đó, xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành với sự ra đời của các giai cấp mới là: lãnh chúa phong kiến và nông nô. Trong đó: lãnh chúa phong kiến được hình thành từ bộ phận quý tộc quân sự người Giéc-man; tăng lữ giáo hội và những quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới; nông nô được hình thành từ bộ phận: nô lệ được giải phóng và nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

+ Đến thế kỉ IX, về cơ bản, xã hội phong kiến Tây Âu đã hình thành.

2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu

Câu hỏi trang 9 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin trong bài, quan sát hình 1.3, em hãy trình bày:

- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu.

- Mối quan hệ giữa lãnh chúa phong kiến và nông nô trong xã hội phong kiến.

Giải Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu

- Thời gian xuất hiện: khoảng giữa thế kỉ IX

- Khái niệm: Lãnh địa phong kiến là những vùng đất đai rộng lớn bị quý tộc biến thành khu đất của riêng họ, được quyền cha truyền con nối.

- Đặc điểm về cơ cấu: đất đai trong lãnh địa được chia thành 2 phần: đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

+ Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh.

+ Đất khẩu phần là vùng đất đai ngoài lâu đài, chủ yếu là đất canh tác, được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.

- Đặc điểm về mặt hành chính: mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính độc lập

+ Lãnh địa thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa

+ Lãnh chúa có toàn quyền quyết định trên vùng đất đai của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ

+ Nhà vua không được can thiệp vào các công việc bên trong lãnh địa (còn gọi là “quyền miễn trừ”).

- Đặc điểm về mặt kinh tế: Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế biệt lập, khép kín, mang tính chất tự cung - tự cấp.

+ Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.

+ Ngoại trừ muối và sắt được mua từ ngoài, mọi thứ cần dùng như lương thực, thực phẩm, công cụ lao động hay quần áo, giày dép đều do nông nô tự sản xuất trong lãnh địa.

+ Hầu như không có sự trao đổi với bên ngoài.

- Đặc điểm về mặt xã hội:

+ Sinh sống trong lãnh địa là: lãnh chúa phong kiến và nông nô

+ Nông nô bị lãnh chúa phong kiến bóc lột thông qua tô, thuế.

Yêu cầu số 2: Mối quan hệ giữa lãnh chúa phong kiến và nông nô

- Trong lãnh địa các lãnh chúa thì không bao giờ phải lao động, suốt ngày họ chỉ sống xa hoa, hưởng thụ dựa trên sự bóc lột nông nô.

- Nông nô lệ thuộc vào lãnh chúa về ruộng đất và thân phận. Cuộc sống nghèo khổ, bị lãnh chúa bóc lột, đối xử tàn nhẫn.

=> Như vậy, mối quan hệ giữa lãnh chúa phong kiến và nông nô trong xã hội phong kiến là quan hệ bóc lột thông qua: tô, thuế.

3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại

Câu hỏi trang 11 Lịch Sử lớp 7:

- Thành thị Tây Âu trung đại ra đời như thế nào?

- Đọc thông tin trong bài và tư liệu 1.5, quan sát các hình 1.6, 1.7, em hãy phân tích vai trò của thành thị đối với sự phát kiển của Tây Âu trung đại.

Giải Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Sự ra đời của các thành thị ở Tây Âu thời trung đại

- Thế kỉ XI, sản xuất thủ công nghiệp trong các lãnh địa phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm. Một số thợ thủ công tìm cách thoát ra khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hay dùng tiền chuộc lại thân phận. Họ tập trung ở những nơi có đông người qua lại để bán hàng và lập xưởng sản xuất. Các thị trấn nhỏ bắt đầu xuất hiện, dần dần trở thành những thành phố lớn gọi là thành thị trung đại.

- Ngoài ra, còn có một số thành thị do các lãnh chúa lập ra hoặc phục hồi từ những thành thị cổ đại.

Yêu cầu số 2: Vai trò của thành thị ở Tây Âu thời trung đại

- Vai trò về kinh tế:

+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc trong các lãnh địa phong kiến.

+ Thúc đẩy kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển, hình thành thị trường thống nhất.

- Vai trò về chính trị: thành thị ra đời đã góp phần tích cực vào việc xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất quốc gia.

- Vai trò về xã hội: đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân

- Vai trò về văn hóa:

+ Mang lại không khí tự do, cởi mở

+ Tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học được thành lập.

4. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo

Câu hỏi trang 13 Lịch Sử lớp 7: Nêu vài nét sơ lược về sự ra đời của Thiên Chúa giáo.

Trả lời:

- Thiên Chúa Giáo ra đời vào thế kỉ I TCN ở Pa-le-xtin một tỉnh của La Mã vào thời kì đế chế.

- Ban đầu, Thiên Chúa giáo là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức. Đến thế kỉ VI, Thiên Chúa Giáo mới được Hoàng đế La Mã công nhận và có vị trí vững chắc trong xã hội.

- Đứng đầu Giáo hội là Giáo hoàng có quyền lực chính trị, sức ảnh hưởng đến quyền cai trị các vị vua. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XII, Giáo hoàng phát động “thập tự chinh”, đem quân đi tàn phá, cướp bóc Pa-le-xtin.

- Hầu hết người dân Tây âu đều là giáo dân. Nhà Thờ là nơi để sinh hoạt văn hóa, diễn ra các nghi thức quan trọng trong cuộc sống.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 13 Lịch Sử lớp 7: Kể tên hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu trung đại và nêu mối quan hệ giữa hai giai cấp đó.

Trả lời:

- Lãnh chúa phong kiến và nông nô là 2 giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu

- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là quan hệ bóc lột thông qua tô, thuế:

+ Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế cho họ tự đặt ra như thuế thân, thuế cưới xin, thuế xay bột, săn bắn,...

+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. Họ canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng, có khi lên đến 1/2 số sản phẩm thu được mỗi vụ

Luyện tập 2 trang 13 Lịch Sử lớp 7: Em hãy lập và hoàn thành bảng tóm tắt những đặc điểm của lãnh địa và thành thị Tây Âu trung đại theo mẫu dưới đây.

Giải Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (ảnh 1)

Trả lời:

Nội dung

Lãnh địa phong kiến

Thành thị trung đại

Thời gian xuất hiện

- Giữa thế kỉ IX

- Thế kỉ XI

Thành phần dân cư

- Lãnh chúa và nông nô

- Thợ thủ công và thương nhân

Hoạt động kinh tế

- Nông nghiệp là chủ yếu

- Hoạt động kinh tế mang tính chất: khép kín, tự cung tự cấp.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp là chủ yếu.

- Nền kinh tế hàng hóa

Vận dụng 3 trang 13 Lịch Sử lớp 7: Hãy sưu tầm thông tin, tìm hiểu về hội chợ Tây Âu thời trung đại và hiện tại. Trên cơ sở đó, viết một đoạn văn ngắn mô tả về một hội chợ truyền thống ở Tây Âu.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo: Đoạn văn mô tả hội chợ Săm-pa-nhơ (Pháp)

- Vào thời kì trung đại, các hội chợ xuất hiện. Hội chợ là nơi hoạt động thương mại. Hội chợ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thành thị và kinh tế hàng hóa.

- Trong số rất nhiều hội chợ ra đời, trong đó có Hội chợ Săm-pa-nhơ ở Đông Bắc nước Pháp là hội chợ lớn nhất và có ý nghĩa toàn châu Âu.

+ Hàng hóa đặc trưng của hội chợ chủ yếu là gia vị, đồ xa xỉ phẩm phương Đông, len dạ của Hà Lan, rượu vang và gia súc của Pháp…

+ Thương nhân gặp nhau để trao đổi hang hóa, thanh toán tín phiếu. Thương nhân ở đây đặt luật thị trường bảo vệ, các vụ vi phạm kỉ luật đều bị đưa ra “tòa án hội chợ đặt biệt” của thương nhân để xét xử.

+ Ngoài ra hội chợ còn tổ chức những lễ hội, những buổi biểu diễn trò nhào lộn, kịch câm, nuôi dạy thứ dữ,…

- Sự náo nhiệt của hội trợ Săm-pa-nhơ làm cho các hoạt động sinh hoạt văn hóa thành thị ngày càng sôi động.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

- Đầu thế kỉ IV, Đế chế La Mã suy yếu, bị chia thành hai phần: Tây La Mã và Đông La Mã

- Cuộc xâm lược của người Giéc-man khiến đế chế La Mã sụp đổ vào năm 476.

- Những việc làm của người Giécman:

+ Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…

+ Chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau. Phế truất, phong tước vị ….

- Biến đổi xã hội: Xuất hiện 2 giai cấp mới: Lãnh chúa và nông nô.

+ Lãnh chúa được hình thành từ bộ phận: thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội được nhà vua phân phong tước vị, ruộng đất. Lãnh chúa giàu có và nhiều quyền lực, sống sa hoa trên sự bóc lột nông nô.

+ Nông nô được hình thành từ bộ phận: nông dân bị mất ruộng đất, nô lệ được giải phóng… họ sống lệ thuộc vào lãnh chúa.

- Đến thế kỉ IX, về cơ bản xã hội phong kiến Tây Âu được hình thành.

2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu

a. Lãnh địa phong kiến

- Thời gian hình thành: khoảng giữa thế kỉ IX

- Khái niệm: Lãnh địa là những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng

Mô phỏng cấu trúc lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời kì trung đại

- Đặc điểm lãnh địa phong kiến:

+ Lãnh chúa xây dựng những lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh. Phần đất đai ở xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ chăn nuôi gia súc, rừng và nhà ở của nông nô.

+ Trong lãnh địa, nền kinh tế chính là nông nghiệp chủ yếu, ngoài ra lương thực, thực phẩm, quần áo, giày dép, công cụ lao động,… đều do nông nô tự sản xuất. Tính chất của nền kinh tế là: tự cấp, tự túc.

+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị hành chính độc lập. Lãnh chúa như một “ông vua” có toàn quyền quyết định trong lãnh địa của mình.

b. Quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu:

- Trong lãnh địa các lãnh chúa không bao giờ phải lao động, suốt ngày họ chỉ sống xa hoa, hưởng thụ.

- Nông nô lệ thuộc vào lãnh chúa về ruộng đất và thân phận. Cuộc sống nghèo khổ, bị lãnh chúa bóc lột, đối xử tàn nhẫn.

=> Như vậy quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu là quan hệ bóc lột giữa Lãnh chúa phong kiến và nông nô thông qua địa tô, thuế.

3. Sự xuất hiện các thành thị Trung đại:

- Nguyên nhân: Vào thế kỉ XI, sản xuất phát triển thợ thủ công đem hàng hoá ra những nơi đông người để trao đổi→ hình thành các thị trấn → thành thị trung đại ra đời ( thành phố).

- Hoạt động của thành thị:

+ Cư dân chính chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân,…

+ Đặc điểm kinh tế: Nền kinh tế hàng hóa

+ Thị dân lập ra các trường đại học như: Bô lô nha (Ý). O-xphớt (Anh), Xooc-bon (Pháp)… để mở mang tri thức và hình thành các trung tâm kinh tế - văn hóa lớn như: Luân Đôn (Anh), Pa-ri (Pháp), Lu – bếch (Đức), Phi-ren-xê (Ý) để trao đổi sản xuất và buôn bán hàng hóa.

- Vai trò của thành thị:

+ Phá vỡ nền kinh tế tự niên của các lãnh địa. Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa

+ Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền

+ Đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.

+ Tạo dựng cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học mới được thành lập; mang lại không khí tự do và cởi mở.


Cảnh buôn bán tại một hội chợ ở thành thị

4. Sự ra đời của Thiên Chúa Giáo:

- Thiên Chúa Giáo ra đời vào thế kỉ I TCN ở Pa-le-xtin - một tỉnh của La Mã vào thời kì đế chế.

- Quá trình phát triển:

+ Ban đầu, Thiên Chúa giáo là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức. Chính quyền đế chế La Mã ra sức đàn áp Thiên Chúa giáo.

+ Đến thế kỉ VI, Thiên Chúa Giáo mới được Hoàng đế La Mã công nhận và có vị trí vững chắc trong xã hội.

+ Thế kỉ XI – XII, Giáo hoàng phát động cuộc thập tự chinh, đem quân đi tàn phá, cướp bóc Pa-le-xtin.

- Đứng đầu Giáo hội là Giáo hoàng có quyền lực chính trị, sức ảnh hưởng đến quyền cai trị các vị vua. Hầu hết người dân Tây Âu đều là giáo dân. Nhà Thờ là nơi để sinh hoạt văn hóa, diễn ra các nghi thức quan trọng trong cuộc sống.

Chúa Giê-su giáng sinh trên máng cỏ (tranh vẽ)

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí

Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại

Bài 4: Văn hóa phục hưng

Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo

Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

1 16,733 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: