Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu
Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu
1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
- Đầu thế kỉ IV, Đế chế La Mã suy yếu, bị chia thành hai phần: Tây La Mã và Đông La Mã
- Cuộc xâm lược của người Giéc-man khiến đế chế La Mã sụp đổ vào năm 476.
- Những việc làm của người Giécman:
+ Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…
+ Chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau. Phế truất, phong tước vị ….
- Biến đổi xã hội: Xuất hiện 2 giai cấp mới: Lãnh chúa và nông nô.
+ Lãnh chúa được hình thành từ bộ phận: thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội được nhà vua phân phong tước vị, ruộng đất. Lãnh chúa giàu có và nhiều quyền lực, sống sa hoa trên sự bóc lột nông nô.
+ Nông nô được hình thành từ bộ phận: nông dân bị mất ruộng đất, nô lệ được giải phóng… họ sống lệ thuộc vào lãnh chúa.
- Đến thế kỉ IX, về cơ bản xã hội phong kiến Tây Âu được hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu
a. Lãnh địa phong kiến
- Thời gian hình thành: khoảng giữa thế kỉ IX
- Khái niệm: Lãnh địa là những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng
Mô phỏng cấu trúc lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời kì trung đại
- Đặc điểm lãnh địa phong kiến:
+ Lãnh chúa xây dựng những lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh. Phần đất đai ở xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ chăn nuôi gia súc, rừng và nhà ở của nông nô.
+ Trong lãnh địa, nền kinh tế chính là nông nghiệp chủ yếu, ngoài ra lương thực, thực phẩm, quần áo, giày dép, công cụ lao động,… đều do nông nô tự sản xuất. Tính chất của nền kinh tế là: tự cấp, tự túc.
+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị hành chính độc lập. Lãnh chúa như một “ông vua” có toàn quyền quyết định trong lãnh địa của mình.
b. Quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu:
- Trong lãnh địa các lãnh chúa không bao giờ phải lao động, suốt ngày họ chỉ sống xa hoa, hưởng thụ.
- Nông nô lệ thuộc vào lãnh chúa về ruộng đất và thân phận. Cuộc sống nghèo khổ, bị lãnh chúa bóc lột, đối xử tàn nhẫn.
=> Như vậy quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu là quan hệ bóc lột giữa Lãnh chúa phong kiến và nông nô thông qua địa tô, thuế.
3. Sự xuất hiện các thành thị Trung đại:
- Nguyên nhân: Vào thế kỉ XI, sản xuất phát triển thợ thủ công đem hàng hoá ra những nơi đông người để trao đổi→ hình thành các thị trấn → thành thị trung đại ra đời ( thành phố).
- Hoạt động của thành thị:
+ Cư dân chính chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân,…
+ Đặc điểm kinh tế: Nền kinh tế hàng hóa
+ Thị dân lập ra các trường đại học như: Bô lô nha (Ý). O-xphớt (Anh), Xooc-bon (Pháp)… để mở mang tri thức và hình thành các trung tâm kinh tế - văn hóa lớn như: Luân Đôn (Anh), Pa-ri (Pháp), Lu – bếch (Đức), Phi-ren-xê (Ý) để trao đổi sản xuất và buôn bán hàng hóa.
- Vai trò của thành thị:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự niên của các lãnh địa. Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa
+ Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền
+ Đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.
+ Tạo dựng cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học mới được thành lập; mang lại không khí tự do và cởi mở.
Cảnh buôn bán tại một hội chợ ở thành thị
4. Sự ra đời của Thiên Chúa Giáo:
- Thiên Chúa Giáo ra đời vào thế kỉ I TCN ở Pa-le-xtin - một tỉnh của La Mã vào thời kì đế chế.
- Quá trình phát triển:
+ Ban đầu, Thiên Chúa giáo là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức. Chính quyền đế chế La Mã ra sức đàn áp Thiên Chúa giáo.
+ Đến thế kỉ VI, Thiên Chúa Giáo mới được Hoàng đế La Mã công nhận và có vị trí vững chắc trong xã hội.
+ Thế kỉ XI – XII, Giáo hoàng phát động cuộc thập tự chinh, đem quân đi tàn phá, cướp bóc Pa-le-xtin.
- Đứng đầu Giáo hội là Giáo hoàng có quyền lực chính trị, sức ảnh hưởng đến quyền cai trị các vị vua. Hầu hết người dân Tây Âu đều là giáo dân. Nhà Thờ là nơi để sinh hoạt văn hóa, diễn ra các nghi thức quan trọng trong cuộc sống.
Chúa Giê-su giáng sinh trên máng cỏ (tranh vẽ)
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác
Lý thuyết Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lý
Lý thuyết Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại
Lý thuyết Bài 4: Văn hóa phục hưng
Lý thuyết Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo
Lý thuyết Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Friend plus – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Friend plus– Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Friends plus đầy đủ nhất
- Bài tập Tiếng Anh 7 Friends plus theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Chân trời sáng tạo