Giải Lịch sử 7 Bài 12 (Chân trời sáng tạo): Vương quốc Cam-pu-chia

Với soạn, giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia sách Chân Trời Sáng Tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch sử 7 Bài 12.

1 6,405 07/10/2024
Tải về


Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia

Câu hỏi mở đầu trang 45 Bài 12 Lịch Sử lớp 7: Giữa thế kỉ XIX, nhà tự nhiên học và thám hiểm người Pháp Hen - ri Mu-ô (Henri Mouhot), tình cờ khám phá ra khu đền Ăng-co Vát (Angkor Wat) hoang phế giữa một khu rừng. Sững sờ trước vẻ kì vĩ của ngôi đền, ông thốt lên: “Nó vĩ đại hơn cả những di sản của người Hy Lạp và La Mã để lại cho chúng ta". Từ khám phá của Hen-ri, những bí ẩn lịch sử gắn với khu đền này dần dần hé mở, Vương quốc Cam-pu-chia đã hình thành và phát triển như thế nào? Những thành tựu văn hoá tiêu biểu và họ đạt được là gì?

Trả lời:

- Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia

+ Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me được hình thành gọi là nước Chân Lạp, còn người Khơ-me tự gọi tên nước mình là Cam-pu-chia.

+ Từ thế kỉ VIII, Vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán, sau đó bị người Gia-va xâm lược.

+ Năm 802, Giay-a-vác-man II dựa vào sự ủng hộ của nhân dân giành được độc lập. Ông lên ngôi vua, củng cố sức mạnh, lập ra triều đại Ăng-co

+ Từ cuối thế kỉ XIII, Ăng-co liên tục bị người Thái tấn công và cướp phá

+ Năm 1432, họ buộc phải từ bỏ Ăng- co, chuyển dần địa bàn cư trú về bờ nam Biển Hồ. Lịch sử gọi là thời kì hậu Ăng-co

- Thành tựu văn hóa tiêu biểu: Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, cư dân Cam-pu-chia đã đạt được nhiều thành tựu văn hóa tiêu biểu trên các lĩnh vực: chữ viết, văn hoch, tôn giáo và kiến trúc - điêu khắc.

1. Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia

Câu hỏi trang 45 Lịch Sử lớp 7: Dựa vào sơ đồ 12.1 và thông tin trong bài, em hãy tóm tắt lại quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia.

Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia

Trả lời:

- Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me được hình thành (sử sách Trung Quốc thường gọi là nước Chân Lạp, còn người Khơ-me tự gọi tên nước mình là Cam-pu-chia).

- Từ thế kỉ VIII, Vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán, sau đó bị người Gia-va xâm lược.

- Năm 802, một người trong hoàng tộc là Giay-a-vác-man II dựa vào sự ủng hộ của nhân dân giành được độc lập. Ông lên ngôi vua, củng cố sức mạnh, lập ra triều đại Ăng-co, đóng đô ở phía tây bắc hồ Tôn-lê Sáp.

- Từ thế kỉ IX đến thế kỉ X, triều đại Ăng-co bước vào thời kì khôi phục và củng cố sức mạnh của mình.

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, vương quốc Cam-pu-chia bước vào thế kỉ phát triển thịnh vượng, huy hoàng.

- Từ cuối thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XV: vương quốc Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái, liên tục bị người Thái tấn công và cướp phá, cuối cùng, buộc phải từ bỏ kinh đô Ăng-co, chuyển dần địa bàn cư trú về bờ nam Biển Hồ.

2. Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co

Câu hỏi trang 46 Lịch Sử lớp 7: Sự phát triển của Cam-pu-chia thời kì Ăng-co được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

- Về chính trị:

+ Thời kì Ăng-co, các vị vua không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài.

+ Dưới thời Giay-a-vác-man VII (1181-1220), lãnh thổ mở rộng bao gồm cả vùng hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu sông Mê Công

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp là nghành kinh tế chủ yếu. Ngoài ra người dân còn sống bằng đánh bắt cá ở Biển Hồ và khai thác lâm sản

+ Thủ công nghiệp: người dân Ăng-co rất khéo tay, giỏi nghề thủ công, làm đồ gốm, trang sức và xây đền

+ Thương nghiệp: việc trao đổi buôn bán đã có, nhưng chưa sử dụng tiền.

+ Sự phát triển kinh tế thời Ăng-co thu hút tập trung dân cư, hình thành nên một khu vực thịnh vượng ở bắc Biển hồ.

3. Văn hóa của vương quốc Cam-pu-chia

Câu hỏi trang 47 Lịch Sử lớp 7: Nêu một số nét tiêu biểu về văn hóa của vương quốc Cam-pu-chia

Trả lời:

Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Cam-pu-chia:

- Chữ viết: Từ thế kỉ XIV, chữ khơ-me dần thay thế chữ Phạn, niên giám hoàng gia được viết trên lá cọ.

- Văn học: các tác phẩm văn học dân gian, truyện thơ, sử thi phát triên khá phong phú, tiêu biểu như sử thi Riêm-kê (Reamker), Ja-ta-ca (Jataka), các bài kinh kể lại sự tích, tiền kiếp của đức phật…

- Tôn giáo: Đầu thế kỉ XIII, đạo Phật nhu nhập vào Cam-pu-chia thay thế Hin-đu giáo và chiếm ưu thế cho đến tận ngày nay.

- Công trình kiến trúc: nổi bật là công trình Ăng-co-Vát và Ăng-co-Thơm.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 47 Lịch Sử lớp 7: Nêu những biểu hiện và đánh giá sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ăng-co

Trả lời:

* Biểu hiện sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia

- Về chính trị:

+ Thời kì Ăng-co, các vị vua không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài.

+ Dưới thời Giay-a-vác-man VII (1181 - 1220), lãnh thổ mở rộng bao gồm cả vùng hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu sông Mê Công

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp là nghành kinh tế chủ yếu. Ngoài ra người dân còn sống bằng đánh bắt cá ở Biển Hồ và khai thác lâm sản

+ Thủ công nghiệp: người dân Ăng-co rất khéo tay, giỏi nghề thủ công, làm đồ gốm, trang sức và xây đền

+ Thương nghiệp: việc trao đổi buôn bán đã có, nhưng chưa sử dụng tiền.

+ Sự phát triển kinh tế thời Ăng-co thu hút tập trung dân cư, hình thành nên một khu vực thịnh vượng ở bắc Biển hồ.

- Về văn hóa: cư dân Cam-pu-chia đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết, văn học và kiến trúc - điêu khắc.

* Nhận xét:

- Thời kì Ăng-co được coi là thời kì phát triển thịnh trị, hoàng kim nhất trong lịch sử Cam-pu-chia thời trung đại

- Tuy nhiên, thời kì Ăng-co cũng là thời kì Cam-pu-chia tiến hành các cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ, xâm chiếm các quốc gia láng giềng.

Luyện tập 2 trang 47 Lịch Sử lớp 7: Vì sao các vua Cam-pu-chia rất chú ý đến công tác thủy lợi ?

Trả lời:

- Nông nghiệp là nhành kinh tế giữ vai trò chủ đạo ở Cam-pu-chia. Để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, ngoài các yếu tố về: đất đai màu mỡ; khí hậu thuận lợi và giống cây trồng tốt…, thì cũng cần đảm bảo yếu tố về nguồn nước dồi dào (ví dụ: ở Việt Nam có câu: nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống…). Do đó, các vua Cam-pu-chia rất chú ý đến công tác thủy lợi.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 3 trang 47 Lịch Sử lớp 7: Quan sát quốc kì của vương quốc Cam-pu-chia ngày nay, em hãy cho biết: Hình ảnh trong quốc kì lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nào của Cam-pu-chia thời kì Ăng-co?

Giải Lịch sử 7 Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia - Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Hình ảnh trong quốc kì Cam-pu-chia lấy ý tưởng từ Đền Ăng-co Vát.

- Chú ý: giải thích ý nghĩa biểu tượng, màu sắc trên quốc kì Cam-pu-chia:

+ Màu xanh trên quốc kỳ tượng trưng cho sự tự do, đoàn kết, tình nghĩa anh em, đồng thời tượng trưng cho nhà vua.

+ Màu đỏ biểu thị cho lòng dũng cảm.

+ Ăng-co Vát được biết đến là một trong những công trình tôn giáo lớn bậc nhất thế giới, tượng trưng cho lịch sử lâu đời và nền văn hóa rực rỡ của dân tộc Khơ-me. Hình Ăng-co Vát cũng biểu tượng cho sự thanh liêm, công lý.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia

1. Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia

- Năm 802, Giay-a-vác-man II lên ngôi vua, cũng cố sức mạnh, xây dựng kinh đô lùi về phía Tây bắc hồ Tôn-lê-sáp, lập ra triều đại Ăng-co.

- Cuối thế kỉ XIII, Ăng-co liên tục bị người Thái tấn công và cướp phá.

- Năm 1432, họ từ bỏ Ăng-co chuyển về địa bàn cư trú bờ Nam Biển Hồ => gọi là thời kì hậu Ăng-co.

2. Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co

- Chính trị:

+ Thời kì Ăng-co, các vị vua không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài.

+ Dưới thời Giay-a-vác-man VII ( 1181 - 1220) lãnh thổ mở rộng từ vùng hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu sông Mê Công.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, ngoài ra nghề đánh cá, khai thác lâm sản.

+ Cư dân Cam-pu-chia rất khéo tay, giỏi nghề thủ công, làm đồ gốm, trang sức,…

+ Sự phát triển kinh tế thời Ăng-co thu hút tập trung dân cư, hình thành nên một khu vực thịnh vượng ở bắc Biển hồ.

3. Văn hóa của vương quốc Cam-pu-chia

- Chữ viết: Từ thế kỉ XIV, chữ khơ-me dần thay thế chữ Phạn, niên giám hoàng gia được viết trên lá cọ.

- Văn học: Tác phẩm văn học dân gian, truyện thơ, sử thi Riêm-kê, Ja-ta-ca, các bài kinh kể lại sự tích, tiền kiếp của Đức Phật.

-Tôn giáo: Đầu thế kỉ XIII, đạo Phật nhu nhập vào Cam-pu-chia thay thế Hin-đu giáo và chiếm ưu thế cho đến tận ngày nay.

- Công trình kiến trúc: nổi bật là công trình Ăng-co-Vát và Ăng-co-Thơm.

Đền Ăng-co-Thom

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo hay, chi tiết khác:

Bài 13: Vương quốc Lào

Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)

Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia

1 6,405 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: