Giải Lịch sử 7 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Với soạn, giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI sách Chân Trời Sáng Tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch sử 7 Bài 11.

1 4,546 07/10/2024
Tải về


Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Câu hỏi mở đầu trang 42 Bài 11 Lịch Sử lớp 7: Nửa sau thế kỉ X, nhiều sự kiện lịch sử quan trọng đã xảy ra, đánh dấu lịch sử khu vực bước vào một thời kì mới - thời kì phát triển của chế độ phong kiến Đông Nam Á. Nhiều nhà sử học nhất trí rằng, thời kì này kéo dài đến nửa đầu thế kỉ XVI, khi các nước thực dân bắt đầu có mặt ở khu vực. Vậy, quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn này như thế nào? Những thành tựu văn hóa tiêu biểu đã đạt được là gì?

Trả lời:

- Quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á

+ Thế kỉ X, lịch sử khu vực được mở đầu bằng sự kiện nhà nước độc lập thống nhất của người Việt ra đời.

+ Các vương quốc ra đời trước thế kỉ X bước vào thời kì thống nhất và phát triển

+ Thế kỉ XIII đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

+ Đầu thế kỉ XV, vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập, trở thành vương quốc phát triển nhất Đông Nam Á

+ Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là thời kì phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực

- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu về văn hóa trên các lĩnh vực: tôn giáo, văn học, sử học, kiến trúc, điêu khắc.

1. Quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á

Câu hỏi trang 42 Lịch Sử lớp 7: Dựa vào lược đồ 11.1, 11.2 và thông tin trong bài, em hãy mô tả quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

Mô tả quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á

Trả lời:

- Thế kỉ X:

+ Lịch sử khu vực được mở đầu bằng sự kiện nhà nước độc lập thống nhất của người Việt ra đời.

+ Các vương quốc ở Đông Nam Á ra đời trước thế kỉ X bước vào thời kì thống nhất và phát triển

- Thế kỉ XIII đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

+ Đại Việt đánh bại cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên, bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ

+ Xuất hiện các quốc gia nói tiếng Thái như Su-khô-thay, A-út-thay-a… ở lưu vực sông Mê Nam

+ Vùng hải đảo, vương quốc Mô-giô-pa-hít ra đời và thống nhất phần lớn các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay.

- Đầu thế kỉ XV, vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập trên cơ sở phân liệt của Mô-giô-pa-hít. Trong gần một thế kỉ sau đó, Ma-lắc-ca là một vương quốc phát triển thịnh vượng ở Đông Nam Á.

- Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là thời kì phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực

+ Các quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp trù phú như: A-út-thay-a, Cam-pu-chia, Đại Việt

+ Các quốc gia mạnh về thương mại biển như: Mô-giô-pa-hit, Ma-lắc-ca…

2. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Câu hỏi trang 44 Lịch Sử lớp 7: Dựa vào thông tin trong bài và các tư liệu 11.5, 11.6, em hãy trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI và rút ra nhận xét.

Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á

Trả lời:

* Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á

- Tôn giáo:

+ Phật giáo phát triển rực rỡ ở vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma), Đại Việt, các vương quốc nói tiếng Thái và Cam-pu-chia

+ Thế kỉ XIII, Hồi giáo bắt đầu du nhập vào Đông Nam Á và trở thành quốc giáo của một số quốc gia vùng hải đảo.

- Chữ viết sớm xuất hiện, tạo cơ sở cho sự phát triển của văn học, sử học.

- Văn học, sử học có nhiều tác phẩm nổi tiếng như:

+ Đám cưới A-rơ-giu-na của nhà thơ Kan-va (người Java), thế kỉ XI.

+ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thế kỉ XIII

+ Sử thi Na-ga-ra-kri-ta-ga-ma của Mô-giô-pa-hit, thế kỉ XIV

+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (Đại Việt), thế kỉ XV

- Kiến trúc - điêu khắc:

+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long

+ Nhiều tác phẩm điêu khắc như điêu khắc gỗ của Đại Việt, điêu khắc đá của Cam-pu-chia hay những bức bích họa trên những ngôi chùa Pa-gan vào các thế kỉ XII - XIII, vẫn được xem là những kiệt tác nghệ thuật của khu vực và thế giới.

* Nhận xét:

- Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI, cư dân Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết, văn học, sử học và nghệ thuật

- Các thành tựu văn hóa đó đã phản ánh sự phát triển cao về trình độ tư duy, sự lao động miệt mài, sáng tạo và tài hoa của cư dân Đông Nam Á

- Các thành tựu văn hóa của nhân dân Đông Nam Á đã có đóng góp lớn cho kho tàng văn minh nhân loại và nhiều thành tựu vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Ví dụ:

+ Hiện nay, các công trình: Đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom (ở Cam-pu-chia); Hoàng thành Thăng Long; Thánh địa Mỹ Sơn (ở Việt Nam)… là những địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

+ Các tác phẩm văn học, sử học vẫn còn nhiều giá trị.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 44 Lịch Sử lớp 7: Tại sao thế kỉ XIII là một mốc quan trọng trong giai đoạn lịch sử Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

- Thế kỉ XIII là một mốc quan trọng trong giai đoạn lịch sử Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI vì: ở thế kỉ XIII, bản đồ khu vực Đông Nam Á đã có sự thay đổi căn bản, hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều bước vào thời kì thống nhất và phát triển rực rỡ. Cụ thể là:

+ Đại Việt chặn đứng cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên, bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ

+ Ở lưu vực sông Mê Nam, xuất hiện các quốc gia nói tiếng Thái như Su-khô-thay, A-út-thay-a…

+ Ở vùng hải đảo, vương quốc Mô-giô-pa-hít ra đời và thống nhất

Luyện tập 2 trang 44 Lịch Sử lớp 7: Tìm hiểu từ sách báo và internet một thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia Đông Nam Á thời kì này mà em ấn tượng nhất và giới thiệu thành tựu đó.

Trả lời:

(*) Giới thiệu về: Hoàng thành Thăng Long (Việt Nam)

Giải Lịch sử 7 Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI - Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 1)

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long

- Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử Thăng Long - Hà Nội, phản ánh tiến trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam từ thời Bắc thuộc cho đến ngày nay.

- Quần thể kiến trúc Hoàng thành Thăng Long được xây dựng trải qua nhiều giai đoạn và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích ở Việt Nam.

- Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội bao gồm Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Khu di tích Thành cổ Hà Nội.

+ Tại Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đã phát hiện dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc cổ, cùng nhiều hiện vật có giá trị

+ Khu di tích Thành cổ Hà Nội là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử và khảo cổ học tiêu biểu như: Điện Kính Thiên, Cửa Bắc, Tường bao, Tám cổng hành cùng thời Nguyễn, Cột cở Hà Nội, Hậu Lầu, Đoan Môn, Di tích Nhà và hầm D67,...

- Năm 2010, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hoá thế giới.

Vận dụng 3 trang 44 Lịch Sử lớp 7: Kể tên các quốc gia trong giai đoạn từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là tiền thân của các quốc gia Đông Nam Á ngày nay.

Trả lời:

- Đại Việt là tiền thân của Việt Nam

- Cam-pu-chia là tiền thân của Cam-pu-chia

- A-út-thay-a là tiền thân của Thái Lan

- Ma-lắc-ca là tiền thân của Ma-lai-xi-a

- Sri Vi-giay-a và Mô-giô-pa-hit là tiền thân của In-đô-nê-xi-a

- Pa-gan và Tôn-gu là tiền thân của Mi-an-ma.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

1. Quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á

- Thế kỉ X, nhà nước độc lập thống nhất của người Việt được thành lập. Các vương quốc ra đời trước thế kỉ X: Cam-pu-chia, Pa-gan, Sri Vi-giay-a bước vào thời kì thống nhất và phát triển.

- Thế kỉ XIII đặt dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á:

+ Đại Việt chặn đứng được cuộc xâm lược quân Mông - Nguyên và bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ.

+ Xuất hiện các quốc gia nói tiếng Thái, như: Su-khô-thây, A-út-thay-a… ở lưu vực sông Mê Nam.

+ Vùng Hải đảo vương quốc Mô-giô-pa-hit ra đời và thống nhất phần lớn các đảo thuộc In-đô-nê-si-a.

- Đầu thế kỉ XV, Vương quốc Ma-lắc-ca thành lập trên cơ sở phân liệt của Mô-giô-pa-hit và sau đó nhanh chóng phát triển thịnh vượng.

- Nửa sau thế kỉ X - XVI, là thời kì phát triển thịnh vượng nền kinh tế khu vực.

2. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Tôn giáo:

+ Phật giáo phát triển rực rỡ ở vương quốc Pa-gan, Đại Việt, các quốc gia nói tiếng Thái, Cam-pu-chia.

+ Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á và trở thành Quốc giáo của nhiều vương quốc hải đảo.

- Chữ viết: Xuất hiện sớm tạo cơ sở cho sự phát triển của văn học, sử học.

- Văn học: Nhiều tác phẩm nổi tiếng: Đám cưới A-rơ-giu-na của nhà thơ người Ja-va, kan-va, thế kỉ XI, Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, thế kỉ XIII, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, thế kỉ XV.

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:

+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long.

+ Nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ của Đại Việt, điêu khắc đá của Cam-pu-chia, bức bích họa màu sắc rực rỡ trên ngôi chùa Pa-gan vào thế kỉ XII -XIII.

Kinh đô chùa Pa-gan (Mi-an-ma)

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo hay, chi tiết khác:

Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia

Bài 13: Vương quốc Lào

Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)

Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

1 4,546 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: