Giải Lịch sử 7 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Với soạn, giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX sách Chân Trời Sáng Tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch sử 7 Bài 7.

1 88,965 31/10/2024
Tải về


Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Video giải Lịch sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Câu hỏi mở đầu trang 30 Bài 7 Lịch Sử lớp 7: Trên nền tảng những thành tựu rực rỡ của văn hóa thời cổ đại, từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, văn hóa Tung Quốc tiếp tục phát triển và đạt đến đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực. Vậy đó là những thành tựu gì? Trên những lĩnh vực nào? Thành tựu nào có ảnh hưởng tới sự phát triển của văn minh nhân loại?

Trả lời:

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, văn hóa Trung Quốc tiếp tục phát triển và đạt đến đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực như: Tôn giáo, văn học, sử học, kiến trúc, điêu khắc, hội họa.

- Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của văn minh nhân loại.

1. Nho giáo

Câu hỏi trang 30 Lịch Sử lớp 7: Nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo.Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc?

Trả lời:

- Nội dung cơ bản của Nho giáo:

+ Chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.

+ Duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo Tam cương, Ngũ thường

+ Phụ nữ phải tuân theo Tam tòng - tứ đức.

- Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức chính thống ở Trung Quốc thời phong kiến, vì: quan điểm của Nho giáo phù hợp với lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị.

2. Văn học, sử học

Câu hỏi trang 31 Lịch Sử lớp 7:

- Hãy kể tên ba tác giả tiêu biểu của thơ Đường và “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc.

- Hãy nêu các thành tựu tiêu biểu của sử học Trung Quốc thời phong kiến

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Ba tác giả tiêu biểu của thơ Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị

- “Tứ đại danh tác” của Trung Quốc gồm:

+ Thủy Hử (tác giả: Thi Nại Am)

+ Tam quốc diễn nghĩa (tác giả: La Quán Trung)

+ Tây Du Kí (tác giả: Ngô Thừa Ân)

+ Hồng lâu mộng (tác giả: Tào Tuyết Cần)

Yêu cầu số 2: thành tựu tiêu biểu của sử học Trung Quốc thời phong kiến

- Dưới thời phong kiến Trung Quốc có nhiều tác phẩm lịch sử nổi tiếng như: Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử…

- Thời Minh - Thanh còn có những bộ bách khoa đồ sộ, trong đó đáng kể là Vĩnh Lạc đại điển và Tứ khố toàn thư.

3. Kiến trúc, điêu khắc, hội họa

Câu hỏi trang 31 Lịch Sử lớp 7: Kể tên các thành tự tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến và nêu nhận xét của em về những thành tựu đó. Quan sát thêm các tư liệu 7.2 và 7.3 cho câu trả lời của em.

Kể tên các thành tự tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến

Trả lời:

* Các thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến:

- Nghệ thuật kiến trúc có 3 loại hình:

+ Kiến trúc cung điện. Tiêu biểu là: Tử Cấm Thành; Viên Minh viên; Di Hòa viên..

+ Kiến trúc tôn giáo. Tiêu biểu là: chùa Thiếu Lâm; chùa Bạch Mã; chùa Nam Sơn…

+ Kiến trúc lăng tẩm. Tiêu biểu là: Thập tam lăng; lăng Ly Sơn…

- Nghệ thuật điêu khắc: phong phú về đề tài và chất liệu

- Hội họa: nổi tiếng nhất là tranh thủy mặc

* Nhận xét:

- Nghệ thuật của Trung Quốc thời kì phong kiến đã đạt đến trình độ đỉnh cao, với phong cách độc đáo cả về kiến trúc, điêu khắc và hội họa

- Nghệ thuật của Trung Quốc có ảnh hưởng nhất định đến các nước Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên…

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 32 Lịch Sử lớp 7: Lập và hoàn thành bảng thống kê các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc theo mẫu dưới đây:

Giải Lịch sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX - Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Nhận xét

Tư tưởng

- Nho giáo

- Là hệ tư tưởng chính thống, chi phối xã hội Trung Quốc thời phong kiến

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực khác, ví dụ: khoa cử, văn học…

- Có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia khác, như: Việt Nam, Nhật Bản…

Văn học, sử học

- Văn học đa dạng, phong phú

- Sử học phát triển, có nhiều bộ sử lớn

- Văn học, sử học phát triển mạnh mẽ, có đóng góp lớn cho nền văn minh nhân loại.

- Có ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa của nhiều quốc gia như: Việt Nam, Nhật Bản…

Nghệ thuật

- 3 loại hình kiến trúc: cung điện, kiến trúc tôn giáo và lăng tẩm

- Nghệ thuật điêu khắc phong phú.

- Tranh thủy mặc.

- Nghệ thuật của Trung Quốc thời kì phong kiến đã đạt đến trình độ đỉnh cao, độc đáo.

- Có đóng góp lớn cho nền văn minh nhân loại.

- Nhiều công trình kiến trúc - điêu khắc còn tồn tại đến ngày nay, trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn.

Vận dụng 2 trang 32 Lịch Sử lớp 7: Em hãy tìm hiểu một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến mà em yêu thích.

Trả lời:

Một số công trình kiến trúc thời phong kiến của Trung Quốc mà em thích như:

- Tử Cấm Thành

+ Là một cung điện hoàng gia được xây dựng vào đầu thế kỉ XV, dưới thời Minh, với tổng diện tích khoảng 720.000 mét vuông, tọa lạc tại Đông Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc.

+ Toàn bộ công trình có 9.999 căn phòng, gắn với quan niệm Thiên Tử là con Trời v à chỉ ở Thiên cung mới có 10.000 phòng

+ Năm 1987, Tử Cấm Thành được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới

+ Ngày nay, nơi đây là điểm du lịch không thể không đến ở Bắc Kinh.

- Vạn lý Trường Thành:

+ Công trình này được xây dựng trong suốt hơn 2.000 năm ở biên giới phía bắc của Trung Quốc thời phong kiến, với nhiều lớp tường thành song song với nhau.

+ Tổng chiều dài của Vạn lý Trường Thành là hơn 21.000km, dài hơn một nửa chu vi Trái đất, với chiều cao trung bình 7,8 mét.

+ Năm 1897, Vạn lý trường thành được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

1. Nho Giáo

- Từ thời Hán, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

- Chủ trương: Dùng đạo đức để cai trị và tôn ti trật tự xã hội

- Thời Đường việc tổ chức khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội dung trong các sách đạo Nho => vị trí Nho Giáo ngày càng vững chắc trong xã hội Trung Quốc.

Khổng Tử và các học trò (tranh vẽ thời Tống)

2. Văn học, sử học

- Văn học:

+ Đạt được nhiều thành tựu trên các thể loại: thơ, từ, phú, kịch,…

+ Thơ Đường được coi là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc có giá trị về nghệ thuật và hiện thực: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,..

+ Thời Nguyên, tiểu thuyết ra đời và đạt đỉnh cao dưới thời Minh – Thanh, tiêu biểu là Thủy Hử ( Thi Nại Am), Tam Quốc Diễn Nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cầm).

Nhà thơ Lý Bạch (tranh vẽ)

- Sử học:

+ Ngoài bộ Sử kí của Tư Mã Thiên thời Hán, các triều đại khác đã biên soạn nhiều tác phẩm khác như: Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử,…

+ Thời Minh - Thanh có những bộ bách khoa đồ sợ như Vĩnh lạc đại điển và Tứ khố toàn thư.

3. Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

- Kiến trúc: Có 3 loại hình:

+ Kiến trúc cung điện, ví dụ: Tử Cấm Thành…

+ Kiến trúc lăng tẩm, ví dụ: Thập Tam Lăng…

+ Kiến trúc tôn giáo, ví dụ: chùa Thiên Ninh, chùa Thiếu Lâm

- Điêu khắc: Phong phú về đề tài và chất liệu, tiêu biểu nhất là: tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, tượng Phật trên núi Lạc Sơn….

- Hội họa: nổi tiếng là tranh thủy mặc (vẽ bằng mực tàu), nghệ thuật vẽ tranh họa pháp kết hợp với nghệ thuật viết chữ thư pháp.

Tranh thủy mặc

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo hay, chi tiết khác:

Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Bài 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li

Bài 10: Đế quốc Mô-gôn

Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia

Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

1 88,965 31/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: