Giải GDQP 10 Bài 6 (Cánh diều): Một số hiểu biết về an ninh mạng

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 10 Bài 6.

1 7,328 23/09/2023
Tải về


Giải bài tập GDQP 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Khởi động trang 35 GDQP 10: Vì muốn trêu đùa bạn bè cùng lớp nhân ngày Cá tháng Tư, Kiên định vào mạng internet tải văn bản cho phép học sinh nghỉ học từ năm học trước để phòng dịch Covid-19, sau đó sẽ sửa thời gian ban hành để học sinh được nghỉ học trong những ngày sắp tới và đăng lên mạng xã hội.

Theo em, trò đùa của bạn Kiên nếu thực hiện có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em, trò đùa của Kiên nếu thực hiện thì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

- Vì khi Kiên làm như thế thì Kiên đã tung tin đồn sai sự thật, và nếu các bạn không biết các bạn tin và chia sẻ cho các bạn khác biết thì hậu quả rất lớn.

I. Một số khái niệm về mạng, an ninh mạng

Khám phá trang 35 GDQP 10: Bạn An nêu: “Mạng là hệ thống các máy tính được kết nối với nhau qua đường truyền tin để có thể trao đổi và dùng chung chương trình dữ liệu. An ninh mạng là bảo đảm cho mạng luôn trật tự, an toàn, không rối loạn” Em có đồng ý với bạn An không? Vì sao?

Trả lời:

- Ý kiến của bạn An đúng, nhưng chưa đầy đủ về khái niệm an ninh mạng.

- Vì: an ninh mạng được hiểu là: là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Luyện tập 1 trang 36 GDQP 10: Trường hợp nào sau đây được xác định là không gian mạng?

a) Các máy tính trong một phòng tin học được kết nối với máy chủ.

b) Một máy tính độc lập kết nối với máy in và máy chiếu.

c) Một máy tính kết nối với một điện thoại thông minh có kết nối internet.

Trả lời:

Các trường hợp xác định là không gian mạng là:

a) Các máy tính trong một phòng tin học được kết nối với máy chủ.

c) Một máy tính kết nối với một điện thoại thông minh có kết nối internet.

Luyện tập 2 trang 36 GDQP 10: Website của một hãng hàng không Việt Nam có đường bay đến nhiều nước trên thế giới bị tin tặc tấn công làm thay đổi giao diện, dữ liệu của khách đi máy bay bị thu nhập, phát tán; thông tin của hãng bị xuyên tạc.

Theo em, sự việc trên có ảnh hưởng đến an ninh mạng không? Vì sao?

Trả lời:

- Sự việc trên có ảnh hưởng đến an ninh mạng.

- Vì tin tặc đã tấn công làm thay đổi giao diện, dữ liệu của khách đi máy bay bị thu thập, phát tán, thông tin bị xuyên tạc như vậy là gây hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

II. Nội dung cơ bản của luật an ninh mạng

Khám phá trang 36 GDQP 10: Theo em, những hành vi nào bị nghiêm cấm về an ninh mạng?

Trả lời:

* Những hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng là:

a) Sử dụng không gian mạng để:

- Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo,... chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;...

- Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng các nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Thực hiện các hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội.

- Chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc qua mạng internet.

- Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội hoặc hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

b) Thực hiện tấn công mạng

c) Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lí và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử.

Luyện tập trang 37 GDQP 10: Các hành vi nào trong các tình huống sau bị nghiêm cấm về an ninh mạng? Các hành vi đó gây ra hậu quả gì?

Tình huống 1. Do thích phiêu lưu, mạo hiểm, Hưng xâm phạm vào một tài khoản trên trang mạng xã hội và thay ảnh đại diện bằng hình ảnh một thành viên của tổ chức khủng bố. Sau đó, Hưng soạn nội dung kích động và chia sẻ lên dòng trạng thái của tài khoản đó.

Tình huống 2. Bạn Phương tải về máy tính một trò chơi trực tuyến và tổ chức cho một nhóm bạn cùng chơi. Tải trò chơi này thực hiện bằng cách dùng thẻ cào điện thoại mua tiền ảo, khi thắng cuộc được đổi từ tiền ảo sang tiền thật.

Trả lời:

* Trong tình huống 1:

- Hành vi vi phạm:

+ Xâm phạm vào một tài khoản trên trang mạng xã hội và thay ảnh đại diện bằng hình ảnh một thành viên của tổ chức khủng bố

+ Soạn nội dung kích động và chia sẻ lên dòng trạng thái của tài khoản đó.

- Hậu quả: đăng tải, phát tán thông tin sai trái trên không gian mạng, gây kích động bạo loạn phá rối an ninh, bịa đặt sai sự thật, gây hoang mang cho mọi người.

(*) Trong tình huống 2:

- Hành vi vi phạm: phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán (thông qua việc: phương tổ chức cho các bạn cùng chơi trò chơi, dùng thẻ cào điện thoại để mua tiền ảo; đổi tiền ảo sang tiền thật).

- Hậu quả:

+ Máy tính của Phương dễ bị Vi-rút xâm nhập và dễ bị đánh cắp các thông tin cá nhân

+ Các bạn của Phương dễ bị sa ngã và thiệt hại về kinh tế khi chơi trò chơi này

Khám phá trang 37 GDQP 10: Theo em, trẻ em được hưởng lợi và được làm những gì trên không gian mạng?

Trả lời:

- Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ kín bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.

Khám phá trang 38 GDQP 10: Trách nhiệm của bản thân, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng là gì?

Trả lời:

- Trách nhiệm của bản thân, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng là:

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng.

+ Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng.

+ Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ an ninh mạng, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

+ Thực hiện Quy tắc ứng xử chung áp dụng cho các hành vi của các tổ chức, cá nhân trên mạng xã hội.

Luyện tập trang 38 GDQP 10: Là học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ an ninh mạng?

Trả lời:

- Là học sinh, em cần:

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng;

+ Cung cấp các thông tin có liên quan để bảo vệ an ninh mạng;

+ Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;

+ Tuân thủ pháp luật Việt Nam;

+ Có hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

III. Bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng

Khám phá trang 38 GDQP 10: Theo em, thông tin cá nhân gồm những gì? Việc chia sẻ thông tin cá nhân lên không gian mạng có an toàn không? Vì sao?

Trả lời:

- Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính của một cá nhân, bao gồm ít nhất một nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân, sổ hộ chiếu…

- Việc chia sẻ thông tin cá nhân lên không gian mạng không an toàn vì có thể sẽ bị tin tặc hack và lợi dụng thông tin cá nhân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Luyện tập 1 trang 39 GDQP 10:  Em đã làm gì để bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng?

Trả lời:

 Những biện pháp em đã làm để bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng:

+ Đặt mật khẩu có tính bảo mật cao, xác thực nhiều lớp

+ Không đăng tải các thông tin cá nhân lên mạng xã hội

+ Không truy cập vào các trang web không chính thống.

+ Sử dụng phần mềm chống Virut có bản quyền

+ Đăng xuất tài khoản zalo, facebook, gmail… sau khi dùng xong

Luyện tập 2 trang 39 GDQP 10: Bác Thanh nhờ em tạo tài khoản mạng xã hội với mật khẩu là ngày sinh của bác Thanh cho dễ nhớ. Em sẽ giải quyết như thế nào?

Trả lời:

- Trong trường hợp này, em sẽ:

+ Giải thích cho bác biết việc: đặt mật khẩu dễ nhớ (ngày tháng năm sinh) sẽ dễ bị kẻ xấu suy đoán ra, đánh cắp mật khẩu và từ đó bác sẽ bị lộ nhiều thông tin cá nhân

+ Khuyên bác Thanh nên đặt mật khẩu có tính bảo mật cao hơn, phức tạp hơn. Ví dụ: mật khẩu sử dụng nhiều kí tự, trong đó kết hợp giữa kĩ tự chữ, số, kí tự đặc biệt

+ Khi đặt mật khẩu có tính bảo mật cao, bác Thanh có thể ghi lại mật khẩu đó trong 1 cuốn sổ cá nhân (tại nhà) để đề phòng khi nào không nhớ, bác có thể mở ra xem lại.

Luyện tập 3 trang 39 GDQP 10: Trong một số hoạt động sau đây, hoạt động nào không dùng để bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng? Vì sao?

a, Đặt mật khẩu cá nhân mạnh.

b, Dùng mạng wifi công cộng để giao dịch tài chính với thẻ tín dụng.

c, Đăng xuất tài khoản khi đã dùng xong.

d, Dùng trang web có giao thức “https”.

e, Sử dụng phần mềm chống virus.

g, Kiểm tra, xác minh trước khi mở các thư điện tử.

h, Kiểm tra địa chỉ web trên trình duyệt.

i, Kiểm tra lỗi chính tả trên website.

Trả lời:

Hoạt động không dùng để bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng là hoạt động c. Vì nếu dùng wifi công cộng để giao dịch khả năng bị tin tặc xâm nhập và đánh cắp thông tin rất cao.

Vận dụng trang 39 GDQP 10: Em hãy trình bày trước lớp một trong hai chủ đề sau:

Chủ đề 1. Lợi ích và một số mối nguy hại trên không gian mạng đối với trẻ em.

Chủ đề 2. Những điều học sinh cần biết về an ninh mạng.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo chủ đề 1: Lợi ích và một số mối nguy hại trên không gian mạng với trẻ em

- Một số lợi ích đối với trẻ em trên không gian mạng

+ Dễ dàng tra cứu, tìm kiếm thông tin để phục vụ cho hoạt động học tập, giải trí

+ Trao đổi, tương tác, kết nối với bạn bè và người thân

+ Học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.

+ Bày tỏ quan điểm, suy nghĩ bản thân về các vấn đề.

- Một số nguy hại đối với trẻ em trên không gian mạng:

+ Lãng phí thời gian và xao nhãng học tập

+ Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm khi tiếp cận với nhiều thông tin tiêu cực

+ Bị đánh cắp thông tin cá nhân

+ Bị xâm phạm, tấn công trên không gian mạng (ví dụ: bị xúc phạm, miệt thị, bị đe dọa…)

+ Xa rời tình cảm thật, sự tương tác trực tiếp giữa người thân – bạn bè không được coi trọng mà mọi người bị lệ thuộc vào máy tính, điện thoại thông minh…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

(*) Bài tham khảo chủ đề 2. Những điều học sinh cần biết về an ninh mạng:

+ Hiểu và nêu được một số khái niệm cơ bản về mạng, an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường không gian mạng.

+ Cần hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của việc ban hành Luật An ninh mạng

+ Biết được những hành vi bị cấm trên không gian mạng được quy định trong Luật An ninh mạng (năm 2018)

+ Một số biện pháp bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 1: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân

Bài 2: Đội ngũ từng người không có súng

Bài 3: Đội ngũ tiểu đội

Bài 4: Các tư thế, động tác vận động trong chiến đấu

Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóc học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

1 7,328 23/09/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: