Giải GDQP 10 Bài 4 (Cánh diều): Các tư thế, động tác vận động trong chiến đấu

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Bài 4: Các tư thế, động tác vận động trong chiến đấu sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 10 Bài 4.

1 1,354 23/09/2023
Tải về


Giải bài tập GDQP 10 Bài 4: Các tư thế, động tác vận động trong chiến đấu

Khởi động trang 64 SGK GDQP 10: Điều lệ Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông quy định quy các tư thế động tác cơ bản vận động trong chiến đấu là một trong các nội dung thi hội thao.

Theo em, các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu gồm các động tác nào? Em hãy nêu ý nghĩa của các động tác này.

Trả lời:

- Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu gồm: Đi khom cao, đi khom thấp; Chạy khom; Bò; Lê; Trườn; Vọt tiến, dừng lại

- Ý nghĩa: các tư thế, động tác cơ bản trong chiến đấu giúp người chiến sĩ biết lợi dụng địa hình, địa vật, đồng thời quan sát nắm chắc tình hình, nhanh chóng tiếp cận mục tiêu, tiêu diệt địch, bảo vệ mình, tránh được thương vong trong chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

II. Đi khom cao, đi khom thấp, chạy khom

Khám phá trang 64 GDQP 10: Theo em, các động tác đi khom cao, đi khom thấp và chạy khom vận dụng ở những trường hợp nào chiến đấu?

Trả lời:

- Đi khom cao vận dụng khi ta còn cách tương đổi xa địch,   địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối, trời mưa, sương mù, địch khó phát hiện.

- Đi khom thấp vận dụng khi ta ở tương đối gần địch, nơi địa hình có vật che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực.

- Chạy khom vận dụng khi vượt qua địa hình trống trải trong tầm nhìn của địch hoặc tránh bom đạn của chúng.

III. Bò cao hai chân một tay, bò cao hai chân hai tay

Khám phá trang 65 GDQP 10: Theo em, động tác bò cao hai chân một tay, bò cao hai tay hai chân vận dụng ở các trường hợp nào trong chiến đấu?

Trả lời:

- Động tác bò cao hai chân một tay, bò cao hai tay hai chân vận dụng ở các trường hợp:

+ Nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tự thể người ngồi

+ Vận động qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động

+ Khi cần dùng tay dò gỡ mìn.

IV. Lê cao, lê thấp

Khám phá trang 67 GDQP 10: Theo em, động tác lê, cao, lê thấp thường vận dụng ở trường hợp nào trong chiến đấu?

Trả lời:

- Lê cao thường vận dụng khi ta ở gần địch, địa hình có vật che khuất che đỡ cao hơn tư thể người ngồi, cần thụ hẹp tiết diện cơ thể, vận động nhẹ nhàng

- Lê thấp thường vận dụng khi ta ở gần địch, địa hình có vật che đỡ, che khuất cao hơn tư thể người nằm, cần thụ hẹp tiết diện cơ thể, vận động nhẹ nhàng

V. Trường ở địa hình bằng phẳng, trường ở địa hình mấp mô

Khám phá trang 67 GDQP 10: Theo em, động tác trườn thường vận dụng ở trường hợp nào trong chiến đấu?

Trả lời:

- Động tác trườn trường vận dụng trong trường hợp gần địch cần hạ thấp thân người khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hoả lực địch bắn thẳng.

VI. Vọt tiến, đứng lại

Khám phá trang 68 GDQP 10: Theo em, động tác vọt tiến, dừng lại thường được vận dụng ở trường hợp nào trong chiến đấu?

Trả lời:

- Động tác vượt tiến, dừng lại thường được vận dụng trong trường hợp:

+ Ở gần sát địch, cần hạ thấp thân người

+ Khi cần vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hoả lực địch bắn thẳng.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóc học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Bài 2: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Bài 3: Ma túy và tác hại của ma túy

1 1,354 23/09/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: