Giải GDQP 10 Bài 3 (Cánh diều): Ma túy và tác hại của ma túy
Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Bài 3: Ma túy và tác hại của ma túy sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 10 Bài 3.
Giải bài tập GDQP 10 Bài 3: Ma túy và tác hại của ma túy
Trả lời:
- Nội dung bạn Hoa có thể tuyên truyền là:
+ Khái niệm về ma túy và các loại ma túy phổ biến
+ Con đường dẫn đến nghiện ma túy và những biểu hiện của người nghiện ma túy
+ Tác hại của ma túy đối với bản thân người nghiện, gia đình có người nghiện và đối với xã hội.
+ Những quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy
+ Một số giải pháp phòng, chống tệ nạn ma túy và các phương pháp cai nghiện phổ biến
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
I. Quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy
Trả lời:
- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần, được quy định trong danh mục chất ma tuý do Chính phủ ban hành.
- Những loại cây có chứa chất ma tuý là: cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định.
- Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
Trả lời:
Bạn An không tham gia xét nghiệm là vi phạm pháp luật. Vì theo pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi: chống đối hoặc cản trở việc xét nghiệp chất ma túy trong co thể, xác định tình trạng nghiện ma túy.
Khám phá 2 trang 19 GDQP 10: Theo em các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng chống ma túy?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Bạn An không tham gia xét nghiệm là vi phạm pháp luật. Vì pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi: chống đối hoặc cản trở việc xét nghiệp chất ma túy trong co thể, xác định tình trạng nghiện ma túy.
Yêu cầu số 2: các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống ma túy
- Trồng cây có chứa chất ma tuý, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma tuý
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi trái phép chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
- Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
- Hỗ trợ việc vận chuyển trái phép chất ma túy.
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển dụng cụ dùng để sản xuất hoặc sử dụng chất ma túy.
- Hướng dẫn sử dụng, quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.
- Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma tuý; cản trở người tham gia phòng, chống ma túy
Khám phá trang 19 GDQP 10: Theo em cá nhân, gia đình cần phải làm gì để phòng chống ma túy?
Trả lời:
- Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy:
+ Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật
+ Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma tuý, tiền chất.
+ Hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn
+ Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma tuý và việc trồng cây có chứa chất ma tuý cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Luyện tập trang 20 GDQP 10: Trong các tình huống sau có những hành vi nào vi phạm pháp luật? vì sao?
Tình huống 2: Sáng nay cô H được bác hàng xóm nhờ chuyển một gói hàng đã niêm phong cho một tài xế xe tải ở thị trấn. Vì vội đi làm nên cô cũng không hỏi là hàng gì. Mấy hôm sau cô H thấy báo chí đưa tin công an vừa phát hiện một vụ vận chuyển trái phép chất ma túy, ảnh chụp tang vật chính là gói hàng mà bác hàng xóm đã nhờ cô chuyển cho tài xế xe tải.
Trả lời:
- Tình huống 1:
+ Hành vi vi phạm pháp luật là: Trồng cây thuốc phiện, sử dụng thuốc phiện
+ Vì: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc trồng các loại cây có chứa chất ma túy; nghiêm cấm việc sử dụng chất ma túy.
=> Hướng giải quyết: G nên khuyên bố mẹ không nên trồng cây thuốc phiện đồng thời tự giác trình báo thông tin tới cơ quan công an.
- Tình huống 2:
+ Hành vi vi phạm: tàng trữ chất ma túy của hàng xóm cô H; hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy của cô H và người tài xế xe tải.
+ Vì: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy…
=> Hướng giải quyết: cô H cần tự giác báo thông tin tới cơ quan công an để bản thân được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, đồng thời giúp cơ quan công an nhanh chóng bắt triệt phá được đường dây mua bán, vận chuyển trái pháp chất ma túy.
II. Tác hại của ma túy và hình thức, con đường gây nghiện ma túy
- Tác hại đối với bản thân bạn A
+ Bị tổn hại về sức khoẻ thể chất và tinh thần.
+ A có thể có những hành động nguy hiểm cho bản thân, cộng đồng và những hành vi vi phạm đạo đức xã hội, pháp luật.
+ Bạn A sẽ có xu hướng sống khép minh, thu mình, ngại tiếp xúc, hay cáu gắt… từ đó dễ dẫn đến sự tan vỡ, rạn nứt các mối quan hệ giữa A và người thân, bạn bè…
- Tác hại đối với gia đình A:
+ Gây tổn hại về kinh tế, hạnh phúc gia đình
+ Khiến mọi người thân trong gia đình luôn sống trong tâm lí căng thẳng, lo lắng.
- Tác hại đối với xã hội:
+ Lực lượng lao động của gia đình và xã hội bị suy giảm dẫn đến thu nhập quốc dân giảm chi phí dự phòng và chăm sóc y tế tăng.
+ Tổn thất ngân sách Nhà nước do phải chi trả cho tại một cơ sở cai nghiện ma tuý công tác phòng, chống ma tuý
+ Phát sinh tệ nạn xã hội và những vấn đề xã hội phức tạp khác như cờ bạc, mại dâm, đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng,...
Trả lời:
- Quá trình nghiện ma túy thường trải qua các giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: sử dụng ma túy (sử dụng lần đầu tiên => sử dụng thi thoảng => sử dụng thường xuyên)
+ Giai đoạn 2: Lạm dụng ma túy (sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn được quy định)
+ Giai đoạn 3: Lệ thuộc ma túy.
Trả lời:
- Một số nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy:
+ Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, tò mò, thích chơi trội, thể hiện bản thân có lối sống buông thả, thực dụng, đua đòi, hưởng thụ, bản lĩnh kém, bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, lười lao động.
+ Do công tác tuyên truyền về tác hại của ma tuý chưa thực sự phát huy tác dụng; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa hiệu quả
- Nguyên nhân chính là những nguyên nhân xuất phát từ yếu tố chủ quan, như: thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, tò mò, thích chơi trội, thể hiện bản thân có lối sống buông thả, thực dụng, đua đòi, hưởng thụ, bản lĩnh kém, bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, lười lao động
Trả lời:
- Nếu em là bạn Q, để ngăn cản bạn K em sẽ:
+ Khuyên ngăn, giải thích cho bạn K đây là những chất gây hưng phấn, kích thích thần kinh, tạo cảm giác mê man, gây nảy sinh ảo giác.... Nếu dùng nhiều lần sẽ gây nghiện, lệ thuộc vào thuốc và sẽ bị tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, tinh thần, kinh tế...
+ Nếu K vẫn không nghe và kiên quyết mua về dùng thử, em sẽ trình báo ngay cho gia đình bạn K và thầy cô giáo để họ có cách khuyên răn, bảo ban bạn K
Trả lời:
- Tuy ngáp vặt, ngủ gật, toát mồ hôi, học lực giảm… là những biểu hiện giống với nghiện ma túy nhưng chúng ta không thể vội vàng kết luận bạn bị nghiện ma túy.
- Để biết chính xác xem bạn có bị nghiện hay không thì chúng ta cần tiến hành xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính với ma túy thì mới có thể kết luận bạn học sinh ấy nghiện ma túy.
III. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy
Trả lời:
- Những việc học sinh cần làm và không được làm để phòng chống ma túy
+ Nghiêm túc thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh do nhà trường học sinh cần làm và không tổ chức.
+ Không vi phạm quy định về các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Phòng, chống ma tuý.
+ Tích cực thực hiện các biện pháp ngăn chặn học sinh vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý do nhà trường phối hợp với gia đình, cơ quan và chính quyền địa phương tổ chức, tuyệt đối không sử dụng chất ma tuý, dù chỉ một lần và dưới bất kì hình thức nào.
+ Tham gia xét nghiệm chất ma tuý trong cơ thể do nhà trường phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức.
+ Tích cực, chủ động tuyên truyền, vận động người thân, gia đình, cộng đồng nơi cư trú thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý, chủ động phát hiện, tố giác người thân và những người xung quanh có hành vi vi phạm phát về phòng, chống ma tuý.
Trả lời:
- Hành vi vi phạm pháp luật trong tình huống trên là:
+ Mua bán trái phép chất ma túy của H
+ Chứa chấp, hỗ trợ việc mua bán trái phép chất ma túy của T.
Vận dụng trang 23 GDQP 10: Hãy xây dựng và trình bày trước lớp một trong hai nội dung sau:
Chủ đề 1: Báo cáo về chủ đề “ chúng em nói không với ma túy học đường”.
Chủ đề 2: Kế hoạch tuyên truyền vận động mọi người ở cộng đồng nơi em ở về phòng chống ma túy.
Dựa vào những gợi ý sau để xây dựng và trình bày các nội dung:
Chủ đề 1: Báo cáo về chủ đề “ chúng em nói không với ma túy học đường”.
- Ma túy là gì?
- Nghiện ma túy là gì?
- Nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất ma tuý?
- Tác hại của nghiện ma túy?
- Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy?
- Học sinh phải làm gì để ngăn chặn và phòng tránh ma túy?
Chủ đề 2: Kế hoạch tuyên truyền vận động mọi người ở cộng đồng nơi em ở về phòng chống ma túy.
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho quần chúng nhân dân hiểu rõ những hành vi mà Luật phòng, chống ma túy nghiêm cấm
- Gia đình là tế bào của xã hội có vai trò quan trọng, quyết định trong công tác phòng, chống ma túy
- Tổ chức cho người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy khai báo về tình trạng nghiện ma túy và đăng ký hình thức cai nghiện.
- Phát hiện, cung cấp nhanh các thông tin về tệ nạn ma túy cho cơ quan Công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền
- Tổ chức và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh.
- Phòng ngừa, ngăn chặn mọi công dân tham gia tệ nạn ma túy.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng
Bài 1: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều