Giải GDQP 10 Bài 1 (Cánh diều): Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóc học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóc học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 10 Bài 1.

1 6,065 23/09/2023
Tải về


Giải bài tập GDQP 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóc học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Khởi động trang 70 GDQP 10: Hợp tác xử lí ô nhiễm dioxin ở Việt Nam là một trong những nổ lực chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, em hãy cho biết:

- Chất dioxin thuộc loại vũ khí nào? Tên gọi khác là gì?

- Ngoài việc huỷ hoại môi trường, chất dioxin còn gây ra nhiều hậu quả gì sau chiến tranh ở Việt Nam?

Trả lời:

- Chất dioxin thuộc loại Vũ khí hoá Học, có tên gọi khác là Chất độc da Cam.

- Ngoài việc huỷ hoại môi trường, chất dioxin còn làm hại tới con người, động vật, thực vật khi bị chất độc thâm nhập.

I. Phòng chống bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao

Khám phá trang 70 GDQP 10: Theo em, bom, mìn, đạn, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao có tác hại như thế nào?

Trả lời:

- Tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao:

+ Gây sát thương cho con người và động – thực vật

+ Tổn thất về vật chất (hao tốn tiền của; hủy hoại các công trình cơ sở hạ tầng – giao thông vận tải…)

+ Tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.

Khám phá trang 72 GDQP 10: Theo em, học sinh cần làm gì để phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao?

Trả lời:

- Để phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, học sinh cần:

+ Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục do nhà trường, khu dân cư tổ chức về tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, nâng cao ý thức và chủ động phòng tránh nguy cơ tiềm ẩn do chúng gây ra.

+ Tích cực, chủ động tìm hiểu thực trạng và hậu quả do bom, mìn, đạn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam gây ra

+ Không tự ý đào bởi bom, mìn, đạn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.

+ Hạn chế đến những nơi nghi bị nhiễm chất độc hại trong chiến tranh, thận trọng khi sử dụng lương thực, thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt ở những nơi này,...

Luyện tập 1 trang 72 GDQP 10: Em cần làm gì khi thấy biển cảnh báo khu vực nguy hiểm có bom, đạn?

Trả lời:

Khi thấy biển cảnh báo khu vực nguy hiểm có bom, đạn bản thân em cần:

+ Bình tĩnh, không lại gần khu vực cảnh báo

+ Không nên va chạm vào bất cứ vật gì tại khu vực có biển cảnh báo (vì rất có thể những vật đó là một phần của bom/ mìn có chứ chất gây nổ)

+ Nếu đã lỡ đi vào khu vực đó, cần bình tĩnh, đi vào đường nào đi ra bằng đường đó (phải chú ý đảm bảo chính xác, cẩn trọng).

+ Cảnh báo cho nhiều người biết để tránh nguy hiểm.

Luyện tập 2 trang 72 GDQP 10: Tình cờ, bạn Bình đi đánh cá phát hiện 1 quả bom nằm ở gần bờ sông. Nếu em là Bình, em sẽ xử lí như thế nào?

Trả lời:

Trong trường hợp trên, nếu em là Bình em sẽ: tránh xa khu vực phát hiện quả bom; báo ngay với cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lí; đồng thời cảnh báo người dân không đến gần khu vực đó.

II. Phòng chống thiên tai

Khám phá trang 72 GDQP 10: Em hãy nêu những thiên tai thường xảy ra hàng năm ở Việt Nam. Những thiên tai đó gây tác hại như thế nào?

Trả lời:

- Những thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam: bão, lũ lụt; hạn hán; sạt lở đất…

- Tác hại của thiên tai:

+ Gây nguy hiểm đến tính mạng của con người

+ Thiệt hại về vật chất (ví dụ: phá hoại tài sản, hoa màu, vật nuôi; gây cản trở giao thông; tàn phá các công trình hạ tầng – giao thông vận tải...)

+ Tàn phá, làm suy thoái, ô nhiễm môi trường sống

+ Gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, gây mất ổn định xã hội. Ví dụ: cản trở sự phát triển của ngành du lịch; gây tốn kém cho ngân sách nhà nước trong việc phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai…

Khám phá trang 73 GDQP 10: Khi nhận được thông tin dự báo bão, lũ xảy ra ở địa phương em, em sẽ làm gì để tham gia phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả của chúng?

Trả lời:

- Trước khi mưa bão xảy ra:

+ Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão.

+ Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định ví trí an toàn để trú ẩn.

+ Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày.

+ Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn khi bão về như: Chèn chống các cửa của nhà; loại bỏ những cây, cành bị chết, bị bệnh; xác định các vật dụng trong sân nên mang vào trong nhà; vệ sinh máng nước mưa, gầm cầu thang ngoài, giếng cửa sổ, đường thoát nước, đường ống thoát nước.

+ Chuẩn bị một bộ đồ dùng cho gia đình (đèn pin, đài radio, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm không dễ hư hỏng).

- Trong khi xảy ra mưa bão

+ Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật…

+ Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.

+ Ở trong nhà, nơi chú ẩn không đi ra ngoài, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào.

+ Chuẩn bị sẵn đèn pin đề phòng mất điện, không sử dụng nến để thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas, vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

- Sau khi xảy ra mưa bão:

+ Tiếp tục theo dõi tin tức và cập nhật tình hình thời tiết.

+ Chú ý đến các yếu tố nguy hiểm như đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện, vì thông thường khi bão tan khả năng lũ lụt vẫn còn xảy ra.

+ Không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước, tuân thủ theo các biển cảnh báo khi lái xe, không đi vào đường bị ngập nước hoặc có chướng ngại vật (ngay cả với phương tiện lớn), vì phương tiện có thể bị nước cuốn trôi hoặc nguy hiểm.

Luyện tập trang 73 GDQP 10: Ở địa phương nơi em sinh sống, học tập thường xảy ra những thiên tai nào? Em đã làm gì để góp phần phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả của những thiên tai đó?

Trả lời:

- Ở địa phương nơi em, thường xảy ra bão, lũ hàng năm.

- Vào những mùa bão, lũ tới. Em và đội tình nguyện của địa phương tham gia tuyên truyền, thông báo đến cá hộ dân; giúp đỡ các hộ dân dọn dẹp vật dụng gia đình, giúp cơ quan địa phương đắp đê, điều,…

* Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

III. Phòng chống dịch bệnh

Khám phá trang 74 GDQP 10: Em hãy kể tên và nêu tác hại của một số dịch bệnh?

Trả lời:

- Thông thường cúm A/H5N1 có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của con người, như: Bội nhiễm đường hô hấp; Suy đa tạng; Hội chứng đông máu, viêm màng tim, viêm cơ tim, phù não, viêm màng não…

- Các bệnh: xuất huyết, Sốt rét, Covid-19 có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của con người.

- Dịch tả lợn châu Phi: Gây thiệt hại lớn cho các hội chăn nuôi lợn; Gây tổn hại đến sức khỏe con người khi con người ăn phải thịt lợn bị bệnh.

Luyện tập 1 trang 74 GDQP 10: Dịch bệnh có tác hại gì khác so với các bệnh thông thường? Vì sao?

Trả lời:

Dịch bệnh khác với các bệnh thông thường ở phạm vi, quy mô rộng hơn. Tốc độ lây lan nhanh hơn và lây cho nhiều người hơn.

Luyện tập 2 trang 74 GDQP 10: Em cần làm gì để góp phần phòng, chống dịch bệnh tại gia đình, nhà trường và cộng đồng?

Trả lời:

Phòng chống bệnh dịch tại nhà, chúng ta cần:

- Giữ gìn vệ sinh

- Sát khuẩn mỗi khi ra ngoài về

- Ăn chín uống sôi

- Ăn những thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc.

- Dọn dẹp vệ sinh theo định kỳ (2 lần/1 tuần; 1 lần/ 1 tuần)

 

IV. Phòng chống cháy nổ

Khám phá trang 75 GDQP 10: Em hãy quan sát hình 1.10 và nêu 1 số tác hại do vụ cháy gây ra?

Giải GDQP 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóc học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh diều  (ảnh 1)

Trả lời:

- Cháy nổ gây ra:

+ Thiệt hại về tài sản

+ Thiệt hại về con người

+ Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái.

Khám phá trang 75 GDQP 10: Em hãy nêu các cách chữa cháy có trong hình 1.11 và kể thêm một số cách khác

Giải GDQP 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóc học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh diều  (ảnh 1)

Trả lời:

- Các cách chữa cháy có trong hình:

+ Dùng khăn/ chăn ướt để dập lửa.

+ Dùng nước để dập lửa

+ Dùng bình chữa cháy

- Ngoài ra còn dùng: Cát, bột chữa cháy… để dập lửa.

Luyện tập trang 76 GDQP 10: Em hãy nêu những việc cần làm và không nên làm đề phòng chống cháy, nổ.

Trả lời:

- Những việc cần làm:

+ Lắp đặt thiết bị ngắt điện

+ Kiểm tra thiết bị điện trước khi rời khỏi

+ Trang bị sẵn thiết bị chữa cháy trong nhà

- Những việc không nên làm:

+ Không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy nơi đun, nấu…

+ Không dự trữ xăng, dầu, khí dễ cháy nổ và các chât lỏng dễ cháy ở trong nhà ở

+ Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm

Vận dụng 1 trang 76 GDQP 10: Em hãy xây dựng và trình bày trước lớp kế hoạch tuyên truyền cho học sinh một trường THCS (ở gần trường em đang học) về việc phòng, tránh bom, đạn và các loại vũ khí khác còn lại sau chiến tranh.

Trả lời:

- Kế hoạch tuyên truyền cho học sinh về việc phòng, tránh bom, đạn và các loại vũ khí khác còn sót lại sau chiến tranh dựa trên một số gợi ý sau:

+ Tập trung tuyên truyền giáo dục, phổ biến sâu, rộng việc phòng chống bom, đạn và vũ khí còn sót lại sau chiến tranh

+ Đưa ra một số quy định của pháp luật về thực hiện phòng, chống bom, đạn và vũ khí còn sót lại sau chiến tranh.  

+ Triển khai các nội dung học tập chính khoá; tổ chức thường xuyên và hiệu quả các hoạt động ngoại khoá về việc thực hiện phòng, chống bom, đạn và vũ khí còn sót lại sau chiến tranh .

+ Xây dựng pano, tờ gấp… để tuyên truyền tới tất cả học sinh trong nhà trường; cung cấp tài liệu hỗ trợ dạy – học về cách phòng chống cho giáo viên, học sinh.

+ Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục phòng chống bom, đạn và vũ khí còn sót lại sau chiến tranh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Vận dụng 2 trang 76 GDQP 10: Em hãy xây dựng và trình bày trước lớp báo cáo về chủ đề: “Phòng ngừa thiên tai, dịch, bệnh, cháy nổ - những việc làm ở cộng đồng nơi em ở”

Trả lời:

(*) Tham khảo: Hoạt động phòng chống dịch covid-19 ở xã Z

- Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, xã Z đã triển khai nhiều biện pháp tích cực, như:

+ Lập trạm y tế lưu động để kịp thời tư vấn, hỗ trợ người dân

+ Lập các chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh

+ Vận động người dân địa phương: tiêm Vac-xin phòng Covid-19; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K; tăng cường rèn luyện thể lực để nâng cao sức đề kháng; hạn chế tập trung đông người và tổ chức đám tang, việc hiếu, hỉ theo hình thức đơn giản.

+ Cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép hoạt động nhưng phải thực hiện các biện pháp an toàn phòng dịch, như: thực hiện giãn cách tối thiểu 2m giữa các bàn ăn; tối đa phục vụ không quá 50% công suất và không phục vụ quá 50 khách trong cùng một thời điểm

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 2: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Bài 3: Ma túy và tác hại của ma túy

Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông

1 6,065 23/09/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: