Giải GDQP 10 Bài 2 (Cánh diều): Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Bài 2: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 10 Bài 2.

1 2,108 23/09/2023
Tải về


Giải bài tập GDQP 10 Bài 2: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Khởi động trang 77 GDQP 10: Hôm nay là ngày Chủ nhật, Minh và một số bạn đến trường để hoàn thành tờ báo tường của lớp chào mừng Ngày hội Quốc phòng toàn dân ( 22/12 ). Cả ngày say sưa với công việc quên cả ăn nên Minh bị mệt, mặt tối sầm, khuỵu xuống rồi ngất đi. Theo em, cần phả sơ cứu cho bạn Minh như thế nào?

Trả lời:

- Khi gặp nạn nhân bị ngất, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sơ cứu như:

+ Đưa nạn nhân vào chỗ thoáng, mát; nới lỏng quần áo để máu dễ lưu thông.

+ Kích thích vào các đầu ngón tay, ngón chân và giật tóc mai

+ Hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực đến khi nạn nhân tự thở được thì chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

+ Đồng thời liên hệ ngay với đội ngũ y tế để kịp thời cấp cứu nạn nhân.

I. Sơ cứu một số tai nạn thông thường

Khám phá trang 77 GDQP 10: Em hãy nêu tên và cách sơ cứu một số tai nạn thông thường ở hình 2.1

Trả lời:

- Cách sơ cứu nạn nhân bị đuối nước (hình a)

+ Tìm kiếm sự trợ giúp nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước 

+ Đặt nạn nhân nằm nghiêng ở chỗ khô ráo, móc đờm, dãi… ở miệng nạn nhân.

+ Hà hơi, thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực đến khi nạn nhân tự thở được và chuyền ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

- Cách sơ cứu nạn nhân bị ngất (hình b)

+ Đưa nạn nhân vào chỗ thoáng, mát; cởi cúc áo, quần,... để máu dễ lưu thông.

+ Kích thích vào các đầu ngón tay, ngón chân và giật tóc mai

+ Hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực đến khi nạn nhân tự thở được thì chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

- Cách sơ cứu nạn nhân bị sai khớp (hình c)

+ Để nạn nhân nằm bất động, giữ nguyên tư thế

+ Chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện.

- Cách sơ cứu nạn nhân bị say nắng (hình d)

+ Cho nạn nhân vào nơi thoáng mát

+ Cởi và nới lỏng quần áo, tháo tất… cho nạn nhân dễ thở

+ Cho nạn nhân uống nhiều nước mát và chườm nước mát vào trán, gáy, nách, bẹn

+ Chyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

- Cách sơ cứu nạn nhân bị rắn cắn (hình e)

+ Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp

+ Có thể rửa vết cắn bằng nước sạch với xà phòng rồi sát trùng

+ Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

- Cách sơ cứu nạn nhân bị bong gân (hình g)

+ Chườm đá lạnh vào khu vực sưng đau 20 – 30 phút

+ Băng ép và cố định tạm thời nơi bị tổn thương

+ Nếu bong gân nặng thì chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Luyện tập trang 78 GDQP 10: An rủ Toàn tắm ở hồ cạnh nhà hai bạn. Toàn nói: “Vừa đá bóng xong xuống nước dễ bị chuột rút lắm”. An không nghe, cứ tắm. Toàn ngồi chờ, một lúc lâu không thấy An vội nhảy xuống hồ, lặn mấy hơi thì túm được tóc An lôi vào bờ. Toàn vác An dốc ngược lên vai chạy mấy vòng rồi lại đặt An nằm nghiêng, dùng tay móc đờm, dãi, sau đó ha hơi, thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực. May sao, An đã thở được. Toàn mừng quá gọi bố mẹ An đến.

Em hãy nhận xét, góp ý về những việc làm của An và Toàn trong câu chuyện trên.

Trả lời:

- Trong câu chuyện trên,

+ Bạn An: chủ quan, không nghe theo ý kiến của Toàn và kết quả đã bị chuột rút khi xuống nước.

+ Bạn Toàn: đưa ra lời khuyên, và đã kịp thời cứu được An.

- Bài học rút ra: sau khi hoạt động mạnh không được xuống nước bơi ngay lập tức vì sẽ dẫn đến bị chuột rút, rất nguy hiểm. Chúng ta phải khởi động các khớp trước khi xuống nước.

II. Cầm máu tạm thời

Khám phá trang 79 GDQP 10: Phương không may bị ngã, vết thương ở lòng bàn tay rớm máu. Bạn Hoa nêu ý kiến lấy khăn tay băng vết thương và buộc thật chặt cánh tay bằng dây cao su. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Hoa không? Vì sao?

Trả lời:

- Em không đồng ý với ý kiến của bạn Hoa. Vì trường hợp này, vết thương của bạn Phương không quá nghiêm trọng, vết thương này chỉ cần đi rửa sạch, sau đó bôi sát trùng và cuốn 1 lớp băng ở ngoài để không bị ảnh hưởng dẫn tới nhiễm trùng.

III. Băng vết thương

Khám phá trang 80 GDQP 10: Theo em, băng vết thương để làm gì?

Trả lời:

- Băng vết thương, nhằm cầm máu, giảm đau, đồng thời che kín, ngăn cản và hạn chế vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vết thương, góp phần làm vết thương mau lành.

IV. Cố định tạm thời xương gãy

Khám phá trang 82 GDQP 10: Theo em, việc cố định tạm thời xương gãy có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

- Cố định tạm thời xương gãy làm giảm đau, ngăn ngừa các tổn thương thứ phát phần mềm, mạch máu, thần kinh, dây chằng,… Tạo điều kiện điều trị tiếp theo tốt hơn, góp phần giảm tỉ lệ tử vong và tàn phế cho nạn nhân.

V. Hô hấp nhân tạo

Khám phá trang 83 GDQP 10: Theo em, hô hấp nhân tạo có tác dụng gì? Thường được thực hiện theo những cách nào?

Trả lời:

- Hô hấp nhân tạo là làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không khí ở phổi ra ngoài để thay thế cho hô hấp tự nhiên khi nạn nhân bị ngất.

- Hô hấp nhân tạo thường được thực hiện theo những cách sau:

+ Hà hơi, thổi ngạt

+ Ép tim ngoài lồng ngực

VI. Chuyển thương

Khám phá trang 84 GDQP 10: Theo em vì sao cần vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế bảo đảm an toàn và sớm nhất?

Trả lời:

- Cần phải chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế bảo đảm an toàn và sớm nhất để các nhân viên y tế kịp thời cứu chữa nạn nhân đồng thời hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra với nạn nhân

Vận dụng 1 trang 85 GDQP 10: Em hãy trình bày trước lớp bảng quy tắc đơn giản sơ cứu 1 số tai nạn thông thường áp dụng cho các thành viên gia đình em?

Trả lời:

Bảng quy tắc sơ cứu một số tai nạn thông thường

Tai nạn

Cách sơ cứu

Bong gân

- Chườm đá lạnh vào ku vực sưng đau 20 – 30 phút

- Băng ép và cố định tạm thời nơi bị tổn thương

- Nếu bong gân nặng thì chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Bỏng

- Loại trừ nguyên nhân gây bỏng cho nạn nhân

- Ngâm vết bỏng vào nước lạnh để giảm đau

- Băng ép vùng bị tổn thương

- Nếu bỏng nặng thì chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Đuối nước

- Tìm kiếm sự trợ giúp của người khác, đồng thời đưa nạn nhân ra khỏi nước một cách an toàn

- Đặt nạn nhân nằm nghiêng ở chỗ khô, ráo, móc đờm, dãi,… Ở miệng nạn nhân

- Hà hơi, thổi ngạt và ép tim ngoiaf lồng ngực đến khi nạn nhân tự thở được thì chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở ý tế gần nhất

Điện giật

- Nhanh chóng cách li nạn nhân khỏi nguồn điện

- Nạn nhân không còn thở thì hô hấp nhân tạo

- Khi nạn nhân thở được thì chuyển đến bệnh viện

Ngất

- Đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát; nới quần áo để máu dễ lưu thông

- Kích thích vào các đầu ngón tay, ngón chân và giật tóc mai

- Hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực đến khi nạn nhân tự thở được thì chuyển ngay nạ nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Rắn cắn

- Băng ép khi bị cắn bởi rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số loài rắn hổ mang thường; không băng ép khi bị rắn lục cắn

- Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp

- Có thể rửa vết cắn bằng nước sạch với xà phòng rồi sát trùng

- Trấn an nạn nhân, không để nạn nhân tự đi lại

- Sau khi sơ cứu chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Say nắng, say nóng

- Chuyển nạn nhân đến nơi thoáng mát

- Cởi bớt trang phục, nới lỏng quần áo, tháo tất

- Cho nạn nhân uống nức mát và trườm nước mát vào trán, gáy, nách, bẹn…

- Trường hợp nặng, sau khi sơ cứu chuyển ngay đến cư sở y tế gần nhất

Vận dụng 2 trang 85 GDQP 10: Em hãy xây dựng và trình bày trước lớp sơ đồ hướng dẫn 1 số cách sơ cứu tai nạn thông thường áp dụng cho học sinh ở trường em đang học?

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Các bước sơ cứu nạn nhân bị điện giật

+ Bước 1: tách nạn nhân khỏi nguồn điện

+ Bước 2: nhận định tình trạng nạn nhân

+ Bước 3: sơ cứu cho nạn nhân

+ Bước 4: Đưa nạn nhân đến sơ sở y tế gần nhất

- Những lưu ý trong quá trình sơ cứu:

+ Không chạm vào nạn nhân khi chưa tách nạn nhân khỏi nguồn điện

+ Đối với vết bỏng do điện gây ra, không tạt nước, chườm đá hay bôi bất cứ loại thuốc gì lên vết thương của nạn nhân

+ Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

 (*) Trình bày dưới dạng sơ đồ

Giải GDQP 10 Bài 2: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương - Cánh diều  (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Bài 3: Ma túy và tác hại của ma túy

Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông

Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

1 2,108 23/09/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: