Tại sao nội dung của đường lối đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 2013

Trả lời Câu hỏi trang 95 KTPL 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10.

1 451 22/11/2022


Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

Câu hỏi trang 95 KTPL 10: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời các câu hỏi dưới đây.

Pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị - Cánh diều (ảnh 1)

Thông tin. Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ tốt đẹp với tất cả nước lớn, các Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia (trong đó có 3 đổi tác chiến lược toàn điện), 13 đối tác toàn diện, tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực.

(Theo dangcongsan.vn, ngày 30/9/2021)

Câu hỏi:

a) Theo em, các hình ảnh và thông tin trên đã thể hiện nội dung nào về đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

b) Tại sao nội dung của đường lối đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

Trả lời:

Yêu cầu a) Nội dung về đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghia Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

- Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi;

- Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Yêu cầu b) Nội dung của đường lối đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 2013 vì bản chất của chế độ chính trị trong mỗi nước không chỉ được phản ánh trong các chính sách đối nội mà còn thể hiện rõ nét trong chính sách đối ngoại, trong việc thiết lập và giải quyết các quan hệ với các nước khác. Hơn nữa, những vấn đề này được xem là những vấn đề quan trọng của một đất nước thể hiện mối quan hệ với các nước khác, quy định những vấn đề này trong Hiến pháp sẽ góp phần khẳng định bản chất chính trị của một quốc gia và làm tiền đề định hướng cho quan hệ ngoại giao của quốc gia với các nước khác, tránh những hành vi lệch lạc đi ngược lại lợi ích quốc gia.

1 451 22/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: