Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19 (Cánh diều ): Pháp luật trong đời sống xã hội
Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19. Pháp luật trong đời sống xã hội sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 19.
Giải KTPL 10 Bài 19. Pháp luật trong đời sống xã hội
Video giải KTPL 10 Bài 19. Pháp luật trong đời sống xã hội
Một số hành vi vi phạm pháp luật
1. Xâm hại tính mạng của người khác
2. Đánh bài vui, cá cược ăn tiền.
3. Sử dụng pháo nổ, pháo hoa trái phép.
4. Lái xe quá tốc độ do rượu, bia.
5. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy.
6. Buôn bán và tàng trữ chất cấm
1. Khái niệm pháp luật
Câu hỏi trang 119 KTPL 10: Em hãy đọc các điều luật dưới đây và trả lời câu hỏi
Điều 584. Căn cử phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (trích)
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Điều 59. Bảo vệ môi trường nơi công cộng (trích)
b) Các quy định của pháp luật do cơ quan nào ban hành và đảm bảo thực hiện?
c) Pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người hay chỉ dành cho người vi phạm? Vì sao?
Yêu cầu a) Theo em, các điều khoản trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường là những quy định dành cho tất cả mọi người bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Yêu cầu b) Các quy định của pháp luật do Quốc hội - cơ quan lập pháp ban hành và đảm bảo thực hiện.
Yêu cầu c) Pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người vì các quy định của pháp luật được dự liệu không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội (là cơ quan đại diện cho toàn xã hội), nên pháp luật là bắt buộc đối với tất cả mọi người, mọi người đều phải thực hiện tuân theo pháp luật.
2. Đặc điểm của pháp luật
Câu hỏi trang 120 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
b) Em hãy chỉ ra điểm khác biệt của pháp luật với Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Yêu cầu a) Các quy định trong Luật Giao thông đường bộ, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Bộ luật Dân sự dành cho tất cả mọi người đối với mọi cá nhân, tổ chức, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cũng phải xử sự theo.
Yêu cầu b) Điểm khác biệt của pháp luật với Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Đối tượng áp dụng:
+ Pháp luật: Tất cả mọi người (cơ quan, tổ chức, cá nhân)
+ Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Đoàn viên
- Hình thức
+ Pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật.
+ Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
- Tính chất
+ Pháp luật: Có tính quy phạm phổ biến, có tính chất bắt buộc đối vối mọi cá nhân, tổ chức trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia.
+ Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Không có tính quy phạm phổ biến, chỉ có tính chất bắt buộc đối với một đối tượng.
Câu hỏi trang 120 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi
(Khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 - Sửa đổi, bổ sung năm 2017)
a) Vì sao cửa hàng của bà M bị xử phạt vi phạm hành chính?
b) Việc cơ quan quản lí thị trường xử phạt cửa hàng bà M thể hiện điều gì của pháp luật?
Yêu cầu a) Cửa hàng của bà M bị xử phạt hành chính vì cửa hàng của bà M đã nhập bán một số mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Yêu cầu b) Việc cơ quan quản lí thị trường xử phạt cửa hàng bà M thể hiện tính quyền lực của pháp luật. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức. Người vi phạm pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí, áp dụng các biện pháp cần thiết.
Câu hỏi trang 121 KTPL 10: Em hãy đọc hội thoại sau và trả lời câu hỏi
Trong giờ thảo luận, Trang hỏi Linh:
- Trang: Mình nghe nói, pháp luật được quy định rất chặt chẽ, mà không, hiểu chặt chẽ như thế nào?
- Trang: Thế còn tính thống nhất của pháp luật là thế nào nhĩ?
- Tính chặt chẽ về hình thức của pháp luật được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp phạm luật do Nhà nước ban hành. Trong đó:
+ Nội dung của các văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.
+ Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp vối Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
+ Thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
Câu hỏi trang 122 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a) Em hãy cho biết, Luật Doanh nghiệp có vai trò thế nào đối với Nhà nước và doanh nghiệp?
b) Những quy định của Luật Giao thông đường bộ có ý nghĩa như thế nào đối với Nhà nước và xã hội.
Yêu cầu a) Vai trò của Luật Doanh nghiệp đối với Nhà nước và doanh nghiệp
- Thông qua Luật Doanh nghiệp, Nhà nước đã thể chế hóa các đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng thành các quy định pháp lý có tính chất bắt buộc chung đối với các chủ thể của Luật Doanh nghiệp.
- Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để khuyến khích tổ chức, các nhân trong và ngoài nước đầu tư vào kinh doanh nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh, mở rộng các hoạt động kinh doanh, các hình thức tổ chức kinh doanh, các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Thúc đẩy nền kinh tế ổn định và tăng trưởng.
- Là cơ sở pháp lý xác định địa vị pháp lý cho các chủ thể kinh doanh với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của nó.
- Điều chỉnh các hành vi kinh doanh của các chủ thể, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra lành mạnh.
Yêu cầu b) Ý nghĩa của Luật Giao thông đường bộ
- Giúp thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông.
- Giúp Nhà nước phát huy quyền lực của mình trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của các cá nhân trong xã hội.
- Góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Bảo đảm an toàn xã hội.
Câu hỏi trang 122 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, thảo luận tình huống dưới đây
a) Ở thông tin 1, công dân đã thực hiện quyền gì của mình và thực hiện như thế nào?
Yêu cầu a) Ở thông tin 1, công dân đã thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình trong việc bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Trong đó, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Yêu cầu b) Khoản 4 Điều 125 Bộ Luật Lao động: Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Anh X mới chỉ xin nghỉ thêm 3 ngày, có lý do khách quan chính đáng (do tàu bị trục trặc) và đã được Ban Giám đốc thông qua giấy phép nghỉ thêm nên không thể coi là anh X tự ý nghỉ làm ở công ty như lý do mà công ty đưa ra, quyết định sa thải này là không đúng pháp luật.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 123 KTPL 10: Xử lí tình huống
Vai trò nào của pháp luật được thể hiện trong trường hợp trên? Vì sao?
Quyết định xử phạt của cơ quan thuế là thể hiện vai trò nào của pháp luật?
Tình huống a - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ: khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện về độ tuổi “nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” thể hiện tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung của pháp luật. Mọi công dân khi kết hôn với nhau bắt buộc đều phải thực hiện quy định trên.
Tình huống b
- Vai trò của pháp luật trong trường hợp trên: là phương tiện để Nhà nước quản lí nền kinh tế.
- Vì Nhà nước quản lí kinh tế đất nước thông qua việc ban hành pháp luật, quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức các nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: ông Tuấn hoàn toàn có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm và tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. Được Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Tình huống c
- Quyết định xử phạt của cơ quan thuế đối với Công ty M thể hiện vai trò của pháp luật như sau: Pháp luật là phương tiện để công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Thông qua các luật về thuế, trong đó quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại và xử lí hành vi vi phạm pháp luật đối với các đối tượng điều chỉnh của Luật thuế.
Luyện tập 2 trang 123 KTPL 10: Có ý kiến cho rằng, để quản lí kinh tế, quản lí các lĩnh vực xã hội thì không nhất thiết phải có pháp luật, chỉ cần có chính sách của Nhà nước và tuyên truyền trong nhân dân là được.
Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?
- Em không đồng ý với ý kiến trên vì nếu không có pháp luật thì xã hội sẽ không có trật tự, ổn định sẽ không thể tồn tại và phát triển được. Nhờ có pháp luật, Nhà nước mới có thể phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau. Hơn nữa nếu không có pháp luật thì công dân sẽ không thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, những quyền và lợi ích đó sẽ bị người khác dễ ràng xâm hại.
Luyện tập 3 trang 123 KTPL 10: Em hãy cho biết, pháp luật có vai trò như thế nào đối với em và các bạn trong lớp, trong trường? Cho ví dụ?
- Vai trò của pháp luật đối với em và các bạn trong lớp, trong trường:
+ Pháp luật là công cụ để mọi người thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Pháp luật hình thành tính tự nguyện, tự giác, năng lực làm chủ bản thân; coi sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật là sự thôi thúc nội tâm.
- Ví dụ:
+ Ví dụ 1. A là học sinh lớp 10. Một hôm do dậy muộn, An tự ý lấy xe máy của bố đi học, do vội nên A không đội mũ bảo hiểm, tiếp đến A điều khiển xe máy với tốc độ rất nhanh là 70km/h và cố tình đi ngược đường một chiều để đến lớp cho kịp giờ. Hành vi của A đã bị các chú cảnh sát giao thông nhìn thấy và kịp thời ngăn chặn, theo đó A đã vi phạm rất nhiều lỗi về Luật Giao thông đường bộ, A bị các chú nhắc nhở về hành vi của mình và bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
+ Ví dụ 2. Được học trên lớp về Luật giao thông đường bộ về quy định người điều khiển, ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Vì thế mà mỗi lần đi ra khỏi nhà cùng với người lớn, M luôn tự giác thực hiện đội mũ bảo hiểm đúng quy định và nhắc nhở người thân đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Vận dụng
Vận dụng trang 123 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập dự án tuyên truyền về vai trò của pháp luật đối với công dân về quyền bình đẳng giới, thân thể, sức khỏe của công dân theo gợi ý sau: mục đích, đối tượng tuyên truyền, nội dung tuyên truyền, hình thức tuyên truyền, thời gian, địa điểm thực hiện, trình bày kế hoạch trước lớp.
Gợi ý kế hoạch dự án tuyên truyền về vai trò của pháp luật đối với công dân về quyền bình đẳng giới, thân thể, sức khỏe của công dân.
- Mục đích: Cung cấp kiến thức về vai trò của pháp luật đối với công dân về quyền bình đẳng giới, thân thể, sức khỏe của công dân. Nâng cao sự hiểu biết của học sinh về quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện quyền bình đẳng giới, thân thể, sức khỏe của công dân.
- Đối tượng tuyên truyền: Toàn bộ công dân
- Nội dung tuyên truyền:
+ Nội dung quyền bình đẳng giới, thân thể, sức khỏe của công dân
+ Vai trò của pháp luật đối với công dân về quyền bình đẳng giới, thân thể, sức khỏe của công dân
+ Các quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền bình đẳng giới, thân thể, sức khỏe của công dân.
- Hình thức tuyên truyền: Thuyết trình, vấn đáp.
- Thời gian: Chủ nhật ngày 24/04/2022
- Địa điểm thực hiện: Hội trường nhà văn hóa của phường.
- Trình bày kế hoạch trước lớp.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam
Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều