Kinh tế Pháp luật 10 Bài 7 ( Cánh diều ): Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 7.
Giải KTPL 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Video giải KTPL 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
- Các chủ thể trong nền kinh tế bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp…
- Ví dụ:
+ Ví dụ mô hình kinh doanh của cá nhân: anh Tuấn buôn bán mặt hàng thời trang nam.
+ Ví dụ mô hình kinh doanh của hộ gia đình: chị Trang cùng với mẹ làm đồ thủ công mĩ nghệ mây tre đan.
+ Ví dụ mô hình kinh doanh của hợp tác xã: hợp tác xã Lạc Tánh (huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) trồng nấm linh chi, nấm rơm và sản xuất phân hữu cơ
+ Ví dụ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp: Công ty X chuyên sản xuất các loại trái cây khô để xuất khẩu.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
1. Sản xuất kinh doanh và vai trò của sản xuất kinh doanh
Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi
b) Theo em, mục đích của việc sản xuất kinh doanh là gì?
Yêu cầu a)
- Mô tả quá trình sản xuất kinh doanh: Trang trại nuôi bò => vắt sữa => cho sữa vào bồn chứa => đưa sữa tới nhà máy để kiểm tra chất lượng sữa => tách khuẩn, thanh trùng sữa => rót sữa và đóng hộp => bảo quản và vận chuyển sữa tới các cửa hàng, siêu thị…
- Các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất là: lao động, vốn, kĩ thuật…
Yêu cầu b) Mục đích của việc sản xuất kinh doanh:
+ Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
+ Tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh
+ Góp phần quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
(Theo Báo Dân sinh, ngày 14/10/2020)
a) Theo em sản xuất kinh doanh có vai trò gì đối với người tiêu dùng?
b) Em hãy cho biết việc sản xuất kinh doanh chè mang lại lợi ích gì cho các chủ thể của nền kinh tế?
Yêu cầu a) Sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng ứng nhu cầu tiêu dùng của con người
Yêu cầu b) Lợi ích của việc sản xuất kinh doanh chè đối với các chủ thể của nền kinh tế:
+ Tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh
+ Góp phần quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.
+ Đất nước có nguồn thu từ xuất khẩu chè
+ Người tiêu dùng được thỏa mãn nhu cầu sử dụng chè.
2. Các mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của mỗi mô hình
a. Mô hình kinh tế hộ gia đình
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Điều 79, Nghị định số 01/2021/NĐ CP về đăng kí doanh nghiệp
(Theo baovinhphuc.com.vn, ngày 06/8/2020)
a) Em hãy căn cứ vào các thông tin để xác định chủ thể của mô hình kinh tế hộ gia đình.
Yêu cầu a) Chủ thể của mô hình kinh tế hộ gia đình là cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình
Yêu cầu b) Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mô hình kinh tế hộ gia đình ở thông tin 2 và trường hợp trên là:
+ Trồng trọt và chăn nuôi bò, lợn.
+ Làm nón lá
Yêu cầu c) Em đồng ý với nhận định trên, vì: mô hình kinh tế hộ gia đình là hình thức sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung cùng đóng góp công sức để sản xuất kinh doanh nên quy mô sản xuất thường nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống.
b. Mô hình kinh tế hợp tác xã
Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi
(Theo Điều 3, Luật Hợp tác xã, Luật số 23/2012/QH13)
- Chủ thể của mô hình kinh tế hợp tác xã là tập thể, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập
- Mô hình hợp tác xã được thành lập trên tinh thần tự nguyện hợp tác và sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ giữa các thành viên.
- Mục đích thành lập hợp tác xã là: hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm để đáp ứng nhu cầu chung của thành viên.
Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi
(Theo dantocmiennui.vn, ngày 07/12/2019)
- Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh được nhắc đến ở thông tin 2 là:
+ Trồng nấm linh chi, nấm rơm;
+ Sản xuất phân hữu cơ;
+ Trồng dưa lưới, thanh long;
+ Sản xuất rượu vang
- Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của hợp tác xã: chăn nuôi, xây dựng, dịch vụ, thương mại, công nghiệp…
- Gia đình Lan nên tham gia hợp tác xã để được hỗ trợ về: kĩ thuật, cách phòng trừ sâu bệnh và đầu ra của sản phẩm ra sạch
c. Mô hình doanh nghiệp
Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14 (trích)
Điều 46. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Điều 74. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
1. Công ty có phân là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
a) Em hãy căn cứ vào thông tin để xác định đặc điểm về pháp lý của doanh nghiệp.
c) Em hãy phân biệt các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến ở thông tin trên.
Yêu cầu a) Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu b)
- Liệt kê các loại hình doanh nghiệp trong đoạn thông tin
+ Doanh nghiệp nhà nước => Nguồn gốc hình thành vốn: do nhà nước đóng góp vốn theo tỉ lệ 100% hoặc trên 50%.
+ Doanh nghiệp TNHH một thành viên => Nguồn gốc hình thành vốn: do một cá nhân hoặc một tổ chức đóng góp vốn
+ Doanh nghiệp TNHH hai thành viên trở lên => Nguồn gốc hình thành vốn: do nhiều cá nhân (từ 02 đến 50 người) cùng đóng góp vốn
+ Công ty cổ phần => Nguồn gốc hình thành vốn: có thể là do các cá nhân hoặc tổ chức cùng đóng góp vốn.
+ Doanh nghiệp tư nhân => Nguồn gốc hình thành vốn: do một cá nhân đóng góp vốn
- Ngoài các loại hình doanh nghiệp trên còn có: công ty hợp danh
Yêu cầu c) Phân biệt các loại hình doanh nghiệp
- Doanh nghiệp nhà nước:
+ Chủ sở hữu: nhà nước (với trường hợp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ) hoặc nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác (với trường hợp cổ phần hóa).
+ Số lượng thành viên: phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp
+ Nguồn gốc hình thành vốn: do nhà nước góp 100% vốn điều lệ hoặc do nhà nước góp hơn 50% vốn điều lệ
+ Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân
+ Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản: trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp
+ Huy động vốn: Chuyển nhượng vốn
+ Cơ cấu tổ chức: Phụ thuộc vào loại hình công ty
- Công ty TNHH một thành viên:
+ Chủ sở hữu: một tổ chức hoặc một cá nhân
+ Số lượng thành viên: 1
+ Nguồn gốc hình thành vốn: do một cá nhân hoặc một tổ chức góp vốn
+ Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân
+ Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản: Trong phạm vi số vốn cam kết
+ Huy động vốn: Chuyển nhượng vốn hoặc phát hành trái phiếu
+ Cơ cấu tổ chức: Đơn giản
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
+ Chủ sở hữu: tổ chức hoặc cá nhân
+ Số lượng thành viên: 2 - 50 thành viên là tổ chức/ cá nhân
+ Nguồn gốc hình thành vốn: do các cá nhân/ tổ chức góp vốn
+ Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân
+ Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản: Trong phạm vi số vốn cam kết
+ Huy động vốn: Chuyển nhượng vốn hoặc phát hành trái phiếu
+ Cơ cấu tổ chức: khá đơn giản
- Công ty cổ phần
+ Chủ sở hữu: Tổ chức, cá nhân
+ Số lượng thành viên: từ 03 cá nhân hoặc tổ chức
+ Nguồn gốc hình thành vốn: có thể là do các cá nhân hoặc tổ chức cùng đóng góp vốn.
+ Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân
+ Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản: Trong phạm vi số vốn cam kết
+ Huy động vốn: Chuyển nhượng vốn hoặc phát hành cổ phiếu
+ Cơ cấu tổ chức: Phức tạp
- Doanh nghiệp tư nhân
+ Chủ sở hữu: Cá nhân
+ Số lượng thành viên: 1 cá nhân
+ Nguồn gốc hình thành vốn: do 1 cá nhân góp vốn
+ Tư cách pháp nhân: không có tư cách pháp nhân
+ Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản: Toàn bộ tài sản
+ Huy động vốn: Chuyển nhượng vốn
+ Cơ cấu tổ chức: đơn giản
b) Theo em, nếu căn cứ vào quy mô thì có thể phân chia doanh nghiệp thành các loại nào?
Yêu cầu a)
- Các lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ
- Xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp.
+ Tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. Trong đó, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Yêu cầu b) Căn cứ vào quy mô, doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô vừa, doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 48 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
B. Sản xuất kinh doanh chỉ nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho chủ thể sản xuất.
- Nhận định A, không đồng tình. Vì: sản xuất kinh doanh tạo ra thu nhập cho chủ thể kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.
- Nhận định B, không đồng tình. Vì: sản xuất kinh doanh không chỉ tạo ra thu nhập cho chủ thể kinh doanh mà còn giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.
- Nhận định C, đồng tình. Vì: thông qua cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận, đóp góp nhiều cho xã hội và nền kinh tế.
- Nhận định D, không đồng tình. Vì: không nên giảm bớt các nghề truyền thống ở địa phương mà tập trung phát triển song song với các ngành sản xuất kinh doanh hiện đại, thậm chí tập trung phát triển hơn do đã có sẵn lợi thế.
(*) Bài tham khảo: mô hình kinh tế hộ gia đình của chị Nguyễn Thị Minh Hiếu (ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi)
- Xuất thân từ gia đình thuần nông, những năm đầu lập gia đình, cuộc sống gia đình chị Hiếu rất vất vả, khó khăn, điều kiện kinh tế chưa ổn định. Trong quá trình đầu tư để phát triển kinh tế, gia đình chị cũng gặp nhiều vấn đề như: thiếu vốn sản xuất, thiếu kinh nghiệm, thiếu đầu ra tiêu thụ sản phẩm, mẫu mã thiết kế chưa đẹp,… Bản thân chị nhiều lúc thấy nản chí muốn bỏ cuộc, nhưng với bản tính chịu thương chịu khó, chị đã cố gắng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn và nỗ lực để làm giàu chính trên mảnh đất quê hương.
Được sự động viên, giúp đỡ của chị em phụ nữ trong chi hội, chị đã bàn bạc với gia đình và mạnh dạn vay số tiền 50 triệu đồng từ Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trà Bồng, cộng với số vốn dành dụm của gia đình, chị đã đầu tư vào việc thu mua, chế biến các sản phẩm từ cây quế. Qua 5 năm đầu tư phát triển kinh tế, từ một cơ sở nhỏ với cách làm thủ công, đến nay cơ sở sản xuất của chị đã trang bị đầy đủ hệ thống máy móc nhằm cung ứng kịp thời về số lượng cũng như chất lượng cho thị trường trong nước và nước ngoài.
- Hiện tại, mỗi ngày, cơ sở sản xuất của chị đã cho ra rất nhiều sản phẩm và đã tạo công ăn việc làm cho trên 50 lao động nữ tại địa phương, thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng (trong đó, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số). Mỗi ngày, cơ sở sản xuất của chị thu mua từ 10 - 20 tấn quế, để sản xuất các sản phẩm (bình ly quế, tinh dầu, bột quế, nhang…), các sản phẩm từ quế của chị hiện tại đã có mặt trên thị trường trong và ngoài nước. Bình quân, cơ sở sản xuất đã thu về lợi nhuận cho gia đình chị Hiếu khoảng 200 triệu đồng/năm.
- Nhờ phát huy tốt tiềm năng lợi thế về nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương và sự quyết tâm chịu khó tìm tòi, học hỏi trong phát triển kinh tế, chị Trần Thị Minh Hiếu đã nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng; các sản phẩm của cơ sở sản xuất ngày càng đảm bảo chất lượng, được người tiêu dùng và các cơ sở tiêu thụ tin dùng, khẳng định vị thế trên thị trường. Ngoài ra, các sản phẩm làm từ quế của chị được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt hạng 3 sao và tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 2 năm 2020, đạt giải Khuyến khích.
- Gia đình chị luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia sinh hoạt chi, tổ phụ nữ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một hội viên, rèn luyện tốt phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Chị luôn nhiệt tình, năng nỗ trong công tác tuyên truyền, triển khai nhiệm vụ của Hội cấp trên giao triển khai thực hiện, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, công tác nhân đạo từ thiện. Đồng thời, vận động những hội viên khác cùng nhau xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả. Truyền đạt lại kinh nghiệm sản xuất cho các chị em trong chi, tổ hội để góp sức vào công cuộc giảm nghèo, làm giàu chính đáng và xây dựng tổ chức hội vững mạnh.
- Với những kết quả đó, nhiều năm liền, gia đình chị Hiếu đạt gia đình văn hoá và bản thân chị được hội cấp trên, địa phương biểu dương là nhân tố điển hình về phát triển kinh tế. Đặc biệt, chị đã được Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tặng Bằng khen danh hiệu “Phụ nữ tiêu biểu” năm 2018.
- Những thành quả đạt được hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn nhờ sự động viên, chia sẻ và đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp, chị xứng đáng là tấm gương sáng cho nhiều chị em phụ nữ học tập và làm theo về tinh thần cần cù, sáng tạo, năng động, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, trong phát triển kinh tế, nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Luyện tập 3 trang 48 KTPL 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống: Nhóm của Oanh và Hùng tranh luận về mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
a) Em tán thành hay không tán thành với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
b) Em hãy cùng bạn lấy một ví dụ để làm rõ các mục tiêu của một doanh nghiệp cụ thế mà em biết.
Yêu cầu a) Em tán thành với ý kiến của bạn Hùng vì doanh nghiệp hoạt động nhằm mục đích chủ yếu là thu được lợi nhuận. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn hướng tới các mục tiêu khác về cộng đồng, xã hội và môi trường
Yêu cầu b) Trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19, doanh nghiệp không chỉ hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận mà còn tích cực thực hiện các mục tiêu khác nhằm hướng tới cộng đồng, xã hội. Trong đó, phải kể đến Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Trong năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp, Vinamilk không chỉ cố gắng thực hiện mục tiêu kép "vừa chống dịch, vừa ổn định sản xuất, cung ứng hàng hóa” mà còn dành ưu tiên cho một mục tiêu thứ 3: san sẻ khó khăn, hỗ trợ người tiêu dùng và cộng đồng trong dịch Covid-19.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Luyện tập 4 trang 49 KTPL 10: Em hãy cùng bạn thảo luận về xu hướng của thị trường, lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp trong thời gian tới.
- Hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 phức tạp, xu hướng kinh doanh online, trên các sàn thương mại điện tử… ngày càng được đẩy mạnh
- Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp:
+ Hộ gia đình: sản phẩm truyền thống của địa phương. Ví dụ: sản xuất gốm sứ, sản xuất nón lá sen, sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ…
+ Hợp tác xã: các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP
+ Doanh nghiệp: các phần mềm chuyển đổi số…
Luyện tập 5 trang 49 KTPL 10: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và đưa ra lời khuyên với các bạn trong tình huống đó.
Tình huống a)
- Sự lựa chọn lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Hưng là đúng đắn. Em không đồng tình với suy nghĩ của anh trai bạn Hưng vì các sản phẩm truyền thống vẫn có sức hấp dẫn nếu chúng ta biết đổi mới sản phẩm cho phù hợp với bối cảnh hiện tại.
Tình huống b)
- Lời khuyên của Kiên cho công việc kinh doanh của chị gái là hợp lí, phù hợp với tình hình hiện tại.
- Ưu điểm và nhược điểm của kinh doanh trực tuyến:
+ Ưu điểm: không tốn chi phí thuê mặt bằng kinh doanh; dễ dàng quản lý trên các nền tảng trực tuyến; tiết kiệm thời gian, công đoạn mua bán hàng diễn ra nhanh chóng; sử dụng linh hoạt các phương thức thanh toán; quá trình xử lý đơn hàng nhanh chóng…
+ Nhược điểm: nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu, gây bất lợi cho hệ thống bán hàng online; khó khăn trong vấn đề tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng, khó làm lên thương hiệu do hiện tượng lừa đảo diễn ra ngày càng phổ biến, sản phẩm khách nhận được không đúng với quảng cáo; hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan; hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh
- Đưa ra các giải pháp sau để nâng cao hiệu quả công việc kinh doanh của mình:
+ Xây dựng đối tượng khách hàng tiềm năng. Từ đó, xây dựng chiến lược quảng cáo phù hợp
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm
+ Tối ưu hóa website bán hàng để nâng cao trải nghiệm của khách hàng
+ Mở các chương trình khuyến mãi
+ Sử dụng linh hoạt các phương thức thanh toán và vận chuyển hàng hóa
+ Chú ý dịch vụ chăm sóc khách hàng
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Vận dụng
- Hình thức tổ chức: Tọa đàm trực tiếp
- Thời gian: …….. giờ, ngày ……. / ……./ ………
- Địa điểm: phòng học số …………, trường THPT X
- Thành phần tham dự:
+ Tập thể học sinh lớp 10…, trường THPT X
+ Cố vấn chuyên môn: ông Nguyễn Văn A (GV bộ môn Giáo dục kinh tế và pháp luật)
+ Khách mời: ông Trần Văn Minh – giám đốc Công ty NHHH một thành viên TM
- Mục đích: nhằm nâng cao hiểu biết của mọi người về vai trò của sản xuất kinh doanh đối với sự phát triển của địa phương
- Nội dung:
+ Vai trò của sản xuất kinh doanh đối với sự phát triển của địa phương
+ Các mô hình sản xuất kinh doanh hiện tại địa phương đang có
+ Những lợi ích kinh tế mà sản xuất kinh doanh mang lại hiện tại cho địa phương
+ Đặt câu hỏi giao lưu với khách mời
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
(*) Tham khảo: Mô hình hợp tác xã ở Bình Thuận
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận xuất hiện mô hình kinh tế hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với cách sản xuất kinh doanh mới. Bình Thuận hiện có khoảng 180 hợp tác xã, được hình thành một cách tự nguyện giữa các xã viên với hơn 47 800 thành viên.
Các hợp tác xã vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, bên cạnh việc cùng sản xuất và cùng kinh doanh, tạo ra thu nhập thì hợp tác xã còn góp phân tạo ra việc làm cho thành viên, giảm được tình hình thất nghiệp của xã hội, tạo điều kiện phát triển cho những cá nhân nhỏ lẻ, không đủ khả năng tự kinh doanh độc lập.
Tiêu biểu là hợp tác xã nông nghiệp Lạc Tánh, huyện Tánh Linh trông nấm linh chi, nấm rơm và sản xuất phân hữu cơ; tại hợp tác xã Bình Minh, huyện Bắc Binh trồng dưa lưới trong nhà màng, hợp tác xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc trồng thanh long ứng dụng khoa học - công nghệ, chế biến thành công rượu vang từ quả thanh long,...
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều